Thi đua, khen thưởng: Động lực cho phát triển LSO- Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: “Thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới; thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên liên tục hằng ngày,...”. Từ sau Đại hội thi đua yêu nước toàn tỉnh lần thứ III đến nay, cùng với cả nước, tỉnh Lạng Sơn tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, phong trào thi đua yêu nước có nhiều chuyển biến tiến bộ, bám sát và phục vụ thiết thực nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các phong trào thi đua yêu nước của tỉnh tiếp tục góp phần quan trọng giúp Lạng Sơn vượt qua khó khăn, thách thức, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng giai đoạn 2011 – 2015.... 13:32 | 28/08/2015
Phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...".Tôi cho rằng, khi mà số đông học sinh, sinh viên đi học chỉ để vượt qua được các kỳ thi, có bằng cấp, chứng chỉ, xem đó là mục tiêu cuối cùng, còn việc học làm người, học cách tư duy, phương pháp làm việc chưa là sự nung nấu trong suy nghĩ hằng ngày, ở mọi lúc mọi nơi, thì chưa thể nói đến ý nghĩa đích thực của chất lượng giáo dục và đào tạo. Chúng ta phải có được một đội ngũ đông đảo người thầy, cán bộ nghiên cứu khoa học là tấm gương sáng về đạo đức và nghề nghiệp, sống với cái tâm trong sáng, đủ sức thu hút đông đảo học sinh, sinh viên cùng lao động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ. Để khắc phục những yếu kém, đạt được các mục tiêu như mong muốn, đòi hỏi...... 14:05 | 11/10/2010
Phát triển mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh Cùng với sự lớn mạnh của mạng lưới y tế, hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) của nước ta cũng phát triển rộng khắp, từ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa đầu ngành đến các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện. Nhờ đó đã kịp thời đáp ứng nhu cầu KCB, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việc phát triển các cơ sở KCB tại tuyến cơ sở, vùng sâu, vùng xa không chỉ đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân mà còn thể hiện sự công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế.Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, mạng lưới các cơ sở KCB hiện đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức; nhất là yêu cầu phục vụ ngày càng cao của người dân. Một trong những bất cập của công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân là do việc phân bổ các bệnh viện chưa đồng đều giữa các vùng, nhất là các bệnh viện chuyên khoa sâu. Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các bệnh viện tuy đã được cải thiện, nhưng vẫn còn khó khăn, thiếu thốn, nhiều bệnh viện xuống...... 08:19 | 09/11/2012
Tân Việt đổi mới trong phát triển kinh tế LSO-Ông Chu Ngọc Oanh, Bí thư Đảng ủy xã Tân Việt (Văn Lãng) cho biết: Đảng bộ xã hiện có 10 chi bộ với 100 đảng viên. Những năm qua, với sự đoàn kết nhất trí và nỗ lực phấn đấu của toàn đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong xã, sự vận dụng cụ thể hóa và sáng tạo các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nên đã tạo được nhiều chuyển biến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.Phát triển nuôi lợn hộ gia đình ở xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình - Ảnh: Hoàng VươngTrong giai đoạn 2005- 2010, sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi có bước phát triển khá và ổn định. Cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể trong xã đã tạo điều kiện, tín chấp cho nhiều hộ gia đình vay vốn; phối kết hợp với phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, trường dạy nghề tỉnh mở được 13 lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 442 học viên. Trong đó chủ yếu là các ngành...... 09:24 | 18/01/2011
Từng bước phát triển nền kinh tế tri thức (Trích tham luận củađồng chí Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ)...Trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng đội ngũ trí thức và từng bước phát triển nền kinh tế tri thức là đòi hỏi cấp bách, mang tính khách quan. Phát triển nền kinh tế tri thức là thách thức không nhỏ song cũng là một trong các điều kiện cho sự phát triển nhanh và bền vững. Chúng ta phải biến thách thức thành thời cơ, phát triển kinh tế tri thức ngay trong bước đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để có thể rút ngắn được khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.Phát triển kinh tế tri thức không chỉ bằng ý chí và nguyện vọng chủ quan mà đòi hỏi phải có những điều kiện tiên quyết để thực hiện, trước hết là xây dựng kết cấu hạ tầng thích hợp, bao gồm cả kết cấu hạ tầng kỹ thuật và tâm lý xã hội, giáo dục, khoa học, và phải có bước đi phù hợp. Đảng ta đã xác định rõ mục tiêu phát triển...... 08:03 | 18/01/2011
