Hà Tĩnh 180 năm lớn dậy từ Thành Sen
Một góc thành phố Hà Tĩnh. ( Ảnh: THANH HOÀI )Là vùng đất "địa linh nhân kiệt", có truyền thống văn hóa, cách mạng, cùng bề dày gần hai thế kỷ chiến đấu, xây dựng và phát triển, Hà Tĩnh đang tạo bước đột phá khẩu trên con đường trở thành tỉnh phát triển toàn diện.Tự hào Thành SenTheo tài liệu khảo cổ học, cách đây hàng nghìn năm, vùng đất Hà Tĩnh đã có người sinh sống. Thủa Vua Hùng dựng nước Văn Lang, vùng Hà Tĩnh thuộc Bộ Cửu Đức... Đến năm 1831, vua Minh Mệnh chia cả nước thành 30 tỉnh, trong đó có Hà Tĩnh. Tỉnh Hà Tĩnh chính thức được thành lập, gồm hai phủ, sáu huyện. Năm 1875, tỉnh lỵ Hà Tĩnh rời về xã Trung Tiết (TP Hà Tĩnh ngày nay). Tỉnh thành được xây dựng kiên cố bằng gạch và đá ong, trong hào có nhiều sen nên người ta còn gọi thành Hà Tĩnh là Thành Sen...Là vùng đất "địa linh nhân kiệt" con người Hà Tĩnh luôn tạo dựng cho mình đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Từ xưa tới nay, vùng đất...
![]() |
Tự hào Thành Sen
Theo tài liệu khảo cổ học, cách đây hàng nghìn năm, vùng đất Hà Tĩnh đã có người sinh sống. Thủa Vua Hùng dựng nước Văn Lang, vùng Hà Tĩnh thuộc Bộ Cửu Đức… Đến năm 1831, vua Minh Mệnh chia cả nước thành 30 tỉnh, trong đó có Hà Tĩnh. Tỉnh Hà Tĩnh chính thức được thành lập, gồm hai phủ, sáu huyện. Năm 1875, tỉnh lỵ Hà Tĩnh rời về xã Trung Tiết (TP Hà Tĩnh ngày nay). Tỉnh thành được xây dựng kiên cố bằng gạch và đá ong, trong hào có nhiều sen nên người ta còn gọi thành Hà Tĩnh là Thành Sen…
Là vùng đất “địa linh nhân kiệt” con người Hà Tĩnh luôn tạo dựng cho mình đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Từ xưa tới nay, vùng đất này nổi tiếng với truyền thống hiếu học, đóng góp cho nước nhà nhiều danh nhân văn hóa kiệt xuất, nhiều lãnh tụ cách mạng tiêu biểu. Chỉ tính từ thời Trần đến thời Nguyễn, Hà Tĩnh có tới 148 vị đại khoa, điển hình như: Đại thi hào Nguyễn Du, nhà bác học Phan Huy Chú, Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ, các Tổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập, cùng nhiều nhà cách mạng tiêu biểu của Đảng… nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn, nhà toán học Lê Văn Thiêm, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện, nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, danh họa Nguyễn Phan Chánh, nhà sử học Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Đinh Xuân Lâm…
Do vị trí địa lý, người dân nơi đây đã phải chịu sự tàn phá nặng nề của các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm, phải thường xuyên gồng mình để chống chọi với thiên tai khắc nghiệt, con người Hà Tĩnh yêu quê hương, đất nước nồng nàn, ý chí kiên cường, bất khuất, truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, sống có nghĩa tình, thuỷ chung, giản dị, tiết kiệm, lao động cần cù, sáng tạo. Luôn đi đầu trong các phong trào đấu tranh giành nền độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hà Tĩnh là một trong những trung tâm của phong trào Cần Vương, cao trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh… và là một trong bốn tỉnh của cả nước giành được chính quyền về tay nhân dân sớm nhất nước. Hà Tĩnh đã xây dựng được các An toàn khu tạo điều kiện thuận lợi cho các xưởng sản xuất vũ khí, xưởng in bạc của Liên khu IV và cả Trung Bộ hoạt động. Là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành thanh toán nạn mù chữ trên phạm vi toàn tỉnh, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ anh dũng này, Hà Tĩnh có 76 nghìn người gia nhập quân đội và đi dân công hỏa tuyến…
