FAO tìm nguyên nhân dịch bệnh tôm ở ĐBSCL Qua đó sẽ tìm ra các biện pháp giám sát, cảnh báo phòng ngừa dịch bệnh trong thời gian tớiTrong 2 ngày (15 – 16/7), đoàn chuyên gia Tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO) kết hợp với Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khảo sát tìm nguyên nhân gây nên dịch bệnh tôm chết hàng loạt ở các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.Các chuyên gia của Tổ chức FAO khảo sát hoạt động của Phòng xét nghiệm bệnh thủy sản thuộc Chi cục Nuôi trồng thủy sản các tỉnh; một số trại sản xuất giống, gặp trực tiếp người nuôi để lấy ý kiến và thu mẫu tôm, nước, đất tại các ao nuôi.Sau chuyến khảo sát và nắm tình hình thực tế tại các địa phương, Tổ chức FAO sẽ phối hợp với Cục Thú y để có sự hỗ trợ các địa phương xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi. Qua đó từng bước tìm ra nguyên nhân dịch bệnh trong thời gian qua cũng như các biện pháp giám sát, cảnh báo phòng ngừa dịch bệnh trong thời gian...... 09:03 | 17/07/2011
Giảm nghèo ở Gia Miễn còn lắm gian nan LSO-Xã Gia Miễn, huyện Văn Lãng có 506 hộ dân với trên 2.300 nhân khẩu, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế đồi rừng. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhà ở, vốn sản xuất, công trình giao thông nông thôn…nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên hành trình giảm nghèo đối với người dân nơi đây còn nhiều gian nan. Trao đổi với ông Nông Trường Sa, Chủ tịch UBND xã Gia Miễn chúng tôi được biết: trước đây theo tiêu chí cũ trên địa bàn xã có trên 30% hộ nghèo, hiện nay, theo chuẩn nghèo mới tỷ lệ hộ nghèo tăng cao với 77,89%, đại đa số người dân còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nên công tác giảm nghèo trên địa bàn chưa thực sự bền vững. Với địa hình chủ yếu là đồi núi nên diện tích đất canh tác không nhiều, toàn xã có 165 ha đất sản xuất, tính bình quân mỗi người chỉ có 1 sào...... 09:03 | 08/07/2011
Làng nghề ở Thái Bình trước thử thách mới Chế tác đồ mỹ nghệ ở làng nghề Đồng Xâm, huyện Kiến Xương (Thái Bình). ( Ảnh: Hà Thái (TTXVN) )Những năm gần đây làng nghề ở Thái Bình phát triển tương đối khá, đã có hàng trăm làng nghề vùng nghề, thu hút hàng trăm nghìn lao động, tăng thu nhập cho hộ nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp. Tuy nhiên do nhiều tác động, nghề và làng nghề ở Thái Bình đang đứng trước nhiều thử thách mới cần sự tháo gỡ để phát triển bền vững.Nghề dệt ở làng Thái Phương, xã Phương La, huyện Hưng Hà được hình thành từ thế kỷ 12 khi Vương triều Trần được thiết lập. Những người thợ dệt làng Mẹo (tên cổ của làng Phương La) chuyên dệt lụa cung cấp cho Vương triều. Trong kháng chiến chống quân Nguyên Mông, từ dệt lụa, dân làng Mẹo chuyển sang dệt vải cung cấp cho quân đội. Những năm đầu thời kỳ đổi mới, người làng Mẹo lại cải tiến khung dệt vải thành dệt khăn ăn, khăn tắm để xuất...... 08:31 | 04/07/2011
