Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế CLMV lần thứ ba Ngày 14-8, tại Ma-na-đô (In-đô-nê-xi-a) đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế lần thứ ba của bốn nước thành viên mới thuộc ASEAN, gồm Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (gọi tắt là CLMV). Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Công thương Nguyễn Cẩm Tú dẫn đầu.Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo ngành kinh tế của bốn nước tập trung thảo luận các biện pháp tăng cường trao đổi thương mại trong nhóm; thúc đẩy phối hợp chặt chẽ giữa các nước ở cấp độ tiểu khu vực, khu vực và quốc tế; và phát huy cao nhất tiềm năng sẵn có nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong nhóm với sáu thành viên còn lại trong ASEAN. Ngoài ra, hội nghị nhất trí tăng cường triển khai các thỏa thuận đạt được tại Hội nghị cấp cao CLMV; đánh giá việc thực hiện Chương trình hành động năm 2011; đồng thời đề nghị các bộ, ngành liên quan ở mỗi nước nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm nay. Hội nghị cũng thảo luận nội dung của Chương trình hành động năm 2012 trên các lĩnh vực kinh...... 10:40 | 16/08/2011
Tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam - I-ran Ngày 11-7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng tiếp Ngài A-li A-ga Mô-ham-ma-đi, Trợ lý Phó Tổng thống thứ nhất CH Hồi giáo I-ran, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.Tại buổi làm việc, hai bên đã kiểm điểm tình hình hợp tác kinh tế thời gian qua, thống nhất và đề ra một số biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực trao đổi thương mại, công nghiệp, dầu khí, khoa học công nghệ, nông nghiệp và ngân hàng. Trong thời gian thăm và làm việc tại Việt Nam, Ngài A.A.Mô-ha-ma-đi cùng đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp của I-ran đã có các cuộc tiếp xúc và làm việc với lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp phía Việt...... 09:48 | 12/07/2011
Châu Phi tăng cường liên kết kinh tế khu vực Hàng hóa qua cửa khẩu Ma-la-ba ở biên giới giữa Kê-ni-a và U-gan-đa. Tại cuộc họp ở TP Giô-han-ne-xbớc (Nam Phi) mới đây, các nhà lãnh đạo châu Phi đã đạt được thỏa thuận khung để tiến tới đàm phán nhằm thiết lập một Khu vực tự do thương mại (FTA) lớn nhất châu Phi, trải dài từ Ai Cập tới Nam Phi, nhằm thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực.Xuất phát từ ý tưởng năm 2008, khối thương mại lớn nhất châu Phi sẽ kết hợp ba khối thương mại hiện nay gồm: Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA), Cộng đồng Đông Phi (EAC) và Cộng đồng Phát triển miền nam châu Phi (SADC). Với 26 nước thành viên và thị trường khoảng 700 triệu dân, cùng giá trị kinh tế ước tính tới 875 tỷ USD, khối FTA lớn này khi đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự kết nối giữa các quốc gia thành viên, giảm giá thành sản phẩm thương mại, gia tăng dòng vốn đầu tư.Phó Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Ê. Moa-ên-cha cho biết, hội nhập khu vực là một trong bốn yếu...... 11:16 | 28/06/2011
Việt Nam và Mỹ thúc đẩy hợp tác kinh tế Trong chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Oa-sinh-tơn (Mỹ) từ ngày 23 đến 25-5, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đã có các cuộc gặp Đại diện Thương mại Mỹ R.Kớc, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ T.Vin-sắc, các Thượng nghị sĩ G.Oép và G.Mác-kên đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác giữa hai nước và những biện pháp phối hợp trong thời gian tới.Hai bên cùng khẳng định quan hệ kinh tế tiếp tục là động lực thúc đẩy quan hệ Mỹ - Việt. Thông qua khuôn khổ hợp tác Nhóm công tác liên chính phủ (TIFA), hai bên đang tiến hành đàm phán Hiệp định Đầu tư song phương (BIT) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam và Mỹ sẽ mở cửa thị trường cho một số loại trái cây của nhau mà trong nước không có khả năng sản xuất. Về việc nhập khẩu thịt bò của Mỹ vào Việt Nam, hai bên thống nhất sẽ tập trung giải quyết sớm các vướng mắc về kỹ...... 08:48 | 27/05/2011
