Ðổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu CNH, HÐH đất nước Thực trạng của nền giáo dục và đào tạo (GD - ĐT), những thách thức đang đặt ra đối với nền GD - ĐT nước nhà; mục tiêu của GD - ĐT đến năm 2010 và các năm tiếp theo; trong đó có những nội dung và cách thức đổi mới của nền GD - ĐT cần tiến hành để phát triển đến năm 2020... Đó là một trong những nội dung của Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) của Liên minh châu Âu đã và đang góp phần tháo gỡ, giải quyết dần từng bước nhằm không ngừng nâng cao chất lượng GD - ĐT.Còn nhớ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, chúng ta triển khai, thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (như các chuyên gia trong ngành vẫn gọi). Tuy nhiên, tư tưởng tập trung quan liêu bao cấp, nhất là nền kinh tế trong tình trạng khủng hoảng đã ảnh hưởng, chi phối sự nghiệp GD - ĐT. Theo SREM, hạn chế lớn nhất là mục tiêu và giải pháp thiếu tính khả thi, như muốn phát triển GD theo quy mô lớn, muốn phổ cập...... 09:00 | 14/12/2010
Nâng cao năng lực quản lý giáo dục ở các địa phương Chiến lược phát triển giáo dục của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, bao gồm nhiều mục tiêu và nhiệm vụ lớn, quan trọng. Cùng với việc huy động các nguồn lực trong nước, giai đoạn 2006 - 2010, Liên minh châu Âu giúp Việt Nam triển khai, thực hiện dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM). Khá nhiều nội dung cần tháo gỡ, giải quyết, trong đó có sự hỗ trợ 17 tỉnh còn nhiều khó khăn tăng cường công tác đổi mới quản lý giáo dục tại địa phương.Mỗi tỉnh thụ hưởng dự án đều có một ban quản lý dự án. Từ năm 2008, SREM đã có các hỗ trợ về kỹ thuật nhằm giúp các địa phương tránh được các sai sót trong quá trình thiết kế dự án, rà soát lại khung lô-gích và phát triển khung giám sát. Đồng thời xây dựng quy chế quản lý dự án, bao gồm những hướng dẫn quan trọng trong việc thực hiện cấp vốn; sử dụng bộ biểu mẫu báo cáo bằng hai thứ tiếng Việt - Anh. Tại tỉnh Bình Thuận, SREM đã tiến hành khảo sát mạng viễn thông, in-tơ-nét...... 10:05 | 07/12/2010
Nâng cao năng lực cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì không chỉ chú trọng về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cần tăng cường vai trò, năng lực quản lý. Đáp ứng nhu cầu đó, Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã tập trung đẩy mạnh việc đào tạo, tập huấn đội ngũ quản lý cơ sở giáo dục hiệu quả.Học sinh trường PTTH Trần Đại Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) chúc mừng cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Theo Phó Giám đốc Dự án Nguyễn Thị Thái, qua khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý của hơn 2.300 hiệu trưởng các trường trung học phổ thông (THPT) trên toàn quốc cho thấy phần lớn đều có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ quản lý nhà trường. Đáp ứng nhu cầu, Dự án Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục đã tham khảo tài liệu đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý...... 08:23 | 20/11/2010
Hội thảo "Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông" LSO-Ngày 12/10/2010, Phòng GD&ĐT Thành phố tổ chức hội thảo về “ Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông (GDPT) năm học 2010-2011, giai đoạn 2010-2015”. Dự hội thảo có lãnh đạo, tổ trưởng chuyên môn phòng GD&ĐT, các trường tiểu học và THCS trên địa bàn. Đây là hội thảo điểm của toàn ngành GD Lạng Sơn, nên trưởng, phó phòng GD&ĐT của 10 huyện đã tham dự để rút kinh nghiệm; lãnh đạo Sở GD&ĐT trực tiếp dự giờ và chỉ đạo hội thảo.Đại biểu dự hội thảo - Dự giờ rút kinh nghiệm phương pháp dạy học mớiTrong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kết hợp với thực hiện các phong trào, các cuộc vận động, xây dựng trường đạt chuẩn QG, chất lượng GD đại trà khu vực thành phố đã được nâng lên, chất lượng mũi nhọn được duy trì bền vững. Tuy nhiên so với yêu cầu nâng cao chất lượng, thành phố cần phải phấn đấu nhiều hơn.Sau khi thăm lớp và dự các giờ dạy thí điểm theo phương pháp đổi mới, phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, các đại biểu...... 15:03 | 13/10/2010
Báo cáo tầm nhìn giáo dục 2010: Tiếng Anh vẫn đắt giá Ngày 7/9/2010, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vừa công bố bản báo cáo “Tầm nhìn giáo dục” 2010. Báo cáo xác định những nước có nhiều sinh viên nước ngoài lựa chọn, tác động của giáo dục đối với kinh tế, đầu tư cho GD của các nước OECD... Muốn thu hút sinh viên, phải dạy bằng tiếng AnhNăm 2008, Hoa Kỳ là nơi sinh viên nước ngoài lựa chọn nhiều nhất. Có tới 19% lượng sinh viên đi học ở nước ngoài thích học ở Mỹ, tiếp đến là Anh (10%), Đức (7%), Pháp (7%), Áo (7%).Như vậy, 5 nước này đã chiếm 50% lượng SV ra nước ngoài du học của thế giới. Bên cạnh đó, các SV du học cũng lựa chọn Canada (6%), Ý (2%), Nhật Bản (4%) và Liên Bang Nga (4%). Lượng sinh viên du học tại các nước OECD đã tăng từ 0,8 triệu năm 1975 lên 3,3 triệu năm 2008Tuy nhiên, tính trong 8 năm qua, số lượng SV ngoại quốc đến 5 nước trên đã giảm khá mạnh.Chẳng hạn lượng du học sinh đến Mỹ đã giảm từ 26% xuống còn 19%, Đức 3%, Anh quốc...... 13:52 | 10/09/2010
