Xây dựng nông thôn mới ở Phú Ninh Lightbox linkXã Tam Phước, huyện Phú Ninh đang từng ngày đổi mới. Sau bảy năm tách ra khỏi thị xã Tam Kỳ, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) đã có những đổi thay đáng kể. Bộ mặt nông thôn mới đang hiện rõ ở các làng quê, làm cho nhiều người đi xa lâu ngày trở về cảm thấy ngỡ ngàng trước sự thay da đổi thịt của vùng đất vốn thuần nông.Dồn điền đổi thửa Đưa chúng tôi thăm cánh đồng lúa đông xuân trải dài như một tấm thảm xanh trước trụ sở UBND xã Tam Vinh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Ngọc Bằng giới thiệu: Đây là một trong những cánh đồng vừa được "dồn điền, đổi thửa" năm vừa rồi của huyện Phú Ninh. Trước đây, cánh đồng này khá manh mún, ruộng đám nhỏ, đám lớn, không bằng phẳng cho nên khó khăn trong canh tác. Từ khi thực hiện "dồn điền, đổi thửa", bờ vùng, bờ thửa dần được hình thành, đến nay việc sản xuất của người dân khá thuận lợi.Như để giúp chúng tôi hiểu rõ thêm quá trình xây dựng nông thôn mới và kết...... 08:37 | 15/02/2012
Những ngân hàng "di động" ở Bắc Cạn Nông dân huyện Ba Bể phát triển vùng trồng cây dong riềng tập trung nhờ nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Bắc Cạn là một tỉnh vùng núi cao, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, phân tán. Để tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với nguồn vốn vay phát triển kinh tế, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Cạn tổ chức những tổ giao dịch lưu động đến tận cơ sở.Ngân hàng gần dânNgày 14 hằng tháng, kể cả trùng với các ngày nghỉ, ngày lễ, trụ sở xã Xuất Hóa (thị xã Bắc Cạn) nhộn nhịp người ra vào, vì đây là ngày Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Cạn tổ chức giao dịch lưu động tại xã. Tổ giao dịch lưu động bao gồm ba thành viên, do chị Đinh Mai Hương làm tổ trưởng. "Hành trang" mà tổ giao dịch mang theo là máy vi tính, máy in, tài liệu, tiền mặt để giải ngân các khoản cho vay mới, thu tiền gốc, tiền lãi, giải thích chủ trương, chính sách khi bà con chưa rõ.Chị Triệu Thị An, Chủ...... 09:05 | 21/01/2012
Xây dựng nông thôn mới ở Sóc Trăng Học sinh đọc sách tại thư viện phường 5 (TP Sóc Trăng). ( Ảnh: LỮ GIÀU )Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn ở tỉnh Sóc Trăng từng bước có sự thay đổi rõ nét, hạ tầng kinh tế - xã hội dần đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất đặt ra, cuộc sống nông dân không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chưa bền vững, chưa gắn kết giữa sản xuất với chế biến để nâng cao hiệu quả, sản xuất, kinh doanh.Trao đổi ý kiến với chúng tôi về sự phát triển nhanh chóng của hệ thống giao thông nông thôn, Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách Nguyễn Văn Vũ cho biết: Theo phát động của địa phương về việc "Nhà nước và nhân dân cùng làm", nhân dân Xuân Hòa nhiệt tình ủng hộ. Có hộ không chỉ sẵn sàng đốn cây hiến đất mở đường mà còn đóng góp cả tiền của để làm đường. Điều đáng mừng là bà con hưởng ứng phong trào càng lúc càng đông hơn, giúp địa phương giải quyết được nhiều khó...... 08:54 | 03/01/2012
Chuyện nuôi tôm ở huyện nghèo Thạnh Phú Thạnh Phú là huyện nghèo nhất tỉnh Bến Tre. Vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, số hộ nghèo ở huyện này giảm đáng kể, nhưng trong đó phải kể đến một yếu tố, đó là nghề nuôi tôm ngày càng bài bản, nên người nuôi tôm trúng mùa liên tục.Diện tích nuôi tôm của huyện Thạnh Phú hiện có gần 16.000 ha, nằm ở cả hai vùng nước mặn và lợ. Các phương thức nuôi như thâm canh, xen canh và quảng canh đều được người dân nơi đây áp dụng tùy theo điều kiện vùng đất, khả năng về vốn và trình độ của họ. Phổ biến là ba loại tôm sú, thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú có 991 ha, thẻ chân trắng là 376 ha, hơn 800 ha là nuôi tôm trong rừng, số còn lại là nuôi quảng canh. Riêng tôm càng xanh trước đây nuôi ở nhiều xã, hai năm nay trở lại đây được tập trung ở xã Mỹ An. Cách nuôi tôm sú phổ biến là nuôi công nghiệp, thường tập trung các xã An Điền, An Nhơn, An Quy, Giao Thạnh,...... 09:39 | 10/12/2011
