Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi kết hợp với tự tiêu thụ sản phẩm LSO-Hiện nay, nhiều hộ gia đình đầu tư phát triển chăn nuôi phải lo tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Trong khi đó, mô hình chăn nuôi kết hợp tự tiêu thụ sản phẩm của ông Phạm Đức Kiểm, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 6 lao động và cung ứng ra thị trường nguồn thực phẩm chất lượng, an toàn.Ông Kiểm chăm sóc đàn dêChúng tôi đến thăm trang trại nuôi dê của ông Kiểm vào đầu giờ chiều, dê tập trung thành từng nhóm vài ba con đang gặm cỏ được thả trên đồi, dưới bờ suối. Ông Kiểm cho biết: gia đình ông đã đầu tư phát triển mô hình này gần 3 năm. Diện tích cỏ nuôi dê của ông gần 4 ha, gồm những loại cỏ được chọn lọc phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đàn dê. Trang trại luôn duy trì khoảng gần 50 con dê non, dê nhỡ và 30 con dê trưởng thành, các lứa nối tiếp nhau cách nhau 1 tháng và chia ra thành từng...... 09:23 | 15/11/2011
Khảo sát xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại Hữu Lũng, Cao Lộc LSO-Từ ngày 11 đến 27/10/2016, Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh đã phối hợp khảo sát 2 tuyến du lịch cộng đồng trên địa bàn 2 huyện Hữu Lũng, Cao Lộc. Cùng đi với đoàn có các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch Việt Nam, Viện Du lịch bền vững Việt Nam và đại diện các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh.... 10:22 | 28/10/2016
Giới thiệu mô hình sản xuất tấm lợp cách âm, cách nhiệt tại Lộc Bình LSO - Sáng 11/11/2015, tại huyện Lộc Bình ( Lạng Sơn), Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Cục Công nghiệp địa phương-Bộ Công thương) tổ chức hội nghị giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật "Sản xuất tấm lợp cách âm, cách nhiệt và phụ kiện kim loại". Đây là mô hình thuộc đề án khuyến công quốc gia năm 2015.... 17:01 | 11/11/2015
Hiệu quả từ mô hình xen canh sắn với trồng rừng ở huyện Lộc Bình Một công đôi việc, vừa có được thu nhập từ cây sắn trồng xen canh, vừa chăm sóc được rừng trồng, hiệu quả là không thể phủ nhận. Vì vậy cần nhân mô hình trồng rừng thâm canh cây sắn ra diện rộng, góp phần tăng nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống cho bà con vùng miền núi tại địa phương.... 11:05 | 11/01/2013
Tràng Định: Khó khăn trong phát triển các mô hình kinh tế hợp tác xã Có thể thấy thực trạng kinh tế HTX ở Tràng Định đang gặp nhiều khó khăn. Ông Đàm Ngọc Minh, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tràng Định chia sẻ: các HTX điện năng được chuyển đổi mô hình quản lý, HTX xây dựng, vận tải trì trệ khiến cho lĩnh vực kinh tế tập thể không phát huy được hiệu quả. Để kinh tế HTX phát triển xứng tầm với vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của kinh tế tập thể, nhất là các mô hình tổ hợp tác và HTX. Để khuyến khích sự phát triển của kinh tế tập thể trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền thì Nhà nước cần có thêm chính sách hỗ trợ, đầu tư một phần ban đầu cho HTX thông qua các quỹ hỗ trợ phát triển HTX như các nguồn vốn ưu đãi, đào tạo nâng cao trình độ quản lý, tay nghề cho xã viên và khai thác lợi thế về thị trường để hoạt động sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả.... 10:54 | 17/12/2012
Nhân rộng mô hình quản lý vận hành trạm cấp nước tập trung hiệu quả Một phần hệ thống lọc nước của Công ty TNHH Hợp Để. Khi nước sạch về làng. Chúng tôi về xã Bình Minh, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) vào thời điểm các đồng chí trong cấp ủy, UBND xã cùng các trưởng thôn đang bàn triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.Theo Chủ tịch UBND xã Bình Minh, Phạm Duy Hiển: Nước sạch và vệ sinh môi trường là một tiêu chí quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới, bởi nguồn nước ngầm đang ngày càng cạn kiện, dần bị ô nhiễm do các hoạt động kinh tế, khai thác và sử dụng nước lãng phí gây ra. Do vậy, việc xây dựng trạm cấp nước tập trung cung cấp nước sạch cho nhân dân là chủ trương hết sức đúng đắn, vừa bảo đảm sức khỏe, vừa bảo vệ nguồn nước ngầm quý hiếm. Năm 2010, xã Bình Minh xây dựng xong trạm cấp nước tập trung có công suất 920 m3/ngày đêm, đến nay đã có hơn 1.250 hộ trong xã lắp máy nước. Một bộ phận nhân dân ban đầu còn e ngại do sử dụng nước máy phải mất tiền nay đã...... 08:36 | 24/11/2011
Hậu Giang: Phát huy hiệu quả mô hình nhân đạo hỗ trợ bệnh nhân nghèo Tuy mới triển khai 2 năm nhưng mô hình xe chuyển viện miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở tỉnh Hậu Giang phát triển khá mạnh. Mô hình xe chuyển viện miễn phí bước đầu đã phát huy hiệu quả và ý nghĩa rất đối với các bệnh nhân nghèo, kịp thời cứu sống nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, những nạn nhân bị tai nạn giao thông… Toàn tỉnh có 8 Hội Chữ thập đỏ cơ sở mua được 7 chiếc xe chuyển viện miễn phí cho người nghèo và 1 xe chở hàng cứu trợ. Các xe chuyển viện miễn phí đã vận chuyển được 730 lượt bệnh nhân với tổng giá trị trên 400 triệu đồng. Mô hình xe chuyển viện miễn phí cho bệnh nhân nghèo đang phát triển mạnh ở huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A. Đây là những địa phương nghèo ở vùng sâu, giao thông đi lại khó khăn nên Hội Chữ Thập đỏ các cơ sở đã tích cực vận động các nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí để mua xe, được nhân dân tích cực hưởng ứng. Ở huyện Châu Thành A, có...... 09:12 | 26/09/2011
Mô hình dạy và học song ngữ cho học sinh các dân tộc Tây Nguyên Hiện các tỉnh như Ðác Lắc, Kon Tum, Gia Lai đã đưa tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Ê Ðê vào giảng dạy ở hơn 200 trường học từ bậc tiểu học đến các trường THPT dân tộc nội trú. Bên cạnh đó, nhiều lớp dạy tiếng nói, chữ viết cũng được tổ chức, dành cho cán bộ, công chức, những người làm việc trong vùng đồng bào DTTS.... 08:54 | 10/12/2014