Ký kế hoạch hợp tác giáo dục Việt Nam - Cam-pu-chia Lễ ký kết Kế hoạch hợp tác năm 2010 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Cam-pu-chia diễn ra ngày 31- 8, tại Hà Nội.Theo đó, năm 2010, Việt Nam tiếp nhận 130 lưu học sinh Cam-pu-chia sang học trình độ đại học, sau đại học, thực tập, nghiên cứu, và bồi dưỡng ngắn hạn ở các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, dự bị tiếng Việt vào đại học, và một số lĩnh vực khác. Phía Cam-pu-chia tiếp nhận 15 lưu học sinh Việt Nam sang học hệ chính quy tập trung trong năm 2010 tại các trường đại học của Cam-pu-chia. Ngoài ra, phía Cam-pu-chia tiếp nhận 20 cán bộ Việt Nam sang học tiếng Khmer trong thời gian 2 năm, vào tháng 10 năm 2010, tại Cam-pu-chia.Cùng với đó là việc trao đổi các đoàn công tác giữa hai nước về việc kiểm tra tình hình học tập, quản lý lưu học sinh, Phía Việt Nam sẵn sàng tiếp nhận lưu học sinh Cam-pu-chia sang học tập ở các trình độ bằng kinh phí tự túc, hay nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc...... 09:05 | 01/09/2010
Đẩy mạnh XHH giáo dục và xây dựng xã hội học tập LSO-Trước yêu cầu của việc đào tạo nguồn nhân lực cho việc đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH, ngày 14/7/2006, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy đã ra Chỉ thị số 07-CT/TU về việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục (XHHGD) và xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2006-2010. Trong quá trình thực hiện, nhiều kết quả đã được khẳng định, song cũng còn một số tồn tại cần khắc phục...Các học viên lớp bổ túc THCS ở xã Trấn Yên, huyện Bắc SơnXây dựng XHHT- từ “khẩu hiệu” đến hành độngCụm từ “xã hội học tập” rất ngắn gọn, song được thực hiện ở nước ta chưa đầy 10 năm; với nhân dân Lạng Sơn lại càng mới. Song quán triệt và thực hiện Chỉ thị 07 của BTV Tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể và nòng cốt là ngành GD đã đẩy mạnh tuyên truyền; đồng thời xây dựng và nhân rộng mô hình. Muốn xây dựng XHHT, sự cần thiết phải đưa công tác XHHGD vào chiều sâu. Cùng với tuyên truyền, UBND tỉnh đã ban hành Đề án XHH các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế,...... 08:23 | 23/06/2010
Ngành giáo dục Hải Phòng bắt đầu sử dụng chữ ký số Ngày 1-6, Sở Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) Hải Phòng đã chính thức đưa hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng vào sử dụng theo quy định của Luật Giao dịch điện tử và Nghị định 26/CP của Chính phủ.Đây là hoạt động nhằm bảo đảm tính pháp lý của những văn bản dữ liệu điện tử trong việc trao đổi các văn bản hành chính qua mạng Internet.Từ năm 2000, Sở GD-ĐT Hải Phòng - đơn vị đầu tiên trong ngành GD-ĐT cả nước có trang thông tin điện tử (Website) riêng để cung cấp các thông tin về hoạt động của ngành. Năm 2002, văn bản nội bộ của ngành được lưu chuyển qua hệ thống thư điện tử. Tháng 5-2009, ngành triển khai hệ thống Văn phòng điện tử S-Office trên mạng Internet để quản lý và lưu chuyển các văn bản hành chính của ngành tới các đơn vị trực thuộc dưới hình thức văn bản điện tử, rút ngắn thời gian chuyển văn bản từ ba ngày xuống còn ba phút.Đến nay, Văn phòng điện tử của ngành đã lưu trữ và chuyển phát hơn 6000 đầu văn bản, tiết kiệm về...... 09:33 | 02/06/2010
Thêm Giải Nhân tài đất Việt 2010 về Giáo dục – Khuyến học Bắt đầu bằng việc tổ chức giải thưởng trong lĩnh vực CNTT, năm ngoái, Nhân tài đất Việt mở rộng sang lĩnh vực Khoa học tự nhiên. Và năm nay, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Giải thưởng Nhân tài đất Việt tiếp tục được mở rộng sang lĩnh vực mới: Giáo dục – Khuyến học.Tại lễ phát động hôm nay, 15-4, Ban tổ chức cho biết, Giải thưởng Nhân tài Đất việt trong lĩnh vực Giáo dục – Khuyến học được gọi tắt là Giải thưởng Giáo dục - Khuyến học Việt Nam được tặng cho các nhà giáo, các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà hoạt động giáo dục và khuyến học, các tập thể nhà giáo, các tập thể hoạt động giáo dục và khuyến học, đã đạt được những thành tích xuất sắc, đóng góp có giá trị vào sự nghiệp Chấn hưng giáo dục Việt Nam, được Hội đồng Giải thưởng tuyển chọn trên cơ sở sự giới thiệu của Vụ Thi đua khen thưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Thi đua khen thưởng Hội khuyến học Việt Nam. Mỗi năm trao tối đa...... 10:48 | 16/04/2010