Lại nổ ở nhà máy điện hạt nhân Nhật Vụ nổ thứ hai tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản vừa xảy ra, do khi hydro. Hiện chưa có thông tin về thương vong trong vụ nổ. Đài truyền hình NHK phát cảnh khói bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I sau vụ nổ sáng nay. Ảnh: AFP.AFP đưa tin truyền hình Nhật mô tả các đám khói bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I thuộc tỉnh Fukushima sau khi tiếng nổ vang lên. Truyền hình quốc gia NHK của Nhật Bản phát đi trực tiếp các hình ảnh này.Hãng thông tấn Kyodo cho biết tiếng nổ phát ra từ lò phản ứng số 3 của nhà máy. Ông Yukio Edano, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, xác nhận khói bốc lên từ lò phản ứng số 3 từ lúc 11h05 theo giờ địa phương.Hiện chưa có thông tin về thương vong liên quan đến vụ nổ ở khu lò phản ứng số 3. Việc bơm nước làm mát vẫn tiếp tục.Ông Edano, dẫn tin của công ty điện lực Tokyo, Tepco, cho biết phần bao quanh lò nhiều khả năng không bị hư hại và như vậy...... 10:26 | 14/03/2011
Giao tranh ở Xu-đăng làm 64 người chết Theo Tân Hoa xã, ngày 7-3, người phát ngôn Quân đội giải phóng nhân dân Xu-đăng (SPLA) P.A-guê cho biết, có 64 người chết trong các vụ giao tranh giữa lực lượng của SPLA với các tay súng nổi dậy tại bang Thượng sông Nin ở miền nam Xu-đăng. Giao tranh xảy ra khi các tay súng nổi dậy tiến công một doanh trại của SPLA ở bang này và binh sĩ SPLA đã giáng trả, tiêu diệt 57 tay súng. Trong khi đó, phía SPLA có bảy binh sĩ chết.Người phát ngôn SPLA còn cho biết, các tay súng nổi dậy nói trên nằm dưới sự chỉ huy của Lam A-con, người đã rời bỏ Phong trào giải phóng nhân dân Xu-đăng (SPLM). Các tay súng này đã giết hại hàng loạt người thuộc bộ tộc Xu-lúc ở miền nam Xu-đăng hồi cuối năm 2010. Hiện SPLA đang mở các chiến dịch truy quét các tay súng nói...... 09:47 | 08/03/2011
Những "điểm nóng" ở Trung Ðông chưa lắng dịu Năm 2010, khu vực Trung Đông vẫn là "điểm nóng" thu hút sự chú ý của thế giới. Tia hy vọng khởi động lại con tàu hòa bình Trung Đông có lúc lóe lên, nhưng rồi lại vụt tắt bởi những vấn đề mấu chốt không thể giải quyết. Tình hình I-rắc chưa hết phức tạp, bạo lực tiếp tục gia tăng. Cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân giữa I-ran với P5+1 vẫn ở "thế giằng co".Đàm phán hòa bình I-xra-en - Pa-le-xtin đổ vỡSau khi các cuộc đàm phán gián tiếp giữa I-xra-en và Pa-le-xtin với sự trung gian của Đặc phái viên Mỹ về Trung Đông G.Mít-sen hồi đầu năm 2010 không đạt kết quả, ngày 2-9, I-xra-en và Pa-le-xtin lần đầu nối lại đàm phán trực tiếp tại Oa-sinh-tơn (Mỹ). Đây được coi là tín hiệu tích cực thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, bởi sau gần hai năm đình trệ kể từ khi I-xra-en tiến hành cuộc chiến ở dải Ga-da tháng 12-2008, hai bên trở lại bàn đàm phán. Tại cuộc đàm phán trực tiếp lần này, I-xra-en và Pa-le-xtin đã thỏa thuận đại diện của hai bên gặp nhau hai...... 09:35 | 19/01/2011
