Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Với 1,5 triệu ha đất lúa, vào mỗi vụ thu hoạch rộ, nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) lại phải lo tìm thuê máy và nhân công thu hoạch. Thực trạng này diễn ra đã lâu. Nguyên nhân chính là toàn vùng chưa được đầu tư hệ thống cơ giới hóa khâu thu hoạch và chính quyền cũng như ngành nông nghiệp các tỉnh chưa thật sự coi trọng vấn đề này...... 11:38 | 29/03/2013
Thị trấn Văn Quan: Phát huy hiệu quả mô hình nuôi cá lồng LSO- Trong những năm qua, đời sống của người dân ở thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan không ngừng cải thiện, nâng cao. Đến nay, mức thu nhập bình quân đạt 12 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 6,2% trên tổng số 1.021 hộ dân. Có được kết quả đó là do thị trấn đã thực hiện tốt phong trào phát triển kinh tế, trong đó chú trọng nhân rộng các mô hình có hiệu quả cao, điển hình là mô hình nuôi cá lồng trên địa bàn. ... 09:14 | 05/06/2014
Vĩnh Long sắp hoàn thành mục tiêu mua tạm trữ 45.000 tấn lúa Hiện nay, Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã mua tạm trữ 43.830 tấn lúa gạo, bằng 97% chỉ tiêu mà tỉnh đã đề ra. Tỉnh Vĩnh Long có 4 doanh nghiệp được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu mua lúa tạm trữ vụ Đông Xuân 2013 – 2014.... 08:05 | 22/04/2014
Các nhà máy đường đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu hoạt động Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, ngày 25 và 26-9, các nhà máy đường tại địa bàn các huyện Phụng Hiệp, Vị Thanh, Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) và tỉnh Cà Mau chính thức hoạt động ép mía. Riêng các nhà máy đường khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sau ngày 10-10 sẽ hoạt động đồng loạt. Giá sàn được thống nhất áp dụng mới đây là 1.000 đồng/kg. Theo dự báo, sản lượng mía năm nay cung ứng đủ cho các nhà máy ở đồng bằng sông Cửu Long.Trồng 34 ha rừng tại Thừa Thiên - HuếNgày 18-9, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Tập đoàn AEON - Nhật Bản phát động chương trình trồng rừng giao lưu. Đây là chương trình hợp tác trong Dự án Trồng rừng giao lưu giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế với Tập đoàn AEON - Nhật Bản. Theo đó, từ năm 2010 đến 2015, tỉnh Thừa Thiên - Huế và Tập đoàn AEON cam kết thực hiện dự án trồng rừng giao lưu với diện tích 34 ha, tổng kinh phí để thực hiện hơn 71.000 USD. Dự án đã triển...... 09:57 | 19/09/2011
Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất ở Vĩnh Long Thực hiện Chỉ thị 50-CT/T.Ư của Ban Bí thư (khóa IX) và Kế hoạch 49-KH/T.U của Tỉnh ủy Vĩnh Long về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ CNH, HĐH đất nước, UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt và triển khai "Đề án phát triển công nghệ sinh học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007- 2015".Đến nay các huyện ủy, thành ủy đã cụ thể hóa chủ trương này trong nghị quyết hằng năm của địa phương và triển khai nhiều hoạt động đưa công nghệ sinh học vào phục vụ sản xuất và đời sống.Bên cạnh đầu tư kinh phí 123 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, xây dựng cơ sở thực nghiệm và nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, Vĩnh Long tập trung xây dựng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ trình độ cao. Trong đó, đưa mười cán bộ đi đào tạo sau đại học các chuyên ngành liên quan công nghệ sinh học, đào tạo tám cán bộ sau đại học ngành công nghệ sinh học ở nước ngoài. Đáng chú ý, tỉnh đã và đang thực hiện 15 đề tài ứng...... 09:31 | 01/09/2011
Bình Thuận: Phát triển mô hình trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP Với mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại thu nhập cao cho người nông dân, thời gian qua, ngành chức năng tỉnh Bình Thuận đã triển khai mô hình trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ trồng loại cây này. Mô hình trồng thanh long theo chương trình VietGAP ở Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận (Ảnh: K.V)VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices, nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt nhằm tạo ra sản phẩm sạch và an toàn. Bà Đào Thị Kim Dung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thanh long tỉnh Bình Thuận cho biết, mô hình trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đãđược Trung tâm quan tâm, chỉ đạo trong suốt thời gian qua. Trung tâm đã tích cực tuyên truyền, vận động các hộ nông dân hiểu và tham gia trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP; chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo các địa phương rà soát và tuyên truyền, vận động bà con thành lập các tổ, nhóm đăng ký làm theo mô hình VietGAP. Kết quả, từ năm 2009 đến nay, nhiều địa...... 11:07 | 23/06/2012
