Hơn 700 đoàn viên thanh niên Trà Vinh xây dựng nông thôn mới. Chiều 15-7, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2012 với hơn 700 đoàn viên lực lượng vũ trang, các xã phường, thị trấn, sinh viên trường Đại học Trà Vinh, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.Chủ đề năm nay là “Chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới”. Trong suốt 30 ngày, lực lượng tình nguyện sẽ có mặt tại 18 xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, có đông đồng bào dân tộc Khmer và 17 xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh.Mục tiêu là cùng chính quyền địa phương vận động nhân dân xây dựng ít nhất một cây cầu nông thôn bằng bê tông cốt thép; sửa chữa, xây dựng mới 10 km đường nông thôn bằng bê tông; xây dựng năm căn nhà nhân ái cho hộ nghèo, người già neo đơn. Sửa chữa nhà cửa, tặng quà cho gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công, chỉnh trang sạch đẹp các nghĩa trang liệt sỹ. Tổ chức sinh hoạt hè, tặng quà và...... 10:10 | 01/01/2000
Hiệu quả từ thi đua xây dựng nông thôn mới ở Hà Giang Người dân xã Vĩ Thượng (Quảng Bình, Hà Giang) chở vật liệu thi công đường bê-tông. Phong trào thi đua "Chung sức xây dựng nông thôn mới" được phát động từ tỉnh đến huyện, đã cuốn hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, với số tiền quyên góp, ủng hộ hàng chục tỷ đồng, bổ sung nguồn kinh phí đáng kể để thực hiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Tuy nhiên, vấn đề ở đây không phải số tiền nhiều hay ít, điều quan trọng là phong trào có sức lan tỏa sâu rộng, huy động sự tham gia đóng góp công sức, vật chất, trí tuệ của toàn xã hội.Tỉnh Hà Giang có 178 xã, năm phường, 12 thị trấn, trong đó, 123 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, hơn 87% dân số sống ở khu vực nông thôn, chiếm 40% số lao động của tỉnh. Tuy nhiên, do thiếu tầm nhìn mang tính tổng thể, việc quy hoạch, định hướng phát triển chưa cụ thể cho nên khu vực nông thôn đang bộc lộ nhiều bất cập như: Phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế...... 08:04 | 11/06/2012
Nông nghiệp, nông thôn Lạng Sơn: 10 năm một chặng đường phát triển LSO-Những năm qua, được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của tỉnh, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành chức năng, các huyện, thành phố, sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ ngành nông nghiệp (NN) và toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự nghiệp phát triển NN và nông thôn (NT) Lạng Sơn đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế chung toàn tỉnh, giữ vững an ninh, ổn định chính trị trên địa bàn. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuấtTheo thống kê của ngành chức năng, trong giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Lạng Sơn đạt 4,5%/năm, gấp 1,17 lần mức tăng trưởng chung của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước. Trong đó, NN đạt 5,11%/năm, lâm nghiệp đạt 2,56% và thủy sản đạt 6,86%/năm. Nền NN tiếp tục phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. An ninh lương thực...... 08:28 | 16/12/2010
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Động lực xây dựng nông thôn mới LSO-Sau nhiều năm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), tỷ trọng ngành nông- lâm nghiệp của tỉnh ta trong GDP đã giảm từ 55,46% ( năm 1991) đến nay, xuống còn 39,74%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt và bắt đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Đó là những nét mới, báo hiệu nông nghiệp Lạng Sơn đang có bước khởi sắc.Những năm gần đây, sản xuất nông- lâm nghiệp và kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và khá toàn diện. Đời sống của nông dân có bước cải thiện, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung và giữ vững ổn định chính trị, xã hội ở địa bàn nông thôn. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đã được bà con quan tâm. Đến nay, đã có 36% diện tích lúa và 99% diện...... 13:57 | 27/10/2010
Nâng cấp hệ thống giao thông và tưới tiêu nông thôn phía bắc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hôm nay 25-10 cho biết, Ban Giám đốc ngân hàng này đã phê duyệt gói hỗ trợ trị giá 108 triệu USD, để nâng cấp đường giao thông nông thôn và các hệ thống tưới tiêu ở một số khu vực nghèo nhất Việt Nam.Khoản hỗ trợ này dành cho 15 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, nơi có hơn một phần tư số hộ gia đình sống trong cảnh nghèo đói. Nhiều huyện miền núi ở khu vực nông thôn thiếu các sơ sở hạ tầng nông thôn có hiệu quả dẫn tới việc bị cô lập và hạn chế tiếp cận với những cơ hội kinh tế và dịch vụ, làm tăng mức độ đói nghèo.Dự án này sẽ hỗ trợ nâng cấp 600 km đường nông thôn và các hệ thống tưới tiêu cho 12.400 héc-ta đất trồng trọt. David Salter, Chuyên gia của ADB cho biết, dự án này sẽ giúp các huyện làm nông nghiệp đẩy mạnh năng suất lúa lên 25% và có khả năng giúp họ đáp ứng được nhu cầu trên thị trường và đa dạng hoá các loại cây trồng có lợi nhuận...... 07:50 | 26/10/2010