Kinh tế Indonesia tiếp tục tăng trưởng chậm trong 2014 Theo báo cáo nghiên cứu kinh tế Indonesia mới công bố của Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này sẽ tiếp tục đà suy thoái trong năm 2014.... 10:01 | 17/12/2013
Ecuador-Belarus thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại Trong chuyến thăm chính thức Belarus, Tổng thống Ecuador Rafael Correa và người đồng cấp nước chủ nhà Alexander Lukashenko đã thỏa thuận thành lập Ủy ban hợp tác liên chính phủ và mở sứ quán tại thủ đô hai nước nhằm tận dụng tiềm năng hợp tác kinh tế-thương mại song phương.... 10:30 | 02/11/2013
Kinh tế Singapore có thể tăng 3,5% trong năm 2013 Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của “Đảo quốc Sư tử” này có thể tăng 2,5-3,5% trong năm 2013, cao hơn dự đoán chính thức mà chính phủ nước này đưa ra từ đầu năm là tăng 1,5-3%.... 08:07 | 11/08/2013
Dự báo tăng trưởng kinh tế Phần Lan năm 2013 Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế vẫn chìm trong suy thoái do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ Phần Lan dự báo, tăng trưởng kinh tế của quốc gia này sẽ tiếp tục sụt giảm trong năm nay.... 14:16 | 25/06/2013
Mỹ ưu tiên tăng trưởng kinh tế và việc làm Theo Tân Hoa xã, Tổng thống B.Ô-ba-ma ngày 19-2 tuyên bố, ưu tiên hàng đầu của Mỹ hiện nay là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho tầng lớp trung lưu, đồng thời cảnh báo việc chính phủ cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ ảnh hưởng sự phục hồi kinh tế. Ông Ô-ba-ma kêu gọi các nghị sĩ Mỹ hành động phù hợp nhằm đưa ra một kế hoạch cân bằng về giảm thâm hụt để tránh việc ngân sách liên bang sẽ tự động cắt giảm từ ngày 1-3 tới.* Tại Hy Lạp, ngày 20-2, người lao động thuộc hai nghiệp đoàn lớn ở cả khu vực công và tư nhân của nước này tham gia cuộc tổng đình công nhằm phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ. Cuộc đình công còn có sự tham gia của nhân viên ngành hàng hải, giới luật sư, chủ trang trại..., diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm tiếp theo của đại diện bộ ba chủ nợ quốc tế (EU, IMF và ECB) nhằm đánh giá tiến độ thực thi cải cách của chính quyền...... 16:19 | 21/02/2013
Khủng hoảng chính trị nhấn chìm kinh tế Ai Cập Biểu tình và bạo lực gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế Ai Cập. Ảnh Roi-tơ Ai Cập từng có một "thời vàng son" khi các hoạt động đầu tư, du lịch đưa nước này trở thành một trong những nền kinh tế mạnh ở khu vực. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài đã gây ảnh hưởng các hoạt động kinh doanh, đẩy đất nước Kim tự tháp vào khó khăn tài chính và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.Sau bảy tháng biểu tình và bạo lực triền miên bởi những tranh cãi trong quá trình soạn thảo hiến pháp, các hoạt động kinh tế Ai Cập bị đình trệ. Thời gian qua, Ai Cập đã chứng kiến số cuộc đình công lớn kéo dài nhất trong lịch sử. Kinh tế Ai Cập đối mặt nhiều thách thức khi nước này trải qua một giai đoạn tăng trưởng chậm kéo dài, thâm thủng ngân sách lớn, giảm dự trữ ngoại tệ và khoảng cách ngày càng rộng ra trong cán cân thanh toán. Đồng bảng Ai Cập chịu sức ép nặng nề, mất giá gần 6% so với đồng USD. Bất ổn hồi tháng 11-2012...... 14:21 | 02/02/2013