Tổng tuyển cử ở Mi-an-ma và A-déc-bai-gian Theo THX, ngày 7-11, gần 25 triệu cử tri Mi-an-ma đã đi bỏ phiếu bầu QH và cơ quan lập pháp địa phương. Cuộc bầu cử lần này là bước thứ năm trong "Lộ trình bảy bước tới dân chủ" mà Chính phủ Mi-an-ma công bố năm 2003. Toàn bộ 40 nghìn điểm bầu cử kết thúc đúng giờ vào 16 giờ, trong trật tự và hòa bình. Các nhà ngoại giao thường trú tại Mi-an-ma, 20 nhà báo nước ngoài và báo chí trong nước đã được bố trí đưa tin và giám sát tiến trình bỏ phiếu.Có 37 chính đảng tham gia tranh cử tại bảy khu vực và bảy bang thiểu số. Có 3.071 ứng cử viên, trong đó có 82 ứng cử viên độc lập, tranh cử vào 1.159 ghế tại QH, gồm 326 ghế Hạ viện, 168 ghế Thượng viện và 665 ghế tại các cơ quan lập pháp địa phương. Theo Hiến pháp Mi-an-ma, các nhà lãnh đạo quân đội được dành riêng 25% ghế trong QH. Đảng Phát triển và Đoàn kết Thống nhất (USDP) với 18 triệu đảng viên, do Thủ tướng U Thên Xên đứng đầu, là chính đảng lớn nhất...... 09:33 | 08/11/2010
Đồn Biên phòng Chi Ma vững vàng phòng tuyến chống buôn lậu LSO-Đồn Biên phòng Chi Ma có nhiệm vụ quản lý địa bàn 3 xã biên giới là Tú Mịch, Yên Khoái và Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình. Trên địa bàn có cửa khẩu Quốc gia Chi Ma và nhiều đường mòn, lối tắt qua biên giới nên đã thu hút nhiều người dân từ địa phương khác đến tạm trú, làm thuê, buôn bán, tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.... 16:17 | 09/01/2015
Tiến triển mới trong đàm phán hòa bình ở Mi-an-ma Theo Tân Hoa xã và AP, quá trình đàm phán hòa bình ở Mi-an-ma có bước tiến mới ngày 19-5, sau khi Nhóm kiến tạo hòa bình thuộc Chính quyền trung ương Mi-an-ma đã đạt được một thỏa thuận với Hội đồng khôi phục Nhà nước bang San (RCSS) thuộc nhóm sắc tộc vũ trang bang San.Thỏa thuận 12 điểm này đạt được tại vòng đàm phán hòa bình lần thứ hai cấp trung ương, được tổ chức tại bang San, miền đông Mi-an-ma. Thỏa thuận bao gồm hợp tác về xóa bỏ ma túy, bảo đảm về kinh tế, gìn giữ văn hóa và thành lập nhóm giám sát hòa bình. Tại vòng đàm phán hòa bình đầu tiên hồi đầu năm nay, hai bên cũng đạt được một thỏa thuận hòa bình 11 điểm, gồm phân định lãnh thổ, mở các văn phòng liên lạc và kinh tế... Đây là thỏa thuận mới nhất trong tiến trình đàm phán hòa bình giữa Chính phủ Tổng thống Thên Xên và chính quyền bang với các nhóm sắc tộc vũ trang ở...... 14:51 | 21/05/2012
Cam kết thúc đẩy đàm phán hòa bình ở Mi-an-ma * Cư-rơ-gư-xtan và U-dơ-bê-ki-xtan giải quyết tranh chấp Theo Tân Hoa xã ngày 7-1, Tư lệnh lực lượng quốc phòng Mi-an-ma Min A-ung Hơ-lang khẳng định, quân đội nước này ủng hộ tiến trình hòa đàm giữa chính phủ với nhóm vũ trang sắc tộc Liên minh Dân tộc Cay-in (KNU).Trong cuộc gặp với thủ lĩnh mới được bầu của KNU Mu-tu Xây Pô tại Thủ đô Nây Pi Đô ngày 6-1, Tư lệnh A-ung Hơ-lang cho biết, 75% tiến trình hòa đàm giữa chính phủ và KNU đã hoàn tất. KNU đã lập bảy ủy ban và lên kế hoạch cải tổ lại Ủy ban Kiến tạo hòa bình.* Trước đó, tại Thủ đô Nây Pi Đô, Tổng thống Mi-an-ma U Thên Xên đã có cuộc gặp thủ lĩnh KNU Mu-tu Xây Pô. Tổng thống U Thên Xên khẳng định tìm kiếm hòa bình lâu dài với KNU và bày tỏ cam kết của chính phủ nhằm đạt được mục tiêu đó trong nhiệm kỳ của ông. Ông kêu gọi hợp tác vì các quyền hiến pháp công bằng cho tất cả các dân tộc. Ông Mu-tu cũng bày tỏ mong muốn xây dựng hòa bình thông qua ngừng...... 14:35 | 08/01/2013