Phát triển nông nghiệp, nông thôn: Chuyển động từ vận dụng KH&CN LSO-Từ lâu, khoa học – công nghệ luôn là một ngành được các cấp, ngành chức năng của tỉnh coi trọng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn đang được đẩy mạnh trong cả nước nói chung, Lạng Sơn nói riêng, thì vai trò của khoa học – công nghệ càng được khẳng định trong thực tiễn. Nông dân xã Đồng Bục (Lộc Bình) chăm sóc lúa mùa - Ảnh: Thanh Đàn5 năm qua (2006 – 2010), toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 60 đề tài, dự án áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Đây là các đề tài, dự án áp dụng khoa học kỹ thuật để cải tạo, phục tráng, các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại và duy trì bảo tồn các loại giống cây trồng đặc sản của địa phương nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Điển hình như sản xuất giống cây quýt vàng Bắc Sơn sạch bệnh, phục tráng giống lúa Đoàn kết và khảo nghiệm một số giống lúa lai, giống lúa chịu hạn, giống ngô, đậu tương,...... 10:10 | 01/01/2000
Phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới LSO- Với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, quyết tâm thi đua lập nhiều thành tích xuất sắc chào mừng kỷ niệm 180 năm ngày thành lập tỉnh (4/11/1831- 4/11/2011), Hội Nông dân tỉnh đã và đang tích cực tuyên truyền và phát động đẩy mạnh thi đua đến 100% các hội cơ sở và đông đảo hội viên, nông dân các dân tộc trong tỉnh. Qua đó, tạo thêm nguồn lực mới tiếp sức cho Hội Nông dân nói riêng và tỉnh nhà nói chung hoàn thành sớm các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội năm 2011. Tiết mục văn nghệ của nông dân thành phố Lạng SơnThực hiện Chỉ thị số 08 /CT-UBND của UBND tỉnh về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2011- 2015; Hướng dẫn số 19- HD/BTGTU, ngày 12/8/2011 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về việc tuyên truyền kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn; Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo triển khai tới các huyện, thành hội, chi tổ, hội cơ sở thi đua lập thành tích thông qua 3 phong trào thi đua lớn của...... 10:08 | 03/11/2011
EU hỗ trợ 108 triệu Euro cấp điện cho nông thôn Việt Nam Uỷ ban châu Âu vừa công bố chính thức hợp phần hỗ trợ kỹ thuật ngành năng lượng cho Việt Nam trị giá 108 triệu Euro.... 07:53 | 28/02/2018
Cần có chế độ đãi ngộ phù hợp cho cô đỡ thôn, bản Từ khi có cô đỡ thôn bản, các bà mẹ, trẻ sơ sinh ở bản Sang Sú, xã Hừa Ngài (Mường Chà, Điện Biên) được hướng dẫn, hỗ trợ chăm sóc kịp thời. Mô hình cô đỡ thôn, bản (CĐTB) ra đời đã từng bước khắc phục được những hạn chế về thiếu nguồn nhân lực, giao thông đi lại khó khăn, ngôn ngữ bất đồng, tập tục của người dân ở khu vực vùng sâu, vùng xa trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, hiện nay chế độ đãi ngộ còn thấp, chưa đủ để CĐTB an tâm với công việc của mình.Năm 2004, Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh), triển khai Chương trình đào tạo 500 CĐTB là người dân tộc thiểu số cho một số tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Đối tượng tham gia khóa đào tạo là những phụ nữ người dân tộc thiểu số được chọn từ chính các thôn, bản, với thời gian đào tạo là sáu tháng. Nội dung đào tạo, chủ yếu tập trung vào chăm sóc trước, trong và sau đẻ cho phụ nữ có...... 09:31 | 11/08/2012
Bản sắc văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở Hải Yến LSO- Là một xã có đến 99,6% dân tộc Nùng, từ lâu Hải Yến (Cao Lộc) nổi lên như một điển hình về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được đề cập đến như một trong những thế mạnh của địa phương. Trước đây, nhắc đến Hải Yến là nói đến trên 300 chiếc khung cửi, tối đến rộn rã tiếng thoi đưa; nói đến các lễ hội mùa xuân với các điệu múa của các đội sư tử cùng với các thế võ cổ truyền, tiếng sli, lượn và những bộ trang phục độc đáo làm say đắm lòng người. Những đặc sắc ấy là di sản vật thể và phi vật thể “truyền đời” của Hải Yến, làm nên nét riêng của địa phương này. Giờ đây, người ta không còn nghe tiếng thoi đưa, trên nương, cây keo, bạch đàn, cây ngô lai đã thay thế cây bông, cây chàm. Thanh niên Hải Yến tuy vẫn còn mặc quần áo dân tộc Nùng trong ngày hội, ngày chợ phiên, song những điệu dân...... 10:38 | 24/07/2012