256,6 tỷ đồng phát triển báo chí Quảng Trị UBND tỉnh Quảng Trị vừa ra Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, với tổng mức đầu tư là 256,6 tỷ đồng.Theo đó, 7 dự án đầu tư trọng điểm gồm: Phát triển các ấn phẩm báo in; phát triển thêm một kênh phát thanh, một kênh truyền hình ; số hóa truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình; phát triển hạ tầng mạng truyền hình cáp; nâng cao năng lực sản xuất, phủ sóng các chương trình phát thanh, truyền hình; phát sóng quảng bá trực tiếp kênh chương trình truyền hình Quảng Trị trên vệ tinh Vinasat; phát triển các trang báo điện tử.Đối với báo in, Quy hoạch đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng các sản phẩm báo in giữa khu vực thành phố, thị xã và vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa từ 75%/25% hiện nay xuống còn 60%/40%. Tăng sản lượng báo địa phương lên 1,6 triệu bản/năm và mức hưởng thụ bình quân là 2,6 bản/người/ năm vào năm 2015 và lên 3,1 triệu bản/ năm, đạt bình quân 5,3 bản/người/năm vào năm...... 07:47 | 05/07/2011
Phát triển đảng viên ở nông thôn Tuyên Quang Đoàn viên, thanh niên xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) giúp các hộ nghèo ngày công lao động san nền làm nhà trong chương trình xóa nhà tạm, dột nát. Đề ra kế hoạch phát triển đảng viên cho từng năm; tổ chức thường xuyên các phong trào thi đua để tạo nguồn giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng; là cách làm hiệu quả trong công tác phát triển đảng viên là thanh niên nông thôn ở Tuyên Quang. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm khắc phục.Năm 2009, Tỉnh ủy Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác phát triển đảng viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó đã đề ra mục tiêu đến năm 2015, tỷ lệ đảng viên ở vùng này đạt 4,5% số dân. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Tỉnh Đoàn đã xây dựng chương trình phối hợp thực hiện với mục tiêu không ngừng nâng cao số lượng, chất lượng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho đảng; phấn đấu 40% số đoàn...... 07:44 | 05/07/2011
Phát triển kinh tế từ nguồn vốn chính sách LSO-Đến thôn Pác Lùng, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, chúng tôi có cơ hội thăm và trò chuyện với anh Hứa Viết Thắng, Bí thư chi bộ thôn Pác Lùng về mô hình làm kinh tế hiệu quả của gia đình anh.... 09:22 | 04/04/2013
Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam Ở nước ta, ngành mây, tre gắn liền với cuộc sống của người dân nhiều vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó hơn một triệu người sống ở các gia đình có thu nhập từ mây, tre. Tuy nhiên, việc trồng, khai thác, chế biến sản phẩm từ mây, tre ở nước ta vẫn chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có do thiếu vùng nguyên liệu, khai thác quá mức đến cạn kiệt.Hiện nay, diện tích tre nứa toàn quốc là gần 1,4 triệu ha (chiếm 10,5% diện tích rừng toàn quốc). Về tài nguyên song mây, ước tính nước ta có khoảng 30 loài song mây (trong đó có 10 loại có giá trị kinh tế cao) thuộc sáu chi, phần lớn diện tích được phân bố và khai thác ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đác Lắc, Đồng Nai, Quảng Nam... Điều đáng nói là tre nứa, song mây có biên độ sinh thái rộng, có khả năng gây trồng tập trung ở các vùng đồi núi, đồng thời có thể gây trồng phân tán. Không những vậy, việc trồng, khai thác, chế biến tre nứa, song mây đang góp...... 08:27 | 16/12/2010
Hỗ trợ phát triển hạ tầng đảo Phú Quốc Tại Công văn số 1952/TTg-KTN, Thủ tướng Chính phủ đồng ý sử dụng 100% vốn ngân sách trung ương để thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng đối với các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên đảo Phú Quốc (Kiên Giang) do tỉnh này được đầu tư thực hiện bằng vốn trái phiếu Chính phủ. Các dự án nêu trên bao gồm đường trục bắc - nam, đường vòng quanh đảo, Cảng Dương Đông. Đối với dự án còn lại, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh thực hiện theo Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày...... 14:00 | 13/12/2010