Nhân rộng mô hình trồng rừng ở Quảng Trị Làm đất chuẩn bị vào vụ trồng rừng mới ở vùng gò đồi huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Nhận thức rõ vai trò quan trọng của trồng rừng, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã tập trung chỉ đạo và triển khai tốt việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Nhờ đó, hàng nghìn hộ nông dân ở các huyện Triệu Phong, Vĩnh Linh, Cam Lộ, Đa Krông, Hướng Hóa... từ nghèo khó đã vươn lên khá giả. Tuy vậy, để nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn lên 50%, tỉnh cần có các giải pháp đẩy mạnh hơn nữa phát triển rừng trồng.Mô hình trồng rừng hiệu quảGiám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị Nguyễn Văn Bài cho biết, đến nay, toàn tỉnh trồng được hơn 50.000 ha rừng phòng hộ, 85.000 ha rừng sản xuất cùng hàng triệu cây phân tán, nâng độ che phủ của rừng đạt 46,7%, sản lượng gỗ khai thác hằng năm hơn 150 nghìn m3. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự quan tâm đầu tư của các Chương trình 327, 773, dự án 661 và một số chương trình trồng rừng do...... 08:24 | 30/06/2011
Chế tạo thiết bị cơ khí ở LILAMA 45.1 Chế tạo thiết bị cơ khí là thế mạnh của những đơn vị nhận thầu xây lắp các công trình công nghiệp. Nhưng trong cơ chế thị trường hiện nay, những đơn vị chế tạo thiết bị cơ khí trong nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như trang thiết bị còn nghèo nàn chưa đồng bộ, giá cả vật tư, xăng dầu tăng cao, biến động mạnh. Mặt khác, chế tạo thiết bị cơ khí đòi hỏi phải có tiềm năng về khoa học - kỹ thuật thì mới đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh.Hàn chế tạo bồn áp lực tại Công ty cổ phần LILAMA 45.1. Công ty Cổ phần LILAMA 45.1 những năm gần đây đã tự khẳng định mình, vững bước đi lên trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Nhà máy cơ khí của công ty diện tích gần 17 ha, nằm giữa khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 tỉnh Đồng Nai. Tự thân vận động trong những năm qua, nhà máy đã chế tạo hàng chục nghìn tấn thiết bị kết cấu thép cho các công trình trọng điểm như xi-măng, nhiệt điện, thủy điện, hóa...... 10:10 | 01/01/2000
Công tác xóa đói giảm nghèo ở Thiện Thuật LSO-Thiện Thuật là một xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Bình Gia, có 678 hộ gia đình, 3.296 nhân khẩu cùng sinh sống ở 14 thôn bản. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền địa phương, đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn đã có phần được cải thiện, diện mạo của xã đang từng bước được đổi thay.Một góc của trung tâm xã Thiện ThuậtÔng Lương Văn Kiểu, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thiện Thuật có tổng diện tích tự nhiên là 8.066ha, nhưng trong đó đất sản xuất nông nghiệp rất ít: 287,19 ha và chỉ có 177 ha đất trồng lúa, còn lại chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao. Vì vậy, tuy là một xã thuần nông nhưng bình quân mỗi người chưa được 2 sào ruộng nên vấn đề đảm bảo an ninh lương thực luôn là điều mà xã quan tâm. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn xác định lấy nông lâm nghiệp làm chủ đạo trong phát triển kinh tế của địa phương. Để nâng cao...... 14:27 | 20/06/2011
Kinh nghiệm làm đường giao thông ở Mỹ Lộc Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho nhân dân lưu thông hàng hóa nông sản, cây trái, hệ thống đường giao thông của địa phương cần được đầu tư nâng cấp. Triển khai thực hiện nghị quyết của Huyện ủy, Đảng ủy, UBND xã Mỹ Lộc xây dựng kế hoạch phát triển giao thông nông thôn, kết hợp giao thông với thủy lợi theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.Từ tháng 9-2009, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các ấp thực hiện công tác vận động nhân dân hiến đất, đóng góp tiền làm đường giao thông nông thôn. Đồng thời, chỉ đạo bộ phận chuyên môn phối hợp với ngành chức năng khảo sát, lập thiết kế và dự toán công trình. Sau đó, tổ chức họp dân để thảo luận thống nhất về chủ trương thực hiện, mức đóng góp, hình thức đóng góp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Việc mở rộng giao thông không chỉ tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện, mà còn tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa thúc đẩy...... 08:19 | 17/06/2011
