Giờ ăn của lớp mầm non 3 tuổi ở Trường Việt Yên LSO-Cho đến năm học 2012-2013 này, cơ bản các trường học trên địa bàn huyện Văn Quan đều đã được tách thành các trường riêng theo mô hình trường THCS, trường tiểu học và trường mầm non. Việc tách như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác dạy và học phù hợp với từng bậc học. Tuy nhiên, hiện nay ở xã Việt Yên, vẫn đang tồn tại Trường phổ thông cơ sở từ rất lâu, gồm các bậc học: THCS, tiểu học và mầm non. Trường PTCS Việt Yên vẫn có chung bộ máy Ban giám hiệu, cấp ủy, công đoàn, đoàn thanh niên. Giờ ăn của lớp mầm non 3 tuổi ở Trường Việt YênTrao đổi với chúng tôi, thầy giáo Hà Lê Quý, Hiệu trưởng Trường PTCS Việt Yên cho biết: hiện nay, trường có 6 phòng học 2 tầng được xây dựng từ năm học 2004 -2005, 3 phòng học cấp 4 dành cho bậc mầm non, một nhà cấp 4, 3 phòng dành cho hội đồng nhà trường, 1 nhà công vụ cấp 4, có 3 phòng dành cho giáo viên nhưng đã xuống cấp... Ban Giám hiệu nhà trường có...... 10:51 | 30/10/2012
Cuộc "chạy đua" tuyển sinh các trường đại học ngoài công lập Dự kiến đến ngày 8-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới công bố điểm sàn để các trường đại học, cao đẳng xác định điểm chuẩn tuyển sinh nguyện vọng 1. Tuy nhiên, từ những ngày cuối tháng 7, các trường đại học ngoài công lập đã "chạy đôn, chạy đáo" lo cho khâu tuyển sinh nguyện vọng 2.Sáng 5-8, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng công lập đã họp các trường thành viên phía bắc để đưa ra kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo về những giải pháp nhằm giảm khả năng không tuyển được thí sinh. Điều này cho thấy nhiều vấn đề đáng bàn trong tuyển sinh các trường ngoài công lập hiện nay.Chưa tuyển đã 'khát' thí sinhChưa biết điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) là bao nhiêu, cũng không chờ thời gian quy định xét tuyển, trước áp lực về khả năng 'thủng' chỉ tiêu, nhiều trường đại học ngoài công lập (NCL) đã công bố phương thức xét tuyển nguyện vọng 2 và tung ra nhiều 'chiêu' tuyển sinh khá hấp dẫn. Tại Trường đại học dân lập Lương Thế Vinh (Nam...... 11:08 | 06/08/2011
Các trường ĐH, CĐ phải công khai số lượng hồ sơ NV2,3 Hôm qua 3/8, Bộ GD&ĐT đã có công văn gửi tới các trường ĐH,CĐ về việc đăng kí xét tuyển NV2, 3 vào ĐH, CĐ năm 2011.Lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhấn mạnh hàng ngày các học viện, các trường ĐH, CĐ cập nhật thông tin về hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) của thí sinh vào máy tính bằng phần mềm tuyển sinh đại ĐH, CĐ năm 2011 và công bố công khai trên website của trường.Thông tin về hồ sơ ĐKXT của thí sinh bao gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; số báo danh; đối tượng; khu vực; điểm thi từng môn và tổng điểm 3 môn thi; số thứ tự hồ sơ; mã ngành ĐKXT; ngày nhận hồ sơ ĐKXT; ngày trả hồ sơ ĐKXT. Đồng thời phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 được sửa đổi, bổ sung thêm 2 chức năng: Cập nhật thông tin về hồ sơ ĐKXT NV2 (NV3) của thí sinh; Mẫu giấy chứng nhận kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng số 1, số 2.Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường không kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT của thí...... 14:11 | 04/08/2011
Trường ĐH lâu đời, có kiến trúc đẹp không phải di dời Ngày 7/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp bàn kế hoạch di dời các trường ĐH, CĐ ra ngoại thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.Di dời 80 trường ĐH với gần 700.000 sinh viênTheo lộ trình thực hiện, giai đoạn 2011-2015, mỗi thành phố di dời 5 trường thí điểm. Nhu cầu vốn cần khoảng 600 triệu USD (300 triệu USD/ thành phố) hoặc khoảng 1.200 triệu USD/ thành phố nếu tính cả chi phí đền bù giải phóng mặt bằng.Giai đoạn 2015-2020, mỗi thành phố di dời tiếp thêm khoảng 10 đến 15 trường. Nhu cầu vốn theo phương án di chuyển 10 trường/ thành phố cần khoảng từ 1.200 triệu USD (600 triệu USD/thành phố nếu không phải giải phóng mặt bằng). Giai đoạn 2020-2030 sẽ di dời số trường còn lại.ĐH Văn Hóa Hà Nội nằm trong khu vực đông dân cư và thường xảy ra ách tắc giao thông Tại hội nghị, theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, từ năm 2011 sẽ không tiếp nhận hồ sơ thành lập mới hoặc nâng cấp cơ sở đào tạo ĐH, CĐ trong nội thành TP Hà Nội và TP....... 15:00 | 08/06/2011
Trường THCS Hữu Kiên: Khắc phục khó khăn làm tốt nhiệm vụ LSO-Từ một lớp “nhô” tiểu học với 52 học sinh và 2 thầy giáo cắm bản, mở lớp trên khu đất hoang năm 1998 giờ đã trở thành ngôi trường 2 tầng kiên cố khang trang cùng với đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, hết mình với công tác trồng người. Song khó khăn còn không ít đối với các thầy cô giáo ở vùng rẻo cao này khi mà học sinh phải vượt trên 10km đèo dốc để đến được trường.Thầy và trò trường THCS Hữu Kiên trong buổi tập trungTrường THCS Hữu Kiên nằm trên địa bàn xã Hữu Kiên, xã đặc biệt khó khăn của huyện Chi Lăng, địa hình đồi dốc cao, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 51%, dân cư thưa thớt giao thông đi lại khó khăn nên ảnh hưởng không ít đến việc dạy và học. Ông Hoàng Văn Éng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Năm học 2010-2011 Trường có 10 lớp học với tổng số 235 học sinh, trong đó trên 75% học sinh nhà xa trường trên 5km, có em phải đi hơn 10 cây số để đến được trường, lo lắng...... 08:45 | 10/05/2011
