Xem xét vai trò của Viện Kiểm sát trong tố tụng dân sự
Ngày 16-2, tiếp tục Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ QH (UBTVQH) đã đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.Đa số ý kiến phát biểu thống nhất với việc cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình thi hành pháp luật, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.Nội dung được các đại biểu đặc biệt quan tâm và đóng góp nhiều ý kiến là vai trò của Viện Kiểm sát trong quá trình tố tụng dân sự và có nên mở rộng cấp xét xử trong quá trình tố tụng. Đại biểu Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH cho rằng, nếu duy trì vai trò của Viện Kiểm sát từ khi thụ lý đến khi kết thúc vụ việc, tham gia các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm như đề nghị của ban soạn thảo là không cần thiết và không phù hợp...
Đa số ý kiến phát biểu thống nhất với việc cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình thi hành pháp luật, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.
Nội dung được các đại biểu đặc biệt quan tâm và đóng góp nhiều ý kiến là vai trò của Viện Kiểm sát trong quá trình tố tụng dân sự và có nên mở rộng cấp xét xử trong quá trình tố tụng. Đại biểu Nguyễn Văn Thuận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH cho rằng, nếu duy trì vai trò của Viện Kiểm sát từ khi thụ lý đến khi kết thúc vụ việc, tham gia các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm như đề nghị của ban soạn thảo là không cần thiết và không phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị. Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Đức Chính, Thứ trưởng Tư pháp lập luận, việc kiểm sát viên tham gia tất cả các cuộc họp, các cấp xét xử trong quá trình tố tụng là không cần thiết. Vì theo thông lệ quốc tế, tranh chấp dân sự là việc của hai bên đương sự, nên pháp luật khuyến khích hai bên tự thu xếp trong khuôn khổ pháp luật. Về vấn đề này, đại biểu
Trần Văn Độ, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao không đồng tình với lập luận của ban soạn thảo cho rằng, thời gian qua nhiều vụ tranh chấp dân sự xét xử thiếu chính xác và bị kéo dài do thiếu sự giám sát của cơ quan kiểm sát. Theo đại biểu Trần Văn Độ, việc xét xử thiếu chính xác hay bị kéo dài là do trình độ của cán bộ thi hành pháp luật và do nhiều yếu tố khách quan. Do vậy, không nhất thiết phải có sự tham gia của kiểm sát viên trong giải quyết các vụ tranh chấp dân sự.
Về đề nghị mở rộng xét xử án dân sự theo cơ chế kiến nghị và xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán như đề nghị của ban soạn thảo, nhiều đại biểu đề nghị không nên mở rộng mà nên giữ nguyên hai cấp xét xử như hiện nay. Đại biểu Nguyễn Đức Chính, Thứ trưởng Tư pháp cho rằng, nhiều vụ án dân sự hiện nay phải xét xử hàng chục lần, với thời gian kéo dài hàng chục năm do có những quy định chồng chéo. Do vậy, việc mở rộng cấp xét xử sẽ khiến việc xét xử nhiều bản án trở nên không có điểm dừng. Nhiều đại biểu đề nghị không nên sửa đổi luật theo hướng kéo dài thời hạn và thời hiệu xử lý trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự. Đại biểu Trần Văn Độ cho rằng, thời gian qua nhiều vụ việc bị kéo dài, khiến quá thời hạn và thời hiệu xem xét, giải quyết là do năng lực cơ quan tiến hành tố tụng, và cán bộ thụ lý chứ không phải do thiếu thời gian. Do vậy, cần có cơ chế tăng năng lực của các cơ quan tố tụng và năng lực của các bộ thụ lý.
Giải trình thêm về những vấn đề trên, đại biểu Lê Thị Thu Ba, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH cho rằng, quan điểm của ban soạn thảo là xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự theo hướng ngày càng cải cách, tạo thuận lợi cho người dân theo kịp xu thế thế giới, nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Do vậy, cần thiết có cơ chế để kiểm sát viên tham gia trong quá trình tố tụng dân sự, trên tinh thần tôn trọng sự thỏa thuận của các bên đương sự.
Dự kiến, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự sẽ được đưa ra xem xét và biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 9, QH khóa XII trong tháng 3 – 2011.
Theo Nhandan

Ý kiến