Tổng thống B.Ô-ba-ma dẫn điểm tại các bang quan trọng Kết quả cuộc thăm dò dư luận mới nhất do NBC News/Wall Street Journal/ Marist tiến hành cho thấy, đương kim Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma, đại diện đảng Dân chủ, tiếp tục dẫn điểm trước đối thủ là Thượng nghị sĩ M.Rôm-ni của đảng Cộng hòa, tại hai bang then chốt gồm Ô-hai-ô và Phlo-ri-đa, với tỷ lệ phiếu ủng hộ tương ứng là 51%-45% và 49%-47%.Thắng lợi tại hai bang này đóng vai trò quyết định trong cuộc bầu cử ngày 6-11 tới, vì hai bang này lần lượt có 18 và 29 phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, dự đoán ông Ô-ba-ma khó có khả năng dẫn trước từ 5 đến 8% số phiếu, do đó cuộc bầu cử tổng thống sẽ có kết quả rất sít sao. Tại một số bang của Mỹ, cử tri đã đi bỏ phiếu sớm. Tại Ô-hai-ô và một số tiểu bang chủ chốt khác, hàng nghìn luật sư của hai ứng cử viên đã đăng ký theo dõi quá trình bỏ phiếu trong ngày bầu cử chính thức...... 10:10 | 01/01/2000
Xê-nê-gan kêu gọi can thiệp quân sự vào Ma-li Tổng thống Xê-nê-gan M.Xan bày tỏ hy vọng Hội đồng Bảo an LHQ sẽ cho phép các nước châu Phi tiến hành can thiệp quân sự vào miền bắc Ma-li để khôi phục toàn vẹn lãnh thổ nước này và đấu tranh chống khủng bố. Đức và Pháp cam kết sẽ hỗ trợ hậu cần, nhưng loại trừ khả năng đưa binh sĩ đến Ma-li tham chiến.Các trang mạng lớn của Thụy Điển bị tiến côngCảnh sát Thụy Điển cho biết, tin tặc đã tiến công và chặn đứng hệ thống truy cập hàng loạt trang mạng quan trọng của nước này như các ngân hàng hàng đầu SEB và Swedbank, Hãng thông tấn TT... trong ngày 1-10.Chi-lê dành ngân sách kỷ lục cho giáo dục Tổng thống Chi-lê X.Pi-nhê-ra vừa công bố dự thảo ngân sách tài khóa 2013, trong đó dành cho giáo dục mức ngân sách kỷ lục 12,8 tỷ USD, tăng 9,4% so với tài khóa 2012. Dự thảo này sẽ được QH Chi-lê xem xét thông qua trước ngày 30-11 tới.Ca-ta mở văn phòng ngoại giao ở dải Ga-daCa-ta vừa mở văn phòng ngoại giao tại dải Ga-da, vùng lãnh thổ Pa-le-xtin do phong...... 10:09 | 03/10/2012
Hội nghị quốc tế về Biển Ðông tại Ma-lai-xi-a Hội nghị quốc tế về Biển Đông lần thứ hai do Viện Nghiên cứu Biển Ma-lai-xi-a (MIMA) tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 4 và 5-9 tại Thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ, thu hút sự tham gia của gần 150 học giả, chuyên gia nghiên cứu, các nhà ngoại giao đến từ 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Với chủ đề "Những phát triển địa chiến lược và triển vọng quản lý tranh chấp", hội nghị tập trung sáu phần chính, bao gồm vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và ảnh hưởng đối với môi trường an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đánh giá tình hình địa chính trị hiện nay ở Biển Đông, luật pháp quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, các giải pháp lâu dài và thảo luận nhóm về hướng giải quyết tranh chấp.Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Viện trưởng MIMA, Phó Chuẩn Đô đốc A.Ram-li nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược và kinh tế của Biển Đông đối với các quốc gia ven biển và cộng đồng quốc tế. Ông cho rằng, tranh chấp lãnh thổ và tuyên bố...... 14:30 | 06/09/2012
