Thị trường bán lẻ đóng góp 13-15% GDP của cả nước
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại buổi gặp gỡ với Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức ngày 13/3 tại Hà Nội. Buổi gặp gỡ được tổ chức nhằm đánh giá thị trường bán lẻ sau 5 năm gia nhập WTO cũng như bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để thị trường bán lẻ phát triển nhanh và bền vững. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá, hiện lĩnh vực phân phối bán lẻ đóng góp 13-15% GDP, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường, tạo điều kiện cho thu nhập và việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần hình thành hệ thống thương mại văn minh, hiện đại, vì thế, cần đề cao việc phát triển thương mại nội địa. 5 năm qua, mặc dù thị trường trong nước phát triển với quy mô lớn nhưng vẫn có dấu hiệu thiếu bền vững vì nếu trừ yếu tố tăng giá thì thương mại trong nước chỉ tăng trưởng khoảng 4%.Cũng theo Bộ trưởng...
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại buổi gặp gỡ với Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức ngày 13/3 tại Hà Nội. Buổi gặp gỡ được tổ chức nhằm đánh giá thị trường bán lẻ sau 5 năm gia nhập WTO cũng như bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn để thị trường bán lẻ phát triển nhanh và bền vững.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá, hiện lĩnh vực phân phối bán lẻ đóng góp 13-15% GDP, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường, tạo điều kiện cho thu nhập và việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần hình thành hệ thống thương mại văn minh, hiện đại, vì thế, cần đề cao việc phát triển thương mại nội địa. 5 năm qua, mặc dù thị trường trong nước phát triển với quy mô lớn nhưng vẫn có dấu hiệu thiếu bền vững vì nếu trừ yếu tố tăng giá thì thương mại trong nước chỉ tăng trưởng khoảng 4%.
Cũng theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, để thị trường phát triển bền vững, cần thực hiện một số giải pháp: Nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ từ Chính phủ những chính sách mà không vi phạm cam kết như hỗ trợ đào tạo năng lực quản lý và kỹ năng bán hàng; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, ứng dụng các phương pháp quản lý hiện đại, thông tin thị trường. Về xúc tiến thương mại cần hỗ trợ thông qua các chương trình, các quỹ khuyến nông, khuyến công được phép lồng ghép và chương trình xúc tiến thương mại do các nhà bán lẻ trong nước tổ chức. Về mặt bằng cơ sở hạ tầng, thông qua hình thức thuê, mượn, trả dần tiền thuê… tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) phân phối trong nước tiếp cận các mặt bằng kinh doanh có vị trí thuận lợi, quy mô phù hợp với từng loại hình phân phối. Quy hoạch xây dựng các trung tâm logicstic tập trung, xây dựng phần mềm quản lý miền phí. Tạo điều kiện để DN tiếp cận vốn vay và có cơ chế vay vốn ưu đãi đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại, nhất là vốn để phục vụ công tác bình ổn thị trường, tiêu thụ nông sản cho nông dân… Có chính sách khuyến khích để các DN liên doanh với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam để qua đó học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, cũng cần hoàn thiện chính sách, luật pháp về mở cửa thị trường, dịch vụ phân phối, đặc biệt phải xây dựng một chiến lược tổng thể phát triển triển thị trường. Trước mắt, cần khẩn trương nghiên cứu và cụ thể hóa ENT (kiểm tra nhu cầu kinh tế) để tránh tình trạng thiếu minh bạch, thiếu nhất quán giữa Trung ương và địa phương…
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, sau 5 gia nhập WTO, ngành bán lẻ Việt Nam phát triển với tốc độ khá nhanh, bước đầu tạo được vị thế trên thị trường, góp phần xây dựng nền thương mại tiên tiến, văn minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Đến cuối năm 2011, cả nước có 638 siêu thị tại 59/63 tỉnh, thành phố, tăng 12,52% so với năm 2010 và 117 trung tâm thương mại tại 32/63 tỉnh, thành phố (tăng 23,15% so với năm 2010). Số lượng siêu thị thành lập mới 5 năm sau khi gia nhập WTO (2007- 2011) so với giai đoạn 2002- 2006 tăng hơn 20% (303/251 siêu thị). Số trung tâm thương mại thành lập mới tăng hơn 72% (62/36). Ngoài ra, còn có hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi (theo mô hình hiện đại của các nước tiên tiến) phân bố rộng khắp cả nước. Thị trường nội địa phát triển đã làm thay đổi diện mạo của thương mại bán lẻ, làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự phát triển của kinh tế, xã hội. Ước tính chung, thị phần các loại hình bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 20% tổng mức bán lẻ, gấp đôi thời điểm trước khi gia nhập.
Nhờ chính sách mở cửa thị trường, các tập đoàn lớn trên thế giới như: Metro, Casino (Pháp), trung tâm mua sắm Parkson (Malaysia), Lotte (Hàn Quốc)… đã và đang tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động với mô hình phân phối hiện đại, quản lý tiên tiến. Số lượng cơ sở doanh nghiệp Việt Nam phân phối có vốn đầu tư nước ngoài đã vào trước khi Việt Nam gia nhập WTO có tốc độ tăng trưởng đáng kể, như: Metro Cash & Cary mở thêm 10 trong tổng số 17 trung tâm đang hoạt động, Big C mở thêm 13 trong số 18 đại siêu thị Big C, Parkson mở thêm 7 trung tâm mua sắm.
Theo Dangcongsan.vn

Ý kiến ()