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hà Tĩnh “Vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến”. Quân và dân Hà Tĩnh đã nêu cao tinh thần “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”. Toàn tỉnh đã nở rộ phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng”, “Phụ nữ ba đảm đang”, sản xuất giỏi, chiến đấu và phục vụ chiến đấu giỏi. Hà Tĩnh đã bắn rơi 267 máy bay, bắn chìm và bắn cháy 34 tàu chiến… Nhiều địa danh đã vào lịch sử với những chiến công vang dội như là huyền thoại. Tiêu biểu như Ngã ba Đồng Lộc, ghi danh Tiểu đội thanh niên xung phong mười nữ anh hùng liệt sĩ với khẩu hiệu “sống bám cầu, bám đường, chết kiên cường dũng cảm” đã hy sinh trọn vẹn cả tuổi thanh xuân của mình cho sự sống của tuyến đường… Từ năm 1965 đến năm 1975, toàn tỉnh có 92.913 thanh niên nhập ngũ (chiếm 10% dân số toàn tỉnh lúc đó), 10.636 thanh niên xung phong và hơn 334 nghìn lượt dân công hỏa tuyến… Hơn 13 nghìn con em Hà Tĩnh anh dũng hy sinh trên các chiến trường. Nhiều tập thể và cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang, 535 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng. Tất cả các huyện, thị, thành phố đều được phong tặng là đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân…
Tạo bước đột phá để phát triển bền vững
Từ năm 1976 đến năm 1991, Hà Tĩnh hợp nhất với Nghệ An thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Tháng 8-1991, Hà Tĩnh tái lập tỉnh. Sau khi tách tỉnh, Hà Tĩnh đứng trước những khó khăn về nhiều mặt như: cơ sở hạ tầng thấp kém, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao và nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần phải được tập trung giải quyết. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh các nhiệm kỳ cùng với sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Trung ương và sự động viên tích cực của các tỉnh, thành trong cả nước, Hà Tĩnh đã dồn sức vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, giao thông, an sinh xã hội… Và đã giành được nhiều thành quả quan trọng, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Chỉ sau 10 năm tái lập, Hà Tĩnh đã đạt sản lượng lương thực gần bằng hai lần so thời điểm tái lập tỉnh. Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu toàn quốc về xóa nhà tranh tre dột nát, nhà tạm và xóa đói, giảm nghèo. Đặc biệt, từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 16, nhiệm kỳ 2006 – 2010, Hà Tĩnh đã tập trung mọi nguồn lực, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp, đồng thời phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với quá trình đô thị hóa… Môi trường đầu tư được cải thiện, Hà Tĩnh nhanh chóng trở thành tỉnh thu hút và triển khai được nhiều dự án công nghiệp lớn, nhất là dự án Khu liên hợp luyện thép và cảng Sơn Dương do Tập đoàn Formosa (Đài Loan) đầu tư với số vốn giai đoạn 1 gần 9 tỷ USD, là dự án FDI lớn nhất cả nước. Hiện tại Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng ở Kỳ Anh – vùng quê nghèo khó nhất nước đang hình thành trung tâm công nghiệp nặng quy mô lớn của khu vực và cả nước với các sản phẩm chủ lực: gang thép, điện năng, lọc hóa dầu, cảng nước sâu, công nghiệp phụ trợ… Đến nay, toàn tỉnh đã thu hút trên 130 dự án đầu tư vào KKT Vũng Áng, KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và các KKT khác với tổng vốn đăng ký gần 250 nghìn tỷ đồng. Một số công trình, dự án lớn đang được đẩy nhanh tiến độ, như: Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương, Nhà máy Liên hợp gang thép Hà Tĩnh… Nhiều dự án có quy mô lớn đang triển khai các bước để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, như: Nhà máy lọc hóa dầu công suất 16 triệu tấn/năm (12,5 tỷ USD); Nhà máy luyện thép của Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê; Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II…
Theo Nhandan

Ý kiến ()