LSO-Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, từ năm 2007 trở lại đây, số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tỉnh Lạng Sơn liên tục tăng. Trong bối cảnh vi phạm về sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang diễn ra phức tạp, tinh vi thì đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn từng bước ý thức được giá trị tài sản của mình...Tính đến thời điểm này, số doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 352/1.233 doanh nghiệp và đã có 188 nhãn hiệu; kiểu dáng công nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ. Mặc dù số được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mới chiếm 15% so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn song con số này cũng đã phản ánh được phần nào hiệu quả của việc tăng cường quản lý nhà nước về SHTT của Lạng Sơn trong những năm gần đây.Sản xuất bánh trung thu tại cơ sở Bánh Trung thu Sơn Hà TPLSTiến sĩ Lường Đăng Ninh-Giám đốc Sở Khoa học và...
LSO-Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, từ năm 2007 trở lại đây, số lượng đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tỉnh Lạng Sơn liên tục tăng. Trong bối cảnh vi phạm về sở hữu trí tuệ (SHTT) đã và đang diễn ra phức tạp, tinh vi thì đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn từng bước ý thức được giá trị tài sản của mình…
Tính đến thời điểm này, số doanh nghiệp nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 352/1.233 doanh nghiệp và đã có 188 nhãn hiệu; kiểu dáng công nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ. Mặc dù số được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mới chiếm 15% so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn song con số này cũng đã phản ánh được phần nào hiệu quả của việc tăng cường quản lý nhà nước về SHTT của Lạng Sơn trong những năm gần đây.
|
Sản xuất bánh trung thu tại cơ sở Bánh Trung thu Sơn Hà TPLS |
Tiến sĩ Lường Đăng Ninh-Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) cho biết: Từ khi Luật SHTT được ban hành và có hiệu lực, các cơ quan chức năng trên địa bàn đã tích cực triển khai các mặt công tác từ tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT; hướng dẫn, tư vấn cho tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực SHTT cho đến việc kiểm tra, phát hiện, xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp… nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về SHTT. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, bên cạnh tham mưu, góp ý cho việc ban hành các văn bản thuộc lĩnh vực SHTT, Sở KHCN đã đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, phổ biến kiến thức, chính sách pháp luật về SHTT nhằm nâng cao nhận thức về SHTT cho các tầng lớp trong xã hội mà trước hết là các doanh nghiệp trên địa bàn. Hàng năm, Sở KHCN đều tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp kiến thức về SHTT phục vụ cho sản xuất, kinh doanh; đồng thời duy trì chuyên mục KHCN trên Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Bản tin thông tin KHCN. Đặc biệt, trong năm 2010, Sở KHCN thực hiện Dự án “tuyên truyền về SHTT trên Đài truyền hình tỉnh“ theo Chương trình 68 (Hỗ trợ phát triển tài sản doanh nghiệp). Với 24 chương trình được phát sóng trong năm qua, dự án đã cung cấp thông tin, kiến thức hữu ích về SHTT, góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về SHTT, nâng cao giá trị tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp đồng thời góp phần hạn chế tình trạng doanh nghiệp vi phạm về SHTT. Cũng trong thời gian này, Sở KHCN phối hợp với Cục SHTT đã tổ chức thành công Hội nghị toàn quốc về SHTT tại Lạng Sơn.
Song song với tuyên truyền, tập huấn kiến thức SHTT, hơn 2 năm trở lại đây, công tác hướng dẫn, tư vấn cho các tổ chức cá nhân xác lập, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp ở Lạng Sơn đã có những bước tiến đáng kể. Nếu như năm 2008, Sở KHCN thực hiện tư vấn cho 10 cơ sở kinh doanh với 15 nhãn hiệu được đăng ký thì đến năm 2009-2010 tăng lên gần 60 đơn vị, doanh nghiệp. Sở đã và đang triển khai 5 đề tài, dự án thuộc lĩnh vực SHTT gồm: Dự án “xây dựng mô hình quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Lạng Sơn” cho sản phẩm hoa hồi“; dự án “tuyên truyền phổ biến kiến thức về SHTT trên đài truyền hình tỉnh Lạng Sơn”; dự án “Tạo lập và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Na Chi Lăng”; “xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt Bảo Lâm; “xây dựng Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm quýt vàng Bắc Sơn”. Với những dự án, đề tài này, công tác hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ doanh nghiệp bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực: nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh về SHTT; tạo hành lang pháp lý để họ bảo vệ được thương hiệu sản phẩm…
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, SHTT đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của doanh nghiệp, góp phần khuếch trương sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, đem lại vị thế, sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thực tế ở Lạng Sơn cũng đã có không ít những doanh nghiệp khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ, khẳng định được “thương hiệu” của mình như Công ty TNHH Bảo Long (sản xuất máy bơm nước), Công ty TNHH Thành Long (sản xuất bánh kẹo)…. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh; góp phần thúc đẩy phát triền kinh tế của địa phương, ngành KHCN Lạng Sơn đang tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm KHCN nói chung và lĩnh vực SHTT nói riêng; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền cũng như hướng dẫn tổ chức, cá nhân xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan trong thực hiện quản lý Nhà nước về SHTT, nhất là trong ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm SHTT…
Bảo Vy
Ý kiến ()