Cây lúa, hạt gạo ở huyện nghèo Cát Tiên Nói đến Cát Tiên (Lâm Đồng), trước hết là nhắc đến một vùng sâu, xếp loại nghèo nhất tỉnh, một vùng rốn lũ với bao khó nhọc khi mùa nước thượng nguồn Đồng Nai đổ về. Chạy lũ quen đến mức mà người dân nơi đây năm nào không thấy lũ về thì... nhớ. Gian nan là thế, nhưng Cát Tiên vẫn sống chung với lũ, mưu sinh trong lũ và làm giàu từ lũ. Nhiều năm gần đây cây lúa Cát Tiên đã làm thay đổi cuộc sống nông dân.Lúa, gạo có 'Thương hiệu'Làm gì để cây lúa Cát Tiên 'lên hương', từ lâu đã là đề tài nóng trên các bàn hội nghị của huyện, của tỉnh. Còn nhớ, cách đây bốn năm, khi về Cát Tiên 'đón lũ', đồng chí Huỳnh Văn Đẩu - Bí thư Huyện ủy đã đặt vấn đề một cách tâm huyết: 'Người dân huyện tôi sống giữa vùng lúa, lúa phải vượt mình lớn lên trong nước lũ. Nếu không biết nâng tầm cây lúa, hạt gạo lên thì khó lòng mà làm cho đời sống khá lên. Cây lúa, hạt gạo Cát Tiên phải được xây dựng thương hiệu. Anh hãy...... 08:08 | 16/06/2011
Thu phí ở Hữu Nghị : Nỗ lực vượt khó LSO-Sau hơn 1 tháng thu phí theo Quyết định 06 của UBND tỉnh, tổ thu phí Hữu Nghị thuộc Chi cục thuế Cao Lộc đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Số thu ngày tăng, ổn định và vận hành đồng bộ. Để có kết quả ấy tổ đã tập trung cao độ, khắc phục khó khăn để thu đúng, thu đủ vào ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp làm thủ tục nộp phí xe chở hàng XNK tại Hữu NghịCó mặt ở cửa khẩu Hữu Nghị vào 10 giờ sáng một ngày đầu tháng 6, đây được coi là giờ cao điểm của khách xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp đến làm thủ tục kê khai thuế. Lượng người đông, xe ra vào nhiều như làm cửa khẩu nóng hơn lên dưới nắng hè. Dưới cái nóng ấy căn phòng thu phí của tổ thu phí Hữu Nghị còn nóng hơn bởi hàng chục người, cả chủ, cả khách dồn vào căn phòng chưa đầy 10 m2. Thu, đếm, kiểm, vào sổ, xé biên lai, viết… chạy đi chạy lại khiến các cán bộ thu lúc nào mồ hôi cũng nhễ nhại. Chiếc...... 08:53 | 13/06/2012
Rớt giá thảm hại ở "Vương quốc khoai lang" Do không có thương lái thu mua, hoặc mua rất khắt khe, nhỏ giọt, giá khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long liên tục sụt giảm. Đến ngày 21-5, vì ứ đọng, giá khoai được tính sụt giảm từng ngày.Hiện khoai loại 1 chỉ còn 180 nghìn đồng/tạ (60kg), giảm hơn năm lần so với hơn một tháng trước (1.050.000 đồng/tạ). Đây là mức giá thấp “kỷ lục” từ trước tới nay ởCòn khoai lớn do thu hoạch chậm thì thương lái cho là “hàng dạt”, không mua. Hiện loại khoai này (khoảng 3 củ/kg) chỉ bán được cho các bạn hàng bán lẻ trong nội địa với giá chỉ 30 nghìn đồng/tạ, giảm sáu lần so với giá khoai đạt chuẩn.Nông dân Nguyễn Thành Dũng ở xã Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết, mặc dù khoai rớt giá thê thảm nhưng nông dân vẫn đang khẩn trương thu hoạch. Nếu để thêm ngày, củ cứ to thêm thì càng lỗ nặng.“Hiện thương lái không nhiều, bây giờ họ là “thượng đế” nên đưa ra tiêu chuẩn rất khắt khe. Khoai phải đẹp, củ vừa họ mới chịu mua, nhưng giá chỉ còn 180 nghìn đồng/tạ, có...... 14:34 | 22/05/2012