Cà Mau: Ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm qua, tỉnh Cà Mau đã tập trung phát triển ngành thủy sản trên cả 3 lĩnh vực là nuôi trồng, khai thác và chế biến. Với sự quan tâm và đầu tư đúng mức, hiện nay, ngành thủy sản đã chiếm gần 32% tổng sản phẩm của địa phương này. Nghề nuôi tôm đang trở thành thế mạnh của tỉnh Cà Mau (Ảnh: K.V)Với ba mặt giáp biển cùng chiều dài bờ biển là 254km, bao bọc từ tây sang đông, Cà Mau có diện tích mặt nước trải rộng từ các bãi bồi ven biển đến các khu rừng ngập nước. Là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, ngư trường Cà Mau có trữ lượng lớn và đa dạng các nguồn hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, mực, cá chai, cá mú… Với 660 loài, 319 giống thuộc 38 họ, trong đó 175 loài thuộc 116 giống và 77 họ đã được định danh.Bên cạnh đó, việc nuôi trồng tại khu vực mặt nước ven biển cũng rất thuận lợi, gồm các loài nhuyễn thể và các loài hai...
Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, những năm qua, tỉnh Cà Mau đã tập trung phát triển ngành thủy sản trên cả 3 lĩnh vực là nuôi trồng, khai thác và chế biến. Với sự quan tâm và đầu tư đúng mức, hiện nay, ngành thủy sản đã chiếm gần 32% tổng sản phẩm của địa phương này.
|
Nghề nuôi tôm đang trở thành thế mạnh của tỉnh Cà Mau (Ảnh: K.V) |
Với ba mặt giáp biển cùng chiều dài bờ biển là 254km, bao bọc từ tây sang đông, Cà Mau có diện tích mặt nước trải rộng từ các bãi bồi ven biển đến các khu rừng ngập nước. Là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, ngư trường Cà Mau có trữ lượng lớn và đa dạng các nguồn hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, mực, cá chai, cá mú… Với 660 loài, 319 giống thuộc 38 họ, trong đó 175 loài thuộc 116 giống và 77 họ đã được định danh.
Bên cạnh đó, việc nuôi trồng tại khu vực mặt nước ven biển cũng rất thuận lợi, gồm các loài nhuyễn thể và các loài hai mảnh vỏ như: nghêu, sò huyết; các loại tôm, cua, cá nước mặn có giá trị cao trong tiêu dùng và xuất khẩu. Nuôi trồng thủy sản ven biển, đặc biệt là nuôi tôm, đang phát triển nhanh chóng và trở thành thế mạnh của tỉnh Cà Mau.
Vùng biển Cà Mau còn có nhiều đảo, cụm đảo ven bờ như: cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc, một số bãi cát ven biển Đông của huyện Ngọc Hiển, bãi cát Khai Long… và ven biển là hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng. Đây là những điểm lý tưởng để tàu thuyền trú ẩn khi có bão, gió lớn hoặc biển động. Những cụm đảo này cũng có thể phát triển thành những trung tâm hậu cần nghề cá của tỉnh và khu vực.Trong đó, nuôi trồng thủy sản chiếm gần 73% cơ cấu ngành thủy sản, đối tượng chính là con tôm.
Tại Cà Mau, số lượng tôm nuôi chiếm 41% diện tích cả nước và 46% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu tôm của Cà Mau đạt 871 triệu USD, chiếm tỷ trọng 36% giá trị xuất khẩu tôm cả nước. Năm 2012 đạt trên 789 triệu USD. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, hiện, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là vào khoảng trên 296 nghìn ha, tốc độ tăng bình quân 1,54%/năm.
Theo định hướng phát triển của tỉnh Cà Mau đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản ổn định sẽ là vào 296 nghìn ha. Đồng thời, sản lượng nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 đạt 320 nghìn tấn, tăng trưởng sản lượng bình quân giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 là 6,58%/năm. Hiện nay, hàng thủy sản xuất khẩu của Cà Mau có mặt ở hơn 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trường xuất khẩu chính là: Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc, Australia.v.v…Với tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định, liên tục dẫn đầu cả nước trên cả ba lĩnh vực là nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu, thủy sản của tỉnh Cà Mau ngày càng khẳng định vị thế ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và là một ngành gây ấn tượng cho những nhà nghiên cứu kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Phát huy tiềm năng, lợi thế tự nhiên và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và bà con nông ngư dân, trong những năm qua, thủy sản Cà Mau đã duy trì tốc độ phát triển cao cả về sản lượng khai thác, giá trị sản xuất và tỷ trọng ngành trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Chính quyền địa phương và những đoàn thể thường xuyên phổ biến, nhân rộng những mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao, nuôi tôm kết hợp với các loài thủy sản và nhuyễn thể khác, xây dựng vùng nuôi an toàn để tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Từng bước mở rộng diện tích nuôi thủy sản ở ven biển, đảo; tăng diện tích nuôi tôm công ngiệp ở nơi có điều kiện và nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Song song, ngành cũng đẩy mạnh công tác khuyến ngư, tập huấn kỹ thuật, quản lý chặt chẽ môi trường nước ở các vùng nuôi thủy sản tập trung. Tăng cường kiểm tra, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bảo đảm chất lượng, kiểm soát chặt chẽ nguồn giống nhập vào tỉnh để hạn chế lây lan mầm bệnh. Triển khai nhanh các dự án khu công nghiệp sản xuất giống thủy sản và các dự án phát triển nuôi trồng thủy sản từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Trung ương.
Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau cũng đã quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế các cửa biển lớn giai đoạn 2011-2015 và hướng tới giai đoạn 2015-2020, đó là các cửa biển lớn như Sông Đốc, Bồ Đề, Khánh Hội… sẽ là trung tâm kinh tế, chủ yếu là kinh tế biển. Trước mắt, tỉnh Cà Mau sẽ đầu tư 1.000 tỷ đồng để phát triển thị trấn Sông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời thành đô thị loại III vào năm 2015. Với những kết quả đã đạt được và sự tập trung đầu tư trong thời gian qua, ngành thủy sản đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Cà Mau, góp phần chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình phát triển tỉnh nhà tiến nhanh lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Theo Dangcongsan.vn

Ý kiến ()