Bà Rịa-Vũng Tàu: Trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap Ảnh minh họa (Nguồn: VnExpress)Qua hơn 3 năm, mô hình trồng thí điểm thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap ở xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã thu được kết quả khả quan. Tuy nhiên, tổ hợp tác sản xuất này đang gặp phải khó khăn là thiếu vốn, đầu ra của sản phẩm không ổn định.... Dự án trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap được thực hiện thí điểm ở xã Bông Trang từ tháng 12/2009, trên 2 ha với 5 hộ nông dân tham gia, tổng kinh phí 500 triệu đồng. Các hộ được hỗ trợ hơn 30% tổng chi phí, được hướng dẫn kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGap. Đây là mô hình trồng thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap đầu tiên và duy nhất ở Bà Rịa-Vũng Tàu do Hội Nông dân tỉnh làm chủ dự án. Gia đình ông Mai Văn Tiết ở ấp Trang Định, xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc cho biết: Hơn 3 năm qua, gia đình ông trồng thí điểm 4 sào với 400 trụ thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGap. Qua quá trình chăm sóc...... 15:14 | 29/05/2012
Ðồng bằng sông Cửu Long phát triển vườn trái cây tiêu chuẩn GAP Xem thêm: 1 ảnhMột cửa hàng trái cây ở Tiền Giang. Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 285.800 ha cây ăn quả, sản lượng đạt gần bốn triệu tấn/năm. Nhiều loại trái cây đã trở thành đặc sản nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, quýt hồng Lai Vung... Tuy nhiên, tình trạng"mất mùa được giá, được mùa rớt giá" vẫn là nghịch lý đeo bám nhà vườn. Việc quy hoạch vùng chuyên canh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm thị trường tiêu thụ hiện vẫn đang... để ngỏ.Thua trên "sân nhà"Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ) mỗi buổi sớm lại nhộn nhịp những ghe chở đầy ắp trái cây xuôi ngược. Các chủ ghe hồ hởi mời chào nhưng rất ít"giao dịch" được thực hiện. Chúng tôi ghé sát ghe của anh Ba Nhuận, chất đầy dưa hấu và xoài, hỏi: Ngần này trái cây mỗi buổi sáng anh bán có hết không? Anh trả lời: Làm sao hết được, bán trên sông nước bây giờ khó lắm, tranh thủ buổi chợ tôi đi bán kiếm thêm chứ trái cây trồng được chủ yếu bán cho thương lái cả....... 10:35 | 28/05/2012
Ưu tiên vốn đầu tư phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long Nông dân vay vốn ở chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua, ngành ngân hàng đã tập trung nguồn vốn, ưu tiên cho vay chương trình phát triển sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là trên địa bàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).Tập trung vốn cho nông nghiệp, nông thônThực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong những năm qua, hệ thống ngân hàng đã cung cấp một khối lượng vốn lớn cho vay lĩnh vực này. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết; Trong bối cảnh kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng năm 2011 (khoảng 15%), mức thấp nhất trong 10 năm, nhưng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn vẫn tăng trưởng ở mức 30,64%. Nhiều cơ chế chính sách ưu đãi cũng đã được NHNN ban hành nhằm khuyến khích các...... 08:30 | 09/05/2012
Chất lượng giống lúa cho sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long Sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) những năm qua liên tiếp thắng lớn, tiếp tục đạt kỷ lục mới, góp phần quyết định vào kỷ lục của cả nước: sản lượng lúa 39,8 triệu tấn, xuất khẩu gạo đạt 6,7 triệu tấn, đạt kim ngạch 3,1 triệu USD. Theo Hiệp hội Lương thực, đến 1-4-2011, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu 3,3 triệu tấn gạo, trong đó đã giao hơn hai triệu tấn, giá khoảng 476 USD/ tấn gạo.Ở ĐBSCL, giá lúa đang lên cao, nửa đầu tháng 4, giá gạo bán lẻ tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Nông dân ĐBSCL đang mở rộng diện tích gieo sạ lúa năm 2011, có chiều hướng vượt phạm vi thời vụ khuyến cáo, nhưng phần lớn vẫn nằm trong phạm vi kinh nghiệm của từng vùng cụ thể.Về khoa học, công nghệ, công đầu đạt thành tích trên luôn luôn thuộc về bà con nông dân, rồi đến các cơ quan chức năng liên quan. Để tiếp tục đạt kỷ lục mới trong sản xuất lúa bền vững, cần tiếp tục rút kinh nghiệm những khiếm khuyết về nhận thức cũng như hành động, kể...... 09:53 | 12/05/2011