Giám sát về GDĐH của Quốc hội góp phần tạo chuyển biến tích cực
Tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học, ra nghị quyết sau giám sát với nhiều kiến nghị xác đáng, sát thực, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này.Đó là nhận định trong Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011 do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn trình bày tại phiên họp Quốc hội chiều 3-11.Theo ông Trần Đình Đàn, năm 2010, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều cải tiến về quy trình, thủ tục, cách thức giám sát; đạt được những kết quả nhất định; hoàn thành chương trình, kế hoạch đề ra.Hoạt động giám sát tối cao tại kỳ họp Quốc hội đã được tiến hành theo đúng quy định...
Đó là nhận định trong Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011 do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn trình bày tại phiên họp Quốc hội chiều 3-11.
Theo ông Trần Đình Đàn, năm 2010, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều cải tiến về quy trình, thủ tục, cách thức giám sát; đạt được những kết quả nhất định; hoàn thành chương trình, kế hoạch đề ra.
Hoạt động giám sát tối cao tại kỳ họp Quốc hội đã được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực. Kết quả hoạt động giám sát tối cao đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm của Quốc hội trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Ông Trần Đình Đàn đã dẫn chứng về những kết quả đạt được của chuyên đề giám sát tối cao về giáo dục đại học của Quốc hội do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thực hiện trong kỳ họp thứ bảy.
Nhận định về hiệu quả của giám sát tối cao về giáo dục đại học, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho phóng viên Nhân Dân điện tử biết, phía Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố đã có tinh thần cầu thị rất cao trong việc tiếp thu kết luận của kết quả giám sát của Quốc hội. Rất nhiều kiến nghị của Quốc hội đã được Bộ GD-ĐT bắt đầu triển khai thực hiện bằng những giải pháp cụ thể. Thí dụ, quản lý việc thành lập trường chặt chẽ hơn, đặc biệt việc thẩm định các điều kiện thành lập trường. Những trường vi phạm quá nhiều đã bắt đầu bị xử lý, thậm chí dừng đào tạo một số ngành nghề. Việc giao chỉ tiêu cho các trường cũng được tính toán trên những tiêu chí hợp lý hơn…
Tuy nhiên, theo ông Đào Trọng Thi, đổi mới giáo dục đại học không thể làm ngay mà phải có lộ trình. Bộ GD-ĐT cho rằng lộ trình đó khoảng ba năm, nhưng theo GS Đào Trọng Thi, phải 5 năm mới chấn chỉnh được giáo dục đại học theo guồng cần thiết, sau đó chấn chỉnh thêm một bước nữa đi sâu vào chỉ tiêu, mục đích, chất lượng…
Cũng trong chiều nay, ông Trần Đình Đàn cho biết, tại kỳ họp thứ tám này, vào ngày 9-11, Quốc hội sẽ trực tiếp giám sát chuyên đề về việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan đến công dân và doanh nghiệp theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 và tiến hành hoạt động chất vấn theo chương trình đề ra.
Theo Nhandan

Ý kiến ()