Mối đe dọa khủng bố từ cuộc khủng hoảng ở Ma-li Lực lượng nổi dậy Hồi giáo kiểm soát miền bắc Ma-li. Ảnh AFP Cuộc khủng hoảng kéo dài ở Ma-li trở thành điểm nóng tại khu vực Tây Phi bởi vùng đất phía bắc nước này đang là nơi "nuôi dưỡng" các phần tử khủng bố, đe dọa khu vực Xa-hen, Bắc Phi, châu Phi và cả vùng Địa Trung Hải. Đây là vấn đề làm đau đầu không chỉ các nhà lãnh đạo châu Phi mà cả các nước phương Tây, đối tượng luôn bị các phần tử khủng bố nhắm tới.Xung đột bùng nổ dữ dội ở miền bắc Ma-li giữa các lực lượng chính phủ và các nhóm quân nổi dậy Tua-rếch kể từ cuối năm ngoái. Cuộc đảo chính hồi tháng 3 vừa qua đã biến Ma-li, nước vốn được đánh giá có một nền dân chủ kiểu mẫu ở châu Phi, thành vùng lãnh thổ bị xâu xé bởi các nhóm phiến quân đang tranh giành nhằm chiếm đóng khu vực miền bắc. Lợi dụng tình hình không kiểm soát tại Thủ đô Ba-ma-cô ở miền nam sau cuộc đảo chính, nhóm phiến quân An-xa Đin của người Tua-rếch đã bao vây và nắm quyền...... 09:52 | 02/08/2012
Tổng thống Ru-ma-ni vượt qua cuộc trưng cầu ý dân Tổng thống T.Ba-xe-xeu tuyên bố vượt qua cuộc trưng cầu dân ý. Như Báo Nhân Dân đưa tin, Tổng thống Ru-ma-ni T.Ba-xe-xcu, hiện bị QH nước này tạm đình chỉ chức vụ, có nhiều khả năng được phục chức, do cuộc trưng cầu ý dân hôm 29-7 không hợp lệ vì tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu không đạt mức tối thiểu quy định (50% cộng một cử tri).Tân Hoa xã dẫn thông báo của Văn phòng bầu cử trung ương Ru-ma-ni cho biết, chỉ có 45,92% trong số hơn 18,2 triệu cử tri nước này đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về việc luận tội Tổng thống.Mặc dù các cuộc thăm dò tại các điểm bỏ phiếu cho thấy, có tới 80% số cử tri ủng hộ luận tội Tổng thống, nhưng tỷ lệ cử tri tham gia không đạt mức quy định, nên cuộc trưng cầu ý dân được coi là không có hiệu lực. Khi kết quả nói trên được chính thức xác nhận, Tổng thống Ba-xe-xcu sẽ được phục chức và tiếp tục nhiệm kỳ kết thúc vào năm...... 15:24 | 31/07/2012
Khủng hoảng chính trị tại Ru-ma-ni và U-crai-na Theo Roi-tơ, ngày 5-7, Chủ tịch Hạ viện Ru-ma-ni V.Dơ-gô-nê-a thông báo, các nghị sĩ Liên minh Xã hội Tự do (USL) cầm quyền đề nghị QH nước này triệu tập phiên họp bất thường trong hai ngày 5 và 6-7 để thảo luận việc tước bỏ các quyền hạn chính thức của Tổng thống T.Ba-xe-xcu.Chính phủ cũng đã thông qua một sắc lệnh khẩn cấp nhằm hạn chế quyền hạn của Tòa án Hiến pháp. Sắc lệnh được Thủ tướng V.Pôn-ta và Bộ trưởng Tư pháp T.Cô-la-tê-an ký, theo đó cấm Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về các quyết định của quốc hội. Theo Hiến pháp Ru-ma-ni, tổng thống có thể bị quốc hội truất quyền nếu vi phạm nghiêm trọng Đạo luật cơ bản. Tuy nhiên, đề xuất dài 17 trang của phe cầm quyền không đưa ra được lời cáo buộc cụ thể nào nhằm vào ông Ba-xe-xcu. Việc cách chức Tổng thống Ru-ma-ni phải được quyết định thông qua hình thức trưng cầu ý dân, diễn ra trong vòng một tháng sau đó. USL từng thành công trong việc đình chỉ quyền hạn của Tổng thống T.Ba-xe-xcu năm 2007, song ông đã được khôi...... 09:37 | 06/07/2012