Lũ lụt nghiêm trọng tại Ô-xtrây-li-a Theo tin từ Ô-xtrây-li-a, người dân nhiều vùng rộng lớn ở Ô-xtrây-li-a đã không thể đón mừng năm mới 2011 bình thường, do lũ lụt nghiêm trọng kéo dài. Ngày 2-1, những trận mưa lớn kéo dài khiến nước lũ tiếp tục dâng cao tại vùng bờ biển phía đông-bắc, làm một số người chết và mất tích, có thêm hàng nghìn ngôi nhà bị chìm trong nước.Chính quyền bang Quyn-xlen tuyên bố tình trạng thảm họa, nơi có nhiều địa phương bị ngập sâu dưới nước từ một đến tám mét. Sân bay Rốc-kham-tơn gần cửa sông Phít-dơ-roi đã phải hủy các chuyến bay thương mại vì đường băng chìm trong nước và điện bị cắt. Cơ quan khí tượng thủy văn nước này cho biết, nước lũ đang lan tới các bang phía tây. Cảnh sát và lực lượng cứu hộ khẩn cấp đã dùng xuồng cứu hộ và máy bay lên thẳng cứu người bị nạn, sơ tán dân, phân phát lương thực và nhu yếu phẩm cho hơn 20 thành phố bị ngập nước. Phát biểu ý kiến trong chuyến thị sát các khu vực bị lụt lội, Thủ tướng Ô-xtrây-li-a Giu-lia Gi-lát nhận định, đây...... 09:19 | 03/01/2011
Thời tiết khắc nghiệt kéo dài ở châu Âu Theo Roi-tơ, ngày 20-12, giá rét và bão tuyết tiếp tục hoành hành ở châu Âu, làm ít nhất bốn người chết, khiến giao thông tê liệt và ảnh hưởng cuộc sống của người dân. Từ 20% đến 75% số chuyến bay ở các sân bay Anh, Pháp, Đức, Bỉ và Hà Lan bị hủy bỏ. Tại sân bay Hít-râu ở Thủ đô Luân Đôn của Anh, hơn 30 tấn tuyết bao phủ các máy bay, băng tuyết phủ đường băng và sương mù dày đặc khiến máy bay không thể cất cánh và hạ cánh. Hàng nghìn hành khách vạ vật tại sân bay Gát-uých ở Luân Đôn, do nhiều chuyến bay bị hủy hoặc hoãn. Nhiệt độ ở một số nơi miền trung nước Anh xuống âm 19 oC và là tháng 12 lạnh nhất ở Anh kể từ năm 1910.Sân bay Phrăng-phuốc của Đức đã hủy 560 chuyến bay vào chiều 19-12. Sân bay Mu-ních, sân bay lớn thứ hai của Đức, hủy 75 chuyến bay. Phần lớn tàu hỏa cao tốc ngừng hoạt động. 40% số chuyến bay ở sân bay Sác-lơ Đờ Gôn và 20% ở sân bay Oóc-li tại Thủ đô Pa-ri của Pháp...... 09:18 | 21/12/2010
Khủng hoảng chính trị ở I-ta-li-a Thủ tướng I-ta-li-a X.Béc-lu-xcô-ni đang đối mặt nhiều khó khăn trên mặt trận chính trị và mâu thuẫn khó hàn gắn trong liên minh trung hữu cầm quyền. Cùng với hàng loạt cuộc biểu tình, phe đối lập và thậm chí cả đồng minh của Thủ tướng Béc-lu-xcô-ni đều kêu gọi ông từ chức, rời bỏ chiếc ghế quyền lực nhất đất nước hình chiếc ủng.Chủ tịch Hạ viện I-ta-li-a G.Phi-ni, từng là đồng minh thân cận của Thủ tướng Béc-lu-xcô-ni, kêu gọi người đứng đầu Chính phủ từ chức, coi đây là biện pháp duy nhất để chấm dứt mâu thuẫn giữa các đảng phái và khôi phục sự đoàn kết trên chính trường nước này. Ông Phi-ni đã rút bốn thành viên Đảng Tương lai và Tự do cho I-ta-li-a (FLI) của ông ra khỏi Chính phủ, gồm một bộ trưởng và ba hàm thứ trưởng, nhằm gây sức ép với ông Béc-lu-xcô-ni. Bộ trưởng Bình đẳng giới M.Các-pha-nha tuyên bố sẽ từ chức sau khi diễn ra cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ tại Hạ viện. Đảng Liên đoàn phương bắc trong liên minh cầm quyền cho rằng, cách tốt nhất hiện nay là tiến hành...... 08:27 | 30/11/2010
