Phát triển chuyên ngành xây lắp dầu khí
PVC thi công Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 về đích trước ba tháng. Được sự chỉ đạo sâu sát của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và sự hỗ trợ tích cực của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, cùng với sự nỗ lực vượt bậc của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên (CBCNV), Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thương hiệu của PVC đã được khẳng định và có uy tín cả ở trong nước và quốc tế.Trong giai đoạn 2006 - 2010, doanh thu của PVC tăng từ 611 tỷ đồng năm 2006 lên 8.002,8 tỷ đồng năm 2010 - đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 118%/năm. Lợi nhuận trước thuế, từ chỗ làm ăn thua lỗ trước khi cổ phần hóa, năm 2006 là 112 tỷ đồng. Năm 2010, PVC đạt lợi nhuận 943,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 210%/năm, trở thành một trong số 500 doanh nghiệp được xếp hạng của Việt Nam (do Vietnam-Report phối hợp với Vietnamnet công bố).Công tác đổi mới doanh nghiệpTổng...
![]() PVC thi công Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 về đích trước ba tháng. |
Trong giai đoạn 2006 – 2010, doanh thu của PVC tăng từ 611 tỷ đồng năm 2006 lên 8.002,8 tỷ đồng năm 2010 – đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 118%/năm. Lợi nhuận trước thuế, từ chỗ làm ăn thua lỗ trước khi cổ phần hóa, năm 2006 là 112 tỷ đồng. Năm 2010, PVC đạt lợi nhuận 943,9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 210%/năm, trở thành một trong số 500 doanh nghiệp được xếp hạng của Việt Nam (do Vietnam-Report phối hợp với Vietnamnet công bố).
Công tác đổi mới doanh nghiệp
Tổng công ty đã thực hiện hiệu quả công tác đổi mới, tái cấu trúc doanh nghiệp theo chủ trương, chỉ đạo của Tập đoàn. Đến nay, cơ cấu tổ chức của PVC gồm Công ty mẹ, 15 công ty con PVC có vốn chi phối và 13 công ty liên kết. Kết quả thực hiện công tác tái cấu trúc doanh nghiệp từ năm 2008 đến nay của PVC đạt được là: thoái vốn tại 16 công ty với số vốn thu về là 1.112 tỷ đồng, lợi nhuận đầu tư vốn thu về tăng 408 tỷ đồng (so với vốn đầu tư ban đầu là 686 tỷ đồng); Cổ tức từ hoạt động góp vốn là 336 tỷ đồng.
Từ khi cổ phần hóa đến nay, PVC đã thực hiện thành công hai đợt phát hành tăng vốn điều lệ, cụ thể: Năm 2008, tăng vốn từ 150 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng, trong đó, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nắm giữ 87,87% vốn điều lệ; năm 2010, tăng vốn từ 1.500 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nắm giữ 41,21% vốn điều lệ. Đã triển khai thành công kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn tại PVC: hai lần Tập đoàn thoái vốn tại PVC đã thu về 1.943 tỷ đồng, nhiều hơn 136 tỷ đồng so với số tiền Tập đoàn đầu tư vào PVC là 1.807 tỷ đồng, trong khi Tập đoàn vẫn còn nắm giữ 1.030,25 tỷ đồng, tương đương 41,21% vốn điều lệ PVC. Bên cạnh đó, từ năm 2006-2010, tổng số tiền cổ tức Tập đoàn thu về là 235,2 tỷ đồng. Sản xuất, kinh doanh hiệu quả, PVC luôn thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước năm sau nhiều hơn năm trước. Tổng số tiền Tổng công ty đã nộp ngân sách từ năm 2006 đến 2010 là 746,32 tỷ đồng (Năm 2006 là 26,23 tỷ đồng, năm 2007 là 40,89 tỷ đồng, năm 2008 là 82,79 tỷ đồng, năm 2009 là 203,93 tỷ đồng, năm 2010 là 392,48 tỷ đồng).
Nhờ phát triển sản xuất, PVC đã bảo đảm việc làm và tăng thu nhập người lao động: Năm 2006, thu nhập bình quân của người lao động là 1,97 triệu đồng/người/tháng; năm 2009, thu nhập bình quân của người lao động là: 6,3 triệu đồng/người/tháng; năm 2010, thu nhập bình quân của người lao động toàn PVC là: 7,99 triệu đồng/người/ tháng; năm 2011, thu nhập ước đạt 8,6 triệu đồng/người/tháng.
