Cà Mau tháo gỡ khó khăn trong chế biến và xuất khẩu thủy sản Nông dân tỉnh Cà Mau thu hoạch tôm. Năm tháng đầu năm 2012, ngành thủy sản Cà Mau ước đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 330 triệu USD. Song các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối mặt khó khăn, thách thức từ nhiều phía. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp đang tiềm ẩn nguy cơ phá sản.Trước thực tế, tỉnh Cà Mau tập trung triển khai các giải pháp để giữ vững ngành sản xuất chủ lực này; phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt một tỷ USD năm 2012.Tự làm khó mìnhTheo Thư ký Hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản CASEP Cà Mau Lý Văn Thuận: Những khó khăn kéo dài kể từ năm 2011 đến nay chưa thể giải quyết triệt để đã đẩy nhiều công ty, xí nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đứng bên bờ vực phá sản. Trong số 37 nhà máy, xí nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có khoảng 40% số nhà máy hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi nhuận. Số còn lại có đến 30% số nhà máy đang hoạt...... 08:05 | 18/06/2012
Phát triển sản xuất: Hiệu quả từ hợp tác xã thủy sản Tam Hoa LSO-Bởi thất bại của mô hình trước, nên quá trình thành lập lại hợp tác xã (HTX) nuôi trồng thủy sản Tam Hoa, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn gặp phải rất nhiều khó khăn. Người dân dường như mất lòng tin về hiệu quả của mô hình kinh tế này. Thế nhưng sau hơn 18 năm hoạt động với sự quyết tâm của Ban chủ nhiệm, đồng lòng gắn kết của các xã viên, HTX đã không ngừng phát triển. Câu cá, một trong những dịch vụ được HTX nuôi trồng thủy sản Tam Hoa, xã Hưng Vũ, huyện Bắc Sơn mở rộng trong 2 năm trở lại đâyVới diện tích rộng gần 40ha, hồ thủy lợi Tam Hoa không những cung cấp nước tưới cho cánh đống của 5 xã trải dài từ Hưng Vũ tới Long Đống, mà đây còn được coi là tiềm năng về thủy sản. Hồ được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, suốt mấy chục năm qua đã có rất nhiều các đơn vị tận dụng lợi thế để nuôi trồng thủy sản, nhưng do phương thức quản lý còn nhiều bất cập, nên hiệu quả chưa cao....... 08:58 | 07/05/2012
Bảo đảm tiến độ, an toàn dự án thủy điện Sơn La - Lai Châu Ngày 25-4, tại Nhà máy thủy điện Sơn La, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì phiên họp sáu tháng đầu năm Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La - Lai Châu.Sau khi nghe đặc phái viên Thủ tướng Chính phủ Thái Phụng Nê báo cáo tổng kết chương trình, các ý kiến đóng góp xoay quanh khá nhiều vấn đề còn vướng mắc trong các dự án tổng thể của thủy điện Sơn La và Lai Châu. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đến nay thủy điện Sơn La đã hoàn thành khoan chống thấm vai trái, tập trung lực lượng thiết bị lắp đặt tổ máy còn lại, bảo đảm tốt công tác vận hành liên hồ chứa, chuẩn bị nghiệm thu toàn bộ và khánh thành nhà máy vào cuối năm nay, đồng thời hoàn thành công tác thanh quyết toán trong năm 2012. Tại thủy điện Lai Châu, các đơn vị đã hoàn thành ngăn sông và bảo đảm chống lũ an toàn mùa lũ năm nay... EVN cũng nêu lên một số kiến nghị, tập trung vào việc phê duyệt tổng mức đầu tư điều...... 08:18 | 26/04/2012
Xuất khẩu thủy sản phấn đấu đạt mức 8 tỷ USD vào năm 2020 Ngày 1-6, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản tổ chức hội thảo Chương trình xuất khẩu thủy sản (XKTS) đến năm 2015 và định hướng năm 2020.Đây là hội thảo lần cuối lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan nhằm hoàn thiện dự thảo Chương trình phát triển XKTS giai đoạn 2015, định hướng năm 2020 trình Chính phủ phê duyệt. Trong giai đoạn 2005-2010, giá trị XKTS đã vượt mức 4,5 tỷ USD đề ra, đạt 5,033 tỷ USD. Theo Chương trình phát triển XKTS giai đoạn 2015, chỉ tiêu XKTS đến năm 2015 là 6,5 - 6,7 tỷ USD và đến năm 2020 là 8 tỷ USD.Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu cao-su tháng 5 của nước ta ước đạt 40 nghìn tấn, trị giá 176 triệu USD. Lũy kế năm tháng đầu năm, xuất khẩu cao-su đạt 240 nghìn tấn, thu 1,052 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng tăng hơn 30%, nhưng giá trị tăng hơn hai lần.Hiện nay, giá cà-phê nhân xô trong nước tiếp tục tăng lên mức 51.600 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá cà-phê xuất khẩu tại cảng TP Hồ Chí Minh cũng tăng thêm 10 USD/tấn, lên...... 08:09 | 03/06/2011
