Tái đàn sau dịch bệnh: Tháo gỡ khó khăn cho nhà nông LSO - Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất tạo ra nhiều giá trị nhất trong nội ngành nông nghiệp. Bởi vậy nên phát triển chăn nuôi là hướng đi chiến lược để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhà nông trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Vấn đề đặt ra trước mắt đối với Lạng Sơn là làm thế nào để người chăn nuôi có thể tái đàn, ổn định sản xuất sau dịch tai xanh.Chăn nuôi tập trung theo hình thức công nghiệp góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh ( trang trại chăn nuôi trên địa bàn phường Đông Kinh, TPLS)Cuối tháng 6/2012, được ngân hàng duyệt cho vay 10 triệu đồng để phát triển chăn nuôi, anh Lăng Văn Chồng, thôn Co Khuông, xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc hăm hở ra tận thành phố Lạng Sơn mua ngay 8 chú lợn choai. Vợ, con ở nhà cũng góp sức gia cố thêm 2 gian chuồng để đủ điều kiện nuôi đàn lợn mới. Ở cái thôn nghèo Co Khuông này thì đầu tư đàn lợn tới 8 con đã được coi là chăn nuôi lớn. Thế...... 10:43 | 30/07/2012
Văn Quan nỗ lực phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi LSO-Hiện nay dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn diễn biến phức tạp, có chiều hướng lây lan ở một số thôn, bản trên địa bàn huyện Văn Quan. Trước tình hình đó, huyện đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nỗ lực khống chế dịch để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, giúp nhân dân ổn định và phát triển kinh tế. Từ cuối tháng 11/2010, dịch lở mồm long móng đã xảy ra ở cả 24 xã, thị trấn. Tính đến hết tháng 4/2011, huyện có trên 500 hộ dân ở 24 xã, thị trấn có dịch, trên 1.500 con vật nuôi mắc bệnh. Không chỉ bệnh lở mồm long móng, các dịch bệnh khác như: tụ huyết trùng, tiên mao trùng, bệnh tiêu chảy ở bò và lợn… cũng từng ngày đe doạ tới sự phát triển của đàn vật nuôi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của huyện. Vì vậy, ngay sau khi phát hiện dịch, các cấp, ngành chức năng huyện Văn Quan đã lập tức có những biện pháp phòng chống dịch, nỗ lực và quyết liệt trong công tác triển khai, thực hiện tại...... 09:32 | 06/06/2011
Cà Mau : Dịch bệnh tôm chết, thiệt hại gần 20 tỷ đồng Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có gần 140 ha tôm nuôi bị bệnh, chủ yếu là tôm sú ở giai đoạn thả nuôi từ 20 - 30 ngày tuổi.Tôm chết hầu hết trên diện tích nuôi công nghiệp; tập trung nhiều tại các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời và thành phố Cà Mau; ước thiệt hại gần hai chục tỷ đồng.Hàng năm, khi vào thời điểm đầu mùa mưa, người sản xuất tại Cà Mau thường đối mặt với dịch bệnh tôm chết chủ yếu do bị “sốc” về thời tiết với các bệnh phổ biến như tôm đỏ thân, bị đốm trắng…Ngoài ra, việc mua con giống trôi nổi không rõ nguồn gốc với giá rẻ, kém chất lượng cũng là nguyên nhân đẫn đến tôm chết thường xuyên hàng loạt không thể kiểm soát, ngăn chặn được.Thời gian qua, giá tôm sú thương phẩm luôn duy trì ở mức khá cao từ 200-230 nghìn/kg tùy theo kích cỡ tôm. Do đó, phần lớn người nuôi tôm tại Cà Mau liên tiếp thả gối vụ mà không quan tâm đến việc...... 07:48 | 31/05/2011
Lộc Bình chủ động phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm LSO-Từ cuối tháng giêng âm lịch người dân Lộc Bình bắt đầu chuẩn bị các điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trở lại. Để bảo đảm cho đàn vật nuôi hiện có phát triển an toàn, những ngày này, các cán bộ của Trạm thú y Lộc Bình đang căng mình trên địa bàn các xã, vừa nắm tình hình vừa tư vấn cho người chăn nuôi các biện pháp vệ sinh thú y nhằm phòng chống từ xa dịch bệnh gia súc, gia cầm. Trong đó đặc biệt chú trọng phòng chống những bệnh nguy hiểm như bệnh tai xanh, lở mồm long móng (LMLM), cúm gia cầm. Đồng thời, thực hiện kiểm soát chặt chẽ giống vật nuôi từ các nguồn cung ứng trên địa bàn.Đàn gà Si pi hộ gia đình Anh Hoàng Văn Bài tại thôn Háng Cáu xã Đồng Bục huyện Lộc BìnhTrong quý I/2011, lực lượng thú y viên cơ sở của 29 xã, thị trấn cùng với cán bộTrạm thú y huyện tổ chức kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêm vắc xin phòng 6 loại bệnh cho trên 20 nghìn con gia súc, gia cầm. Nhờ đó, tình...... 11:04 | 09/05/2011
Các địa phương chủ động phòng, chống dịch bệnh cho cây lúa Theo Ban chỉ đạo PCLB T.Ư, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên chậm. Mực nước lúc 7 giờ ngày 28-9 trên sông Tiền tại Tân Châu: 3,03 m; trên sông Hậu tại Châu Ðốc: 2,56 m; trên sông Ðồng Nai tại Tà Lài là 111,70 m.... 13:13 | 30/09/2014
Chủ động phòng, trừ dịch bệnh trên vật nuôi và cây trồng Hơn một tháng qua, nhiều nông dân nuôi cá tra dọc sông Hậu, sông Tiền ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp vàTP Cần Thơ điêu đứng vì cá mắc bệnh chết hàng loạt.... 13:35 | 08/08/2014
Nhiều chủng cúm mới, đối tượng nào cần thận trọng khi mắc cúm? Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người bị mắc suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV/AIDS, tiểu đường, xơ gan, điều trị hóa chất) hoặc bệnh nhân mắc bệnh nền phổi mãn tính, tim… khi nhiễm cúm có thể diễn biến bệnh nặng, nguy hiểm tính mạng. Nhiều bệnh nhân mắc cúm nặng, nguy kịch tính... 15:24 | 05/04/2019
Trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại Bình Dương có tiền sử tham gia giết mổ, ăn thịt và tiết canh vịt * Bệnh tay, chân, miệng tăng cao ở Đác Lắc Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ngày 28-2, thông báo chính thức xác nhận trường hợp mắc cúm A(H5N1) tại Bình Dương. Điều tra dịch tễ cho thấy người bệnh có tiền sử tham gia giết mổ, ăn thịt và tiết canh vịt. Đây là trường hợp thứ ba mắc cúm A(H5N1) từ đầu năm đến nay, trong đó hai trường hợp đã chết.Hiện nay, dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm đang xảy ra tại nhiều địa phương. Để chủ động phòng lây truyền cúm A(H5N1) từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân: Không giết, mổ gia cầm ốm, chết mà gia cầm không rõ nguồn gốc;không ăn tiết canh, không ăn thịt gia cầm chưa được chế biến kỹ; khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở có liên quan tiếp xúc gia cầm cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.* Ngày 28-2, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ chấn chỉnh và xử lý nghiêm các điểm, cơ sở vi phạm vệ sinh an...... 08:52 | 29/02/2012