Thực trạng quản lý, khai thác các công trình 134-135 LSO - Chương trình 134-135 là những chính sách ưu tiên đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với vùng đặc biệt khó khăn nhằm tạo động lực thúc đẩy, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc thuộc xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Bằng các nguồn vốn thực hiện chương trình 134-135, trong những năm vừa qua, nhiều công trình phúc lợi đã được đầu tư xây dựng, phục vụ hiệu quả sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, từ thực tế theo dõi và qua kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy, nhiều công trình 134-135 sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác, hiệu quả sử dụng một số công trình còn thấp, nguyên nhân chính của hiện tượng này là có sự thờ ơ của cấp chính quyền cơ sở và sự thiếu ý thức của một bộ phận những người dân được thụ hưởng từ công trình.Chương trình 135 giai đoạn 2 và chương trình 134 chính thức được thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2005 và 2006, đến hết năm 2010 hai chương trình...... 14:48 | 17/06/2011
Nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất rừng Viện Tư vấn Phát triển (CODE) vừa cho biết, ngày 10/5 tới tại Hà Nội, Viện sẽ tổ chức cuộc Tọa đàm với chủ đề "Thực trạng và xung đột trong quản lý, sử dụng đất rừng giữa lâm trường quốc doanh với người dân địa phương". Theo Viện CODE, trong nhiều thập kỷ qua, ở Việt Nam, lâm trường quốc doanh được xem là một trong những lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, bảo vệ và phát triển rừng đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biên giới, vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu, đánh giá cho thấy việc quản lý, sử dụng đất rừng của các lâm trường quốc doanh vẫn chưa hiệu quả. Trên thực tế, những diện tích rừng và đất rừng cho các lâm trường quốc doanh quản lý vẫn bị suy giảm đáng kể đặc biệt từ sau thời kỳ đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường.Trước bối cảnh đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 28/NQ-TW ngày 16/6/2003 và Chính phủ ban hành Nghị định 200/2004/NĐ-CP 2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường...... 08:49 | 09/05/2012
Chi cục Thuế Cao Lộc: Đẩy mạnh quản lý tăng thu LSO-Trong những tháng đầu năm 2011, tình hình thu ngân sách toàn tỉnh gặp khá nhiều khó khăn. Thêm nữa thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã tác động mạnh làm số thu giảm. Nhưng vượt lên khó khăn, Chi cục Thuế Cao Lộc vẫn vượt dự toán.Cấp phát tài liệu cho đối tượng nộp thuế ở Chi cục Thuế huyện Cao LộcVới dự toán pháp lệnh trên 51 tỷ đồng, huyện Cao Lộc có số thu cao thứ ba toàn tỉnh. Trong điều kiện các nguồn thu càng eo hẹp, một số khoản thu xưa là thế mạnh của huyện như thu phí lệ phí, thuế nhà đất giảm đáng kể đã làm số thu của cả huyện giảm theo. Với quyết tâm hoàn thành dự toán, Chi cục Thuế huyện Cao Lộc đã chọn đúng giải pháp đảm bảo dự toán, tăng thu không để sót, lọt nguồn thu ngân sách nhà nước. Khi phân tích đánh giá nguồn thu, Chi cục Thuế Cao Lộc nhận định, sắc thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu...... 09:18 | 04/05/2011
Nâng cao năng lực quản lý các công trình thuỷ lợi LSO-Các công trình thuỷ lợi là một trong những hạng mục đầu tư tốn kém và mất nhiều công sức. Chính vì vậy, đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi, nâng cao năng lực tưới thiết kế, kéo dài tuổi thọ công trình, đảm bảo phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống của nhân dân là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài.Nhân dân xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình nạo vét kênh mương nội đồngTheo thống kê, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được trên 1.000 công trình thuỷ lợi kiên cố, trong đó có 271 hồ chứa, 692 đập dâng và 52 trạm bơm điện. Ngoài ra nhân dân còn tự đầu tư xây dựng trên 2.300 công trình tạm. Trong vòng vài năm trở lại đây, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn tỉnh đã huy động được hàng triệu ngày công, đầu tư hàng chục tỷ đồng để kiên cố hoá kênh mương, từng bước hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi. Theo tinh toán, những công trình đó đảm bảo tưới cho 14.000 ha...... 09:06 | 04/05/2011
Tăng cường quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ LSO-Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, từ năm 2007 trở lại đây, số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tỉnh Lạng Sơn liên tục tăng. Trong bối cảnh vi phạm về sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang diễn ra phức tạp, tinh vi thì đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn từng bước ý thức được giá trị tài sản của mình...Tính đến thời điểm này, số doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 352/1.233 doanh nghiệp và đã có 188 nhãn hiệu; kiểu dáng công nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ. Mặc dù số được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mới chiếm 15% so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn song con số này cũng đã phản ánh được phần nào hiệu quả của việc tăng cường quản lý nhà nước về SHTT của Lạng Sơn trong những năm gần đây.Sản xuất bánh trung thu tại cơ sở Bánh Trung thu Sơn Hà TPLSTiến sĩ Lường Đăng Ninh-Giám đốc Sở Khoa học và...... 14:16 | 29/04/2011