Vai trò của đoàn trường trong công tác giáo dục toàn diện LSO-Là một thành viên trong hội đồng giáo dục của nhà trường, đoàn thanh niên có nhiều thế mạnh trong việc phối hợp cùng các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, pháp luật cũng như kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cho học sinh sinh viên (HSSV).Trong xu thế “mở” của giáo dục hiện đại, những kiến thức mang tính hàn lâm qua bài giảng của các thầy cô giáo là yếu tố “cần” song chưa “đủ” trong công tác giáo dục toàn diện. Với tính chất đặc thù trong hoạt động của mình, tổ chức đoàn trong nhà trường có vai trò rất lớn trong các hoạt động giáo dục chính trị, truyền thống, đạo đức, lối sống; ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng sống và ý thức công dân trong HSSV. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học, trên cơ sở chương trình công tác của Tỉnh đoàn, các đoàn trường đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động. Trước hết là tăng cường phối hợp và vận dụng nhiều hình thức linh...... 08:57 | 14/04/2011
Nâng cao chất lượng các trường phổ thông dân tộc nội trú Trong giáo dục dân tộc, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) là loại trường chuyên biệt. Hệ thống các trường này không chỉ góp phần nâng cao dân trí mà còn tạo nguồn cán bộ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.Theo Vụ trưởng Giáo dục dân tộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) Mông Ký Slay, học sinh các trường PTDTNT phần lớn là con em dân tộc vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, cho nên phụ huynh thường ít quan tâm đến việc học tập. Mặt khác, khi theo học tại các trường PTDTNT, phần lớn học sinh chưa quen với lối sống và hoạt động tập thể. Trong khi đó, công tác tổ chức nội trú là nhiệm vụ có tính đặc thù, không chỉ có ý nghĩa tổ chức đời sống, thực hiện chế độ chính sách mà còn tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh dân tộc. Vì vậy, hệ thống các trường PTDTNT hiện nay ngày càng phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu...... 08:43 | 14/04/2011
Xây dựng trường nội trú chuẩn quốc tế ngay từ tiểu học Bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, việc chăm lo xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải gắn liền với việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Giáo dục bất cứ ở thời kỳ nào vẫn phải thích ứng với những chiều hướng mới trong sự phát triển xã hội. Thực tế giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức là làm sao đào tạo ra những con người với đầy đủ đức và trí, đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới. Hơn nữa, để sánh kịp và hội nhập được với thế giới, giáo dục nước nhà phải có một mô hình đào tạo mới.Mô hình liên kết giữa trường đại học Việt Nam với các trường đại học trên thế giới được Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai trong thời gian qua là một chương trình đào tạo tiên tiến. Trong đó việc kiểm định chất lượng, giám sát quá trình đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đều được xây dựng dựa trên những chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên...... 09:41 | 16/02/2011
Trường THPT Dân tộc nội trú thi đua dạy tốt, học tốt LSO- Đến thăm Trường Trung học phổ thông (THPT) Dân tộc nội trú tỉnh vào những ngày cuối năm 2010 trong cái rét đậm đặc trưng của miền núi, điều cảm nhận đầu tiên của chúng tôi, ẩn trong khuôn viên ngôi trường khang trang, sạch đẹp là tinh thần chăm chỉ, hiếu học của các em học sinh nơi đây.Dạo qua các phòng nội trú của học sinh, chúng tôi thấy ở chỗ này từng em đang say sưa, chăm chú ôn bài, ở chỗ kia một nhóm thảo luận rất sôi nổi. Ghé vào phòng nội trú của học sinh khối 10, chúng tôi được các em đón chào rất thân mật, lễ phép. Trong câu chuyện, các em cho biết: Học sinh trường nội trú được học 2 buổi/ngày, ngoài thời gian dành cho sinh hoạt tối thiểu, tắm giặt vệ sinh, nếu không tham gia thể thao, văn nghệ hay lên thư viện đọc sách thì trong những khoảng thời gian trống và buổi tối các em đều tranh thủ chăm chỉ học. Do có ưu thế về thời gian và cùng ăn ở sinh hoạt tập trung nên học sinh nhà trường có điều kiện...... 08:57 | 28/01/2011
Bộ GD-ĐT kiểm tra tài chính của nhiều trường đại học Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu các trường đại học tổng kết đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2008-2010, sau đó Bộ sẽ đi kiểm tra và phê duyệt tài chính giai đoạn 2011-2013. Ông Bùi Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ giai đoạn 2008-2010. Để Bộ có căn cứ xem xét, phân loại đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 43 và thẩm tra dự toán thu, chi và mức kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho giai đoạn 2011-2013. Bộ đề nghị các đơn vị báo cáo gấp về Bộ, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính giai đoạn 2008-2010, trong đó đánh giá mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị theo Thông tư 71.Căn cứ vào kết quả thực hiện của thời kỳ ổn định ngân sách 2008-2010, chức năng nhiệm vụ được cơ quan có...... 10:12 | 12/12/2010