Hữu Lũng: Mô hình trồng bí xanh ở Hồ Sơn có hiệu quả LSO-Thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đưa các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất phù hợp với từng loại đất, từng vùng sinh thái, thay đổi tập quán canh tác cũng như sự ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm phát huy hiệu quả kinh tế trên diện tích đất không chủ động được nước.Toàn huyện Hữu Lũng có diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 14.000ha, sản lượng lương thực hàng năm đã đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, hiện nay số diện tích đất chỉ canh tác được một vụ chiếm khoảng 2.800 ha. Để tận dụng tối đa tiềm năng đất, tăng năng suất và chất lượng. Sở Khoa học công nghệ Lạng Sơn đã phối hợp với trường Đại học nông lâm Thái Nguyên thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng trên đất một vụ tại huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn. Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện xây dựng mô hình trồng bí xanh tại xã Hồ Sơn. Mô hình...... 16:45 | 04/04/2011
Hiệu quả nuôi tôm càng xanh trên ruộng nước nổi ở Ðồng Tháp Vụ nuôi tôm năm 2010, ông Lê Thành Công (Sáu Nên), xã viên hợp tác xã tôm càng xanh Phú Long, xã Phú Thành B, quyết định vay hơn một trăm triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Nông để đầu tư cải tạo mặt ruộng, lên bờ bao lửng và làm vệ sinh sạch sẽ bằng vôi bột rồi mua cọc tràm, lưới cước, thiết kế nhiều vuông nuôi tôm trên 6 ha ruộng mùa nước nổi... Sau đó, ông đầu tư hơn 70 triệu đồng mua tôm càng xanh giống thả vào vuông ương nuôi.Nguồn thức ăn cho tôm chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm và thức ăn tự chế. Lúc ương tôm giống trong mùng lưới cước, ông Sáu cho tôm ăn 4 lần/ngày. Tôm được 40 ngày, ông tháo mùng lưới cước cho tôm ra các vuông nuôi và cho tôm cành xanh ăn mỗi ngày ba lần, tăng cường bổ sung vi-ta-min C trong thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm. Đến khi tôm được hơn bốn tháng tuổi, ông bổ sung thêm thức ăn bằng cá tạp được đánh...... 08:28 | 03/03/2011