Khủng hoảng chính trị ở I-ta-li-a Theo các nguồn tin nước ngoài, I-ta-li-a đang rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị khi Chủ tịch Hạ viện G.Phi-ni, đối thủ của Thủ tướng X.Béc-lu-xcô-ni tuyên bố sẽ rút bốn thành viên thuộc đảng "Tương lai và tự do cho I-ta-li-a" (FLI) của ông ra khỏi Chính phủ vào ngày hôm nay (15-11). Các nhà quan sát cho rằng động thái này có thể đẩy Chính phủ của ông Béc-lu-xcô-ni đến bờ vực sụp đổ.Trong bối cảnh này, ngày 13-11, Thủ tướng I-ta-li-a X.Béc-lu-xcô-ni đã gửi thư lên cả hai Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện của QH, đề nghị tổ chức một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này sẽ chỉ diễn ra sau khi các nghị sĩ bỏ phiếu về kế hoạch ngân sách sửa đổi 2011. Trong trường hợp không có đủ tín nhiệm trong cuộc bỏ phiếu của QH, ông Béc-lu-xcô-ni sẽ phải từ chức và nếu không tập hợp được một chính phủ mới, I-ta-li-a sẽ phải tiến hành bầu cử trước thời...... 13:59 | 15/11/2010
Mỹ không đạt được mục tiêu ở I-rắc Ngày 19-8 vừa qua, lữ đoàn tác chiến cuối cùng của Mỹ đã rời I-rắc sau hơn bảy năm Mỹ phát động cuộc chiến tranh lật đổ chế độ X.Hu-xê-in. Lầu năm góc đã cắt giảm số quân đóng tại I-rắc từ 176 nghìn lúc đỉnh điểm xuống còn chưa đến 50 nghìn từ ngày 1-9.Số binh sĩ Mỹ ở lại được chuyển sang nhiệm vụ hỗ trợ và huấn luyện các lực lượng I-rắc. Theo Thỏa thuận an ninh giữa Mỹ và I-rắc, ngày 31-8 là thời gian chấm dứt sứ mệnh chiến đấu của các lực lượng Mỹ tại I-rắc, mốc khởi đầu cho kế hoạch rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi I-rắc vào cuối năm 2011.Cuộc chiến tranh ở I-rắc đã làm hơn 4.400 binh sĩ Mỹ, gần 106.100 dân thường I-rắc chết, tiêu tốn của Mỹ khoảng 740 tỷ USD. Trong ba mục tiêu đề ra cho cuộc xâm lược I-rắc năm 2003, Mỹ đã đạt được hai mục tiêu là phá hủy quân đội I-rắc, lật đổ chế độ X. Hu-xê-in. Nhưng, Mỹ đã thất bại trong mục tiêu thứ ba là dựng lên một chính phủ thân Mỹ ở Bát-đa. Theo kết quả...... 10:37 | 23/09/2010
Thất bại chiến lược của Mỹ ở I-rắc Hôm nay (31-8) là thời hạn chót cho việc rút toàn bộ lực lượng tác chiến của Mỹ khỏi I-rắc. Hàng đoàn xe tăng, xe bọc thép của Mỹ che chắn "tận răng" bằng hàng rào chống đạn, nối đuôi nhau rút nhanh khỏi cái "vũng lầy" mà họ đã hao người tốn của suốt hơn bảy năm qua. Thế nhưng khi Mỹ rút quân, đất nước I-rắc vẫn chìm trong sự bất ổn và nguy cơ bạo lực. Mục tiêu khi đưa quân vào I-rắc và chiến lược giành quyền kiểm soát của Mỹ trong khu vực đã bị phá sản.Tháng 3-2003, lấy cớ tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt, liên quân do Mỹ đứng đầu với khí thế áp đảo về lực lượng và vũ khí, tiến vào Thủ đô Bát-đa, lật đổ chế độ của Tổng thống X.Hu-xê-in. Cuộc chiến tranh I-rắc đã kéo dài ngoài tiên liệu của Mỹ, lâu hơn cả cuộc nội chiến ở Mỹ, Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai. Hơn bảy năm qua, tiếng súng chưa bao giờ ngưng trên mảnh đất này. Những vụ đánh bom đẫm máu của lực lượng nổi...... 10:28 | 31/08/2010
Sharapova bị loại ở tứ kết Madrid Mở rộng Dẫn trước một set, nhưng cựu số một thế giới để Kiki Bertens thắng ngược 6-4, 2-6, 3-6 sau hơn hai tiếng giằng co.... 10:11 | 11/05/2018