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm tháng ước đạt hơn 10 tỷ USD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá trị xuất khẩu nông, lâm và thủy sản tháng 5 ước đạt 2,1 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu năm tháng đầu năm lên hơn 10 tỷ USD, tăng 41,5% so cùng kỳ năm 2010. Hầu hết các mặt hàng chủ lực đều tăng cả về số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng tốc, đạt gần 2,1 tỷ USD, tăng 27,3% so cùng kỳ năm ngoái; cà-phê đạt xấp xỉ 1,8 tỷ USD, cao-su đạt một tỷ USD...* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, các tỉnh miền nam đã thu hoạch xong lúa đông xuân, trừ vùng Tây Nguyên mới thu hoạch được hơn 80% diện tích. Theo đánh giá, năng suất lúa đạt bình quân 63,4 tạ/ha, sản lượng đạt hơn 12,5 triệu tấn, cao hơn vụ trước khoảng 130 nghìn tấn lúa. Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long năng suất đạt 65,6 tạ/ha, sản lượng gần 10,6 triệu tấn lúa tăng 330.000 tấn. Hiện tại, các tỉnh miền nam đang đẩy nhanh tiến độ xuống giống lúa hè thu theo hướng...... 08:12 | 27/05/2011
Ký hợp đồng mua bán điện và tổng thầu EPC thủy điện Xêkaman 1 Ngày 2-3, tại Hà Nội, Tập đoàn Sông Đà phối hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty TNHH điện Xêkaman 1 ký Hợp đồng mua bán điện, hợp đồng Tổng thầu EPC dự án thủy điện Xêkaman 1, tiếp nhận giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài dự án thủy điện Sê Kông 3 cho Tập đoàn Sông Đà do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.Dự án thủy điện Xêkaman 1 có tổng mức đầu tư 441 triệu USD với công suất lắp máy là 322 MW, sản lượng điện bình quân hằng năm hơn 1,2 tỷ KW giờ. Dự án gồm hai bậc: Bậc trên là Công trình thủy điện Xêkaman 1 và bậc dưới là Công trình thủy điện Xêkaman Sanxay. Đến nay các hạng mục phụ trợ, lán trại và đường thi công đã cơ bản hoàn thành, bảo đảm đủ điều kiện để khởi công công trình vào ngày 6-3. Mục tiên tiến độ của dự án là phát điện tổ máy số 1 vào đầu năm 2014 và hoàn thành vào cuối năm...... 08:38 | 03/03/2011
Ký hợp đồng mua bán điện và tổng thầu EPC thủy điện Xêkaman 1 Ngày 2-3, tại Hà Nội, Tập đoàn Sông Đà phối hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty TNHH điện Xêkaman 1 ký Hợp đồng mua bán điện, hợp đồng Tổng thầu EPC dự án thủy điện Xêkaman 1, tiếp nhận giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài dự án thủy điện Sê Kông 3 cho Tập đoàn Sông Đà do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.Dự án thủy điện Xêkaman 1 có tổng mức đầu tư 441 triệu USD với công suất lắp máy là 322 MW, sản lượng điện bình quân hằng năm hơn 1,2 tỷ KW giờ. Dự án gồm hai bậc: Bậc trên là Công trình thủy điện Xêkaman 1 và bậc dưới là Công trình thủy điện Xêkaman Sanxay. Đến nay các hạng mục phụ trợ, lán trại và đường thi công đã cơ bản hoàn thành, bảo đảm đủ điều kiện để khởi công công trình vào ngày 6-3. Mục tiên tiến độ của dự án là phát điện tổ máy số 1 vào đầu năm 2014 và hoàn thành vào cuối năm...... 08:34 | 03/03/2011
Quảng Nam: Lúng túng trong việc chọn mô hình tái định cư thủy điện Hiện hầu hết các dự án tái định cư (TĐC) thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang tác động khá lớn tới đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi cao. Việc giao tiền đền bù để người dân tự làm nhà ở theo nhu cầu sử dụng hay xây dựng các khu TĐC tập trung cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới người dân. Ảnh minh họa. (Nguồn: dantri.com.vn) * Giao tiền đền bù cho dân Từ thị trấn Thạnh Mỹ, phải mất gần 3 tiếng đồng hồ theo đường núi quanh co, chúng tôi mới tới thôn 2 mới, xã Tà Pơ, huyện Nam Giang. Khác với những bản làng thường thấy của đồng bào dân tộc thiểu số nằm sâu trong rừng, thôn 2 mới hiện ra với những ngôi nhà gỗ được xây dựng hết sức khang trang, bề thế. Mùi gỗ mới, mùi sơn và tiếng đục đẽo, cưa gỗ vang vọng cả một góc rừng. Nhìn những ngôi nhà khang trang như thế, không ai nghĩ nó được xây dựng ở tận trong rừng sâu. Hơn 1 năm qua, thôn này được biết đến là thôn tỷ phú,...... 10:04 | 01/01/2013