Quản lý thị trường: Chủ động thực hiện Nghị quyết 11 LSO-Xác định ổn định thị trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện Nghị quyết 11, đặc biệt là quản lý chặt thị trường vàng, xăng dầu, Chi cục Quản lý thị trường Lạng Sơn đã chủ động công tác nghiệp vụ để tạo thị trường lành mạnh.Cán bộ Quản lý thị trường Chi Lăng kiểm tra, giám định hàng lậu bị thu giữNghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011, của Chính phủ ban hành như một tấm lá chắn ngăn cơn gió mạnh của thị trường vàng, tiền tệ xăng dầu đang có những biến động tiêu cực. Trên thế giới cũng như ở trong nước không ít nhà nghiên cứu đặt câu hỏi, không biết đây có phải là một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ mới. Thời điểm này giá những mặt hàng nhạy cảm biến động, kéo theo giá sinh hoạt tăng cao, nếu không có biện pháp ngăn chặn sẽ dễ dẫn tới đầu cơ tích trữ lũng đoạn thị trường. Trong tình huống ấy tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội là những giải pháp cấp bách được Chính...... 08:59 | 13/04/2011
Quản lý phương tiện giao thông đường thủy ở Kiên Giang Là một tỉnh có thế mạnh về giao thông đường thủy, nhưng công tác quản lý nhà nước ở Kiên Giang trên lĩnh vực này thời gian qua chưa được coi trọng. Đẩy mạnh công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện là một trong những cách làm mà tỉnh đang thực hiện nhằm hạn chế những nguy cơ tai nạn giao thông tiềm ẩn có thể xảy ra.Xem nhẹ công tác quản lýTỉnh Kiên Giang hiện có hơn 2.700 km sông, kênh, rạch đang được khai thác để vận tải đường thủy với 123 tuyến. Trong đó tuyến đường dài nhất có cự ly 160 km từ TP Rạch Giá đi TP Cà Mau và tuyến ngắn nhất có cự ly 9,3 km từ cảng An Thới đến xã Hòn Thơm (Phú Quốc). Có 35 đơn vị đăng ký kinh doanh vận tải hành khách đường thủy, với 291 phương tiện, bằng 11.700 ghế. Mỗi năm, các tuyến giao thông đường thủy vận chuyển khoảng 7,8 triệu lượt hành khách và khoảng 3,8 triệu tấn hàng hóa, chiếm 71% lượng hàng hóa lưu thông trên địa bàn. Hệ thống vận tải đường thủy nội địa ở Kiên Giang đã...... 09:17 | 03/04/2011
Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý đô thị LSO-Những năm qua, dưới sự quản lý chặt chẽ của các cấp, ngành chức năng trong đầu tư phát triển, hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: trật tự công cộng, trật tự xây dựng, giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý nước thải, thông tin liên lực, vui chơi giải trí...., công tác quản lý và quy hoạch đô thị đã có nhiều bước tiến mới, làm thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị trên địa bàn toàn tỉnh.Một góc thành phố Lạng Sơn - Ảnh: Trúc LamĐể thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng đô thị, UBND tỉnh đã tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 19/4/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Sau một thời gian thực hiện, đến nay đã có tổng số 47 đồ án quy hoạch trên địa bàn được phê duyệt, trong đó có 2 quy hoạch vùng đô thị bao gồm: quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô...... 08:55 | 31/03/2011
Bắc Sơn chủ động các biện pháp quản lý thị trường Thời gian tới, Đội QLTT số 6 chủ động chuẩn bị kế hoạch, đẩy mạnh công tác QLTT những tháng cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, Đội tập trung kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhóm mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục bình ổn giá như: lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas, vật liệu xây dựng…; kiểm tra việc chấp hành đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, ngăn chặn các hành vi đầu cơ găm hàng, đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường; chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại trong khâu lưu thông, tập kết hàng hóa tại địa phương. Đồng thời, bên cạnh công tác kiểm tra kiểm soát, Đội tiếp tục tuyên truyền các cơ sở kinh doanh chỉ nhập hàng có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác hàng hóa để đảm bảo chất lượng hàng hóa đó. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.... 16:18 | 22/11/2012
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên Biến đổi khí hậu cùng với sự suy thoái, xâm lấn, phá hoại rừng tự nhiên đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Thực trạng này gióng lên hồi chuông báo động về việc cần tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên.Cả nước hiện còn hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên (Ảnh: QT) Chất lượng rừng tự nhiên ngày càng suy giảm Việt Nam là nước có diện tích rừng tự nhiên khá lớn trong khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng diện tích rừng của cả nước hiện nay là 13.258.843 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha, rừng trồng chiếm 2.919.538 ha. Rừng tự nhiên của cả nước có tổng trữ lượng gỗ là 862 triệu m3, trong đó, có 4,3 triệu ha rừng tự nhiên sản xuất với trữ lượng 350 triệu m3 gỗ, nhưng diện tích rừng giàu, có trữ lượng gỗ cao trên 250m3/ha chỉ chiếm khoảng 5%, trong khi rừng nghèo, rừng non phục hồi và rừng hỗn giao chiếm tới 80%.Tuy diện tích rừng có tăng lên trong...... 09:19 | 05/11/2012