Công tác đầu tư, quản lý thi công tại các công trình, dự án
Trong quá trình triển khai thi công các dự án, gói thầu, PVC thường xuyên tham gia họp giao ban tiến độ thi công hàng tuần với chủ đầu tư và các đơn vị, phối hợp quản lý dự án và xử lý các vướng mắc để bảo đảm tiến độ chung. Tăng cường kiểm tra, rà soát về công tác hồ sơ chất lượng tại các đơn vị trong Tổng công ty để đẩy nhanh công tác thu hồi công nợ, lập hồ sơ quyết toán các công trình bảo đảm đúng tiến độ. Hầu hết các công trình đều đáp ứng tiến độ và chất lượng thi công, như Nhà máy điện Nhơn Trạch 2, Nhà máy xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ.
Trong mười tháng đầu năm 2011, PVC đã hoàn thành bàn giao một số công trình như: Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2, Nhà máy công trình Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Chế tạo TOPSIDE giàn Mộc Tinh 1 – DA Biển Đông…
Để mở rộng quy mô hoạt động, PVC đang tìm kiếm đối tác đầu tư và thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ Tổng công ty mẹ lên 5.000 tỷ đồng. Kèm theo đó, PVC đẩy mạnh cơ cấu lại phần vốn góp của PVC tại các đơn vị theo kế hoạch tái cấu trúc, bảo đảm nắm giữ quyền kiểm soát/chi phối tại các công ty con: Đã thực hiện góp vốn điều lệ bổ sung tại PVCR, PVC-MS, PVC Thái Bình, Công ty CP Khách sạn Lam Kinh. Hoàn thành việc tăng tỷ lệ sở hữu vốn tại Petroland, PVC Đông Đô lên 36% để nắm quyền kiểm soát (theo chỉ đạo Tập đoàn tại Nghị quyết 1928/NQ-DKVN ngày 11-8-2010).
Trong năm 2011, chỉ có Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Dầu khí Sài Gòn (mã chứng khoán PSG) thực hiện niêm yết thành công tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Các công ty con của PVC gồm PVC-HN, PVC MeKong và PVC-ME cũng đã nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu lên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Để xây dựng thương hiệu PVC, Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án thay đổi tên gọi, tên viết tắt (theo văn bản số 2617/DKVN-LQHQT ngày 30-3-2011 của Tập đoàn). Đến thời điểm hiện tại, các đơn vị thành viên của Tổng công ty đã thông qua phương án thay đổi tên và đang thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, gồm: Petroland (đổi thành PVC-Petroland), PVFC Land (đổi tên thành PVC Đông Đô), PVR (đổi viết tắt thành PVCR), PIVLS (đổi thành PVC-IDICO), PVM&E (đổi thành PVC E&C). Về những thành công nổi bật của PVC trong năm 2011, đồng chí Vũ Đức Thuận, Tổng giám đốc PVC cho biết: “PVC đã đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư trọng điểm như: Khu công nghiệp dầu khí Soài Rạp – Tiền Giang; Mở rộng bãi cảng chế tạo kết cấu kim loại và thiết bị dầu khí Sao Mai Bến Đình; Nhà máy chế tạo cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng ở Nghi Sơn; Nghiên cứu đầu tư các dự án chuyên ngành Dầu khí, các dự án sản xuất công nghiệp phục vụ hoạt động xây lắp của Tổng công ty và của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam”.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012
Trong lúc thị trường xây lắp đang chịu sự tác động gay gắt của cơ chế thị trường, nhất là việc cắt giảm các dự án công trình đầu tư theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, Tổng công ty phải chuẩn bị tốt các điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị thi công… để có thể triển khai bảo đảm tiến độ các công trình, dự án trọng điểm được Tập đoàn và các chủ đầu tư giao như: dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1, Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1, dự án Nam Côn Sơn 2… Bàn giao đúng tiến độ các công trình: dự án Kho Lạnh LPG Thị Vải, dự án Topside H4 Mỏ Tê Giác Trắng…
Quý I-2012, PVC sẽ đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư trọng điểm: Khu công nghiệp Dầu khí Soài Rạp – Tiền Giang; Mở rộng bãi cảng chế tạo kết cấu kim loại và thiết bị dầu khí Sao Mai Bến Đình; Nhà máy chế tạo cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng ở Nghi Sơn; Trung tâm thương mại và Tháp Dầu khí Việt Nam, Trung tâm kỹ thuật đa ngành tại Liên bang Nga. Nghiên cứu đầu tư các dự án chuyên ngành dầu khí, các dự án sản xuất công nghiệp phục vụ hoạt động xây lắp của Tổng công ty và cung ứng cho thị trường.