Tổ máy cuối cùng thuỷ điện xanh Chiêm Hóa hòa lưới điện quốc gia Ảnh minh họa (nguồn: ict.com.vn)Ngày 1/12, tổ máy số 3 với công suất 16MW của Nhà máy thủy điện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) đã phát điện hòa lưới điện quốc gia thành công. Trước đó, ngày 29/11, Ban quản lý dự án Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa đã cho chạy không tải thành công và tiến hành hiệu chỉnh, kiểm tra lần cuối cùng để đảm bảo hòa lưới điện quốc gia tuyệt đối an toàn. Theo đánh giá của các chuyên gia, kỹ sư, sau khi tổ máy số 3 hòa lưới điện quốc gia thì các thông số kỹ thuật về nhiệt độ dầu, nhiệt độ séc-măng, nhiệt độ máy biến áp từ, công suất, độ mở cánh hướng và các hệ thống phụ... đều hoạt động ổn định, đúng thiết kế. Công trình Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa là công trình thủy điện cột nước thấp đầu tiên của Việt Nam, sử dụng công nghệ tua-bin bóng đèn chạy thẳng nên chỉ cần mực nước chênh lệch trên 2,5m là nhà máy có thể phát điện. Nhờ diện tích mặt nước phần lòng hồ không lớn nên đã hạn chế tối đa việc di dân...... 10:12 | 02/12/2012
Hợp tác khai thác nguồn lợi thủy sản: Niềm vui về với vùng biên Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ Lạng Sơn chảy qua Trung Quốc. Dòng chảy và mặt nước của con sông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân hai bên, nhất là khu vực biên giới khai thác nguồn lợi thủy sản chung. Thuận lợi là vậy nhưng cư dân biên giới hai nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của nuôi trồng thủy sản. So với nhiều tỉnh trong khu vực, mức độ hưởng thụ nguồn lợi thủy sản, sử dụng thực phẩm thủy sản của người dân Lạng Sơn vẫn còn quá thấp. Trung bình mỗi năm toàn tỉnh đánh bắt được 1.200 đến 1.300 tấn cá, chia theo bình quân số cá ấy thì mỗi người dân được hưởng nguồn lợi thủy sản quá ít. Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tiếp giáp với Lạng Sơn, mặc dù trình độ chăn thả tiên tiến hơn nhưng do diện tích mặt nước hạn chế, dân số đông nên mức độ hưởng thụ thực phẩm từ cá cũng không khá hơn ta là mấy. Vì vậy, việc quan tâm khai thác nguồn lợi thủy sản chung trên sông Kỳ Cùng để tận dụng diện tích mặt nước, tạo điều kiện cho cư dân biên giới xóa đói giảm nghèo, tạo hình ảnh hữu nghị giữa hai nước đã được quan tâm từ lâu. Đến năm 2008, lứa cá đầu tiên đã được nhân dân hai nước thả chung xuống sông Kỳ Cùng. Ở lần thả cá này, nhân dân hai nước đã cùng thả 50 vạn con cá giống phổ thông như; chép, trôi, mè, trắm. Ngay khi mẻ cá đầu tiên được thả, người dân biên giới hai nước đã cam kết không đánh bắt bằng thuốc nổ, hóa chất; không sử dụng lưới mắt nhỏ; cùng đánh bắt chung để hưởng nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. Theo ông Phạm Bá Biền, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thủy sản Lạng Sơn, việc thả chung cá trên một dòng sông không những mang ý nghĩa về hòa bình hữu nghị, mà còn có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế. Sau khi thả cá, nhiều người dân các thôn bản dọc sông đã đầu tư công cụ đánh bắt như xuồng, lưới, dụng cụ câu để tạo một phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ thuần nông sang đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ngay sau đợt thả cá năm 2008, chỉ trong vòng 1 năm sau, mật độ cá trên sông đã dày lên, nhân dân biên giới của 2 nước cùng chung hưởng nguồn lợi đó. Theo quy luật ở miền núi, sau rằm tháng 7 cá tìm về vùng hạ lưu, nhưng bắt đầu từ tháng 3 hằng năm cá ngược lên thượng nguồn. Đây là mùa đánh bắt chính nên nhân dân dọc sông suối thuộc Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Cao Lộc... có nguồn lợi thủy sản tăng đáng kể. Theo ông Hoàng Văn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định, hợp tác thả cá xuống sông Kỳ Cùng đã tạo niềm vui cho nhân dân các dân tộc vùng sông, và đây cũng là hình thức tạo công ăn việc làm cho nhân dân hai nước. Tháng 10/2012, hai nước lại tiếp tục thả 95 vạn cá giống xuống sông Kỳ Cùng. Ông Phạm Bá Biền khẳng định, cùng với hoạt động thả cá giống, các hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm cũng được diễn ra. Các cán bộ nuôi trồng thủy sản đã thăm 5 mô hình sản xuất, chăn nuôi cá của Quảng Tây, chắc chắn trong tương lai sẽ có mô hình hợp tác về chăn thả cá hiện đại. Trong điều kiện toàn tỉnh đang tập trung đầu tư Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn thì các mô hình ngư nghiệp sẽ góp phần tạo bước đi vững chắc và rất khả thi.... 16:34 | 15/11/2012