Chợ Trung tâm thị trấn Đình Lập: Tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
LSO- Những năm gần đây, tuy đã đạt được những tiến bộ đáng kể trên chặng đường đổi mới, phát triển, song, theo đánh giá của một số cơ quan chức năng, Đình Lập hiện là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh. Để tăng tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền huyện chủ trương đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn, trong đó chú trọng xây dựng, hoàn thiện chợ trung tâm thị trấn Đình Lập. Từ đó tăng cường giao lưu trao đổi hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, tạo sự thông thương mạnh hơn với các địa phương khác như huyện Sơn Động (Bắc Giang) hay Tiên Yên (Quảng Ninh). Chợ trung tâm thị trấn Đình Lập đang khẩn trương xây dựng đưa vào hoạt độngTuy nhiên, nhiều năm qua, hiện trạng chợ thị trấn Đình Lập còn quá lạc hậu, vẫn chỉ là một khu chợ tạm để bà con trao đổi hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, chưa đạt chuẩn để kích cầu giao thương trong thời kỳ mới. Vấn đề đã được lãnh đạo các cấp, ngành chức năng...
LSO- Những năm gần đây, tuy đã đạt được những tiến bộ đáng kể trên chặng đường đổi mới, phát triển, song, theo đánh giá của một số cơ quan chức năng, Đình Lập hiện là một trong những huyện nghèo nhất tỉnh. Để tăng tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, cấp ủy, chính quyền huyện chủ trương đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn, trong đó chú trọng xây dựng, hoàn thiện chợ trung tâm thị trấn Đình Lập. Từ đó tăng cường giao lưu trao đổi hàng hóa, kích cầu tiêu dùng, tạo sự thông thương mạnh hơn với các địa phương khác như huyện Sơn Động (Bắc Giang) hay Tiên Yên (Quảng Ninh).
Ông Nông Văn Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Đình Lập khẳng định: việc Công ty TNHH Trần Phương Anh mạnh dạn bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ trung tâm thị trấn Đình Lập theo hình thức BOT là rất đáng ghi nhận. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi cho huyện trong thực hiện chủ trương kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển sau này. Khi chợ trung tâm thị trấn đi vào hoạt động, chắc chắn nó sẽ thúc đẩy lưu thông thương mại trên địa bàn (cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là : nông – lâm nghiệp 49,5%; công nghiệp – xây dựng 29,3%; dịch vụ 36,73%), tạo đà cho huyện tăng tốc phát triển kinh tế – xã hội, nhất là trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ. Từ đó từng bước cải thiện, nâng cao mức thu nhập của nhân dân địa phương theo đúng tinh thần mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22 đề ra (hiện thu nhập tính trên đầu người của địa phương là 7 triệu đồng/người/năm, phấn đấu đến năm 2015 sẽ đạt 15 triệu đồng/người/năm).
Trí Dũng

Ý kiến ()