Niềm vui mới ở thôn bản Lào Cai Đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương đã có nước sạch sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Là tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những năm qua, Lào Cai luôn nỗ lực đưa nước sạch về những vùng khó khăn và xử lý chất thải ở nông thôn vùng sâu. Việc đưa nước sạch và bảo đảm vệ sinh môi trường sống không chỉ giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe người dân mà còn từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, góp phần xóa đói, giảm nghèo.Chúng tôi về xã vùng sâu Khánh Yên Hạ của huyện vùng cao Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, chứng kiến niềm vui của đồng bào dân tộc Tày ở bảy thôn nơi đây được dùng nước sạch. Chị Ma Thị Lan, ở thôn Tắc Xung, địu đứa con nhỏ trên lưng, tay vặn vòi lấy nước nấu cơm trưa, miệng cười tươi: "Hơn hai tháng nay, có nước sạch đến tận nhà, dùng thoải mái, không phải đi xa địu nước suối nên vừa đỡ...... 08:27 | 08/12/2011
Phát triển đường giao thông ở Văn Quan LSO-Đến các xã Tân Đoàn, Tràng Phái, Khánh Khê, Vĩnh Lại…, huyện Văn Quan, xã nào cũng có những con đường thôn được bê tông sạch sẽ. Những con đường này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu phát triển kinh tế, góp phần đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống của người dân. Kết quả đó là nhờ có sự quan tâm đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn của huyện trong những năm qua.Đường giao thông ở xã Khánh Khê, huyện Văn QuanXác định đường giao thông là huyết mạch quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện hiệu quả công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn, trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Văn Quan đã tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước và huy động sức người, sức của để phát triển hệ thống đường giao thông. Theo đó, hàng năm, trên cơ sở nhu cầu xin cấp xi măng và khả năng làm đường của các xã, thị trấn, huyện đã tổ chức cung ứng nguồn xi măng kịp thời. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện...... 10:21 | 06/12/2011
Hiệu quả từ cây quýt ở Kim Đồng LSO-Đến xã Kim Đồng, huyện Tràng Định vào những ngày này, rất dễ thấy những vườn quýt chín vàng ươm dọc 2 bên đường, trong vườn hay những khe dọc xung quanh xã. Hơn chục năm nay, cây quýt đã vươn lên trở thành cây thế mạnh trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.... 13:06 | 06/11/2013
Ngăn hàng giả, hiệu quả ở Lộc Bình LSO-Lộc Bình là một huyện biên giới có cửa khẩu và tuyến quốc lộ 4B chạy qua, nhiều tuyến đường nối với tỉnh bạn, vì vậy rất thuận tiện lưu thông hàng hóa.... 08:45 | 18/06/2013
Xây dựng nông thôn mới ở Chi Lăng Về xã Chi Lăng những ngày này, đi trên con đường làng, vào từng ngõ, xóm đều thấy sự đổi thay đến ngỡ ngàng. Những ngôi nhà xây kiên cố đã hiện diện ở mỗi bản làng. Những dãy núi đá vôi, trọc lốc của một thời nay đã được phủ xanh nhờ những vườn cây trĩu quả.... 10:30 | 11/06/2013
Những cánh đồng "một thửa" ở Sóc Sơn Nhờ xác định dồn điền đổi thửa (DÐÐT) là bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, ở huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) ngày càng xuất hiện những cánh đồng với những thửa ruộng lớn, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân nông thôn...... 08:24 | 25/05/2013