Tiếp tục triển khai thực hiện việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, tái cấu trúc tổng thể PVC theo Nghị quyết của Tập đoàn và Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty.
Củng cố, hoàn thiện công tác quản lý kinh tế nội bộ theo hướng tăng cường kiểm soát trong quá trình triển khai thực hiện công việc từ khâu giao việc đến khâu nghiệm thu đến công tác thanh quyết toán. Tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác, thu hồi vốn và công nợ. Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực bộ máy tiếp thị, đấu thầu, tìm kiếm công việc bảo đảm việc làm cho người lao động.
Tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để có lực lượng cán bộ, công nhân viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tốc độ phát triển của Tổng công ty. Thực hiện tăng vốn điều lệ Công ty mẹ – Tổng công ty lên 5.000 tỷ đồng và đưa các công ty con đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Tiếp tục triển khai các công tác an sinh xã hội và nhà ở cho cán bộ, công nhân viên chức.
Xác định những khó khăn thách thức trong năm 2012, Chủ tịch HĐQT PVC Trịnh Xuân Thanh cho biết: “Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí tiếp tục triển khai thực hiện việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, tái cấu trúc tổng thể PVC theo Nghị quyết của Tập đoàn và Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty. Dự kiến cuối quý II năm 2012 sẽ thành lập bốn tổng công ty trực thuộc theo các lĩnh vực chuyên sâu là: Xây lắp chuyên ngành xây lắp các nhà máy lọc hóa dầu và chế biến khí, xây dựng hệ thống tàng trữ và vận chuyển các sản phẩm dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng Nhà máy điện, công trình giao thông, sản xuất công nghiệp theo hướng chuyên sâu và chuyên ngành công nghiệp xây lắp dầu khí. Tiến tới có thể đảm đương nhiệm vụ tổng thầu (EPC) đối với các công trình trọng điểm quốc gia. Xứng đáng là đơn vị dẫn đầu ngành công nghiệp xây lắp dầu khí”.
PVC đứng trong Top 100 của Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011
Ngày 29-11 vừa qua, VietNam Report kết hợp với Vietnamnet công bố bảng xếp hạng VNR500 – TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2011. Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) xuất sắc đứng trong Top 100 của Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011. Sự kiện này khẳng định sự lớn mạnh không ngừng của PVC với mục tiêu hướng tới doanh nghiệp xây lắp hàng đầu Việt Nam và có thương hiệu trong khu vực.
Năm 2010, PVC đứng thứ 144 trong Bảng xếp hạng VNR500 – TOP 500, tuy nhiên bằng năng lực quản trị doanh nghiệp tốt của bộ máy lãnh đạo cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể CBCNV trong hoạt động sản xuất, kinh doanh…, năm 2011, PVC xuất sắc vươn 53 bậc để lọt vào TOP 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Trong Bảng xếp hạng, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tiếp tục khẳng định vị thế vượt trội và giữ vững vị trí số 1 trong Top 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam năm 2011.
Ngoài ra, Bảng xếp hạng VNR500 – TOP 500 cũng vinh danh nhiều đơn vị thành viên của Petrovietnam. Đây là năm thứ năm liên tiếp, Bảng xếp hạng VNR500 được công bố để ghi nhận và biểu dương quy mô, năng lực của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, dựa trên việc nghiên cứu và đánh giá độc lập các chỉ số doanh thu và các chỉ số kinh tế khác của các doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế, với sự tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước, dựa trên mô hình Fortune 500.
Năm 2011, Bảng xếp hạng VNR500 được dựa trên số liệu điều tra cập nhật đến hết ngày 31-12-2010. Để được xếp hạng trong Bảng xếp hạng doanh nghiệp mọi thành phần, doanh thu tối thiểu của doanh nghiệp phải hơn 1.500 tỷ đồng. Bảng xếp hạng cung cấp một góc nhìn về toàn cảnh các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động và tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Thực hiện công tác an sinh – xã hội
Tích cực thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, PVC đã ủng hộ cho công tác an sinh xã hội tổng cộng 142 tỷ đồng, trong đó tập trung vào ủng hộ cho Quỹ tương trợ dầu khí, xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng trường học cho các địa phương, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai, các gia đình khó khăn và đóng góp vào các Quỹ an sinh xã hội.
Theo Nhandan

Ý kiến ()