Giám sát về GDĐH của Quốc hội góp phần tạo chuyển biến tích cực Tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học, ra nghị quyết sau giám sát với nhiều kiến nghị xác đáng, sát thực, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này.Đó là nhận định trong Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011 do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn trình bày tại phiên họp Quốc hội chiều 3-11.Theo ông Trần Đình Đàn, năm 2010, hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều cải tiến về quy trình, thủ tục, cách thức giám sát; đạt được những kết quả nhất định; hoàn thành chương trình, kế hoạch đề ra.Hoạt động giám sát tối cao tại kỳ họp Quốc hội đã được tiến hành theo đúng quy định...... 15:34 | 04/11/2010
Quy định mới về lệ phí đăng ký, cấp biển ô tô, xe máy Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 229/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.... 07:52 | 29/11/2016
Sở Nội vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng Hội nghị đã được nghe lãnh đạo Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng giới thiệu về tình hình tham nhũng và công tác phòng chống tham nhũng hiện nay trên thế giới, Việt Nam và trong tỉnh; hậu quả và tác hại của tệ tham nhũng; Luật phòng chống tham nhũng và những văn bản hướng dẫn thi hành; quán triệt các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nhiệm vụ công tác phòng chống tham nhũng và những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng trong giai đoạn 2011-2015; công tác thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giai đoạn 2006-2010, nhiệm vụ giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh…và xem bộ phim tài liệu “phòng chống tham nhũng – quyết tâm được thực thi”.... 08:15 | 16/11/2011
Triển lãm quốc tế về chăn nuôi, thủy sản và chế biến thực phẩm Ngày 27-2, Cục Chăn nuôi cho biết, Triển lãm quốc tế lần thứ 5 chuyên ngành chăn nuôi, chế biến sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản (ILDEX Việt Nam 2014) sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21-3 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh.... 08:25 | 28/02/2014
Xây dựng nông thôn mới ở Đình Lập: Từ chuyển biến về nhận thức LSO-Là một huyện nghèo, được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước như chương trình 134, 135… từ hơn chục năm qua, nên trong nhận thức của một bộ phận nhân dân huyện Đình Lập vẫn coi xây dựng nông thôn mới như một dự án đầu tư của Nhà nước. Thậm chí vẫn còn cả những cán bộ chưa có cái nhìn toàn diện và quyết tâm thực hiện chương trình. Kết cấu hạ tầng và đời sống của nhân dân xã Châu Sơn, huyện Đình Lập ngày càng được củng cố, nâng caoChâu Sơn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Đình Lập, địa phương này đã thụ hưởng các chương trình hỗ trợ của Nhà nước như 134, 135… từ năm 2001. Phải khẳng định những chương trình hỗ trợ này đã góp phần quan trọng trong việc giúp địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm…đẩy nhanh tốc độ xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Nhưng nhìn theo một hướng khác, việc thụ hưởng các chính sách hỗ trợ đầu tư quá lâu đã tạo nên...... 07:59 | 21/05/2012
Hợp tác khai thác nguồn lợi thủy sản: Niềm vui về với vùng biên Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ Lạng Sơn chảy qua Trung Quốc. Dòng chảy và mặt nước của con sông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân hai bên, nhất là khu vực biên giới khai thác nguồn lợi thủy sản chung. Thuận lợi là vậy nhưng cư dân biên giới hai nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của nuôi trồng thủy sản. So với nhiều tỉnh trong khu vực, mức độ hưởng thụ nguồn lợi thủy sản, sử dụng thực phẩm thủy sản của người dân Lạng Sơn vẫn còn quá thấp. Trung bình mỗi năm toàn tỉnh đánh bắt được 1.200 đến 1.300 tấn cá, chia theo bình quân số cá ấy thì mỗi người dân được hưởng nguồn lợi thủy sản quá ít. Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tiếp giáp với Lạng Sơn, mặc dù trình độ chăn thả tiên tiến hơn nhưng do diện tích mặt nước hạn chế, dân số đông nên mức độ hưởng thụ thực phẩm từ cá cũng không khá hơn ta là mấy. Vì vậy, việc quan tâm khai thác nguồn lợi thủy sản chung trên sông Kỳ Cùng để tận dụng diện tích mặt nước, tạo điều kiện cho cư dân biên giới xóa đói giảm nghèo, tạo hình ảnh hữu nghị giữa hai nước đã được quan tâm từ lâu. Đến năm 2008, lứa cá đầu tiên đã được nhân dân hai nước thả chung xuống sông Kỳ Cùng. Ở lần thả cá này, nhân dân hai nước đã cùng thả 50 vạn con cá giống phổ thông như; chép, trôi, mè, trắm. Ngay khi mẻ cá đầu tiên được thả, người dân biên giới hai nước đã cam kết không đánh bắt bằng thuốc nổ, hóa chất; không sử dụng lưới mắt nhỏ; cùng đánh bắt chung để hưởng nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. Theo ông Phạm Bá Biền, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thủy sản Lạng Sơn, việc thả chung cá trên một dòng sông không những mang ý nghĩa về hòa bình hữu nghị, mà còn có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế. Sau khi thả cá, nhiều người dân các thôn bản dọc sông đã đầu tư công cụ đánh bắt như xuồng, lưới, dụng cụ câu để tạo một phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ thuần nông sang đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ngay sau đợt thả cá năm 2008, chỉ trong vòng 1 năm sau, mật độ cá trên sông đã dày lên, nhân dân biên giới của 2 nước cùng chung hưởng nguồn lợi đó. Theo quy luật ở miền núi, sau rằm tháng 7 cá tìm về vùng hạ lưu, nhưng bắt đầu từ tháng 3 hằng năm cá ngược lên thượng nguồn. Đây là mùa đánh bắt chính nên nhân dân dọc sông suối thuộc Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Cao Lộc... có nguồn lợi thủy sản tăng đáng kể. Theo ông Hoàng Văn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định, hợp tác thả cá xuống sông Kỳ Cùng đã tạo niềm vui cho nhân dân các dân tộc vùng sông, và đây cũng là hình thức tạo công ăn việc làm cho nhân dân hai nước. Tháng 10/2012, hai nước lại tiếp tục thả 95 vạn cá giống xuống sông Kỳ Cùng. Ông Phạm Bá Biền khẳng định, cùng với hoạt động thả cá giống, các hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm cũng được diễn ra. Các cán bộ nuôi trồng thủy sản đã thăm 5 mô hình sản xuất, chăn nuôi cá của Quảng Tây, chắc chắn trong tương lai sẽ có mô hình hợp tác về chăn thả cá hiện đại. Trong điều kiện toàn tỉnh đang tập trung đầu tư Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn thì các mô hình ngư nghiệp sẽ góp phần tạo bước đi vững chắc và rất khả thi.... 16:34 | 15/11/2012
Tọa đàm về ảnh nghệ thuật Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo Việt Nam Ngày 4-10, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học "ảnh nghệ thuật Hoàng Sa - Trường Sa, biển đảo Việt Nam của Nguyễn Á".... 07:48 | 05/10/2014
Thông qua nghị quyết về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Sáng 21/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam về quy định chi tiết Điều 27, Điều 34 của Luật MTTQ Việt Nam về hình thức giám sát và phản biện xã hội.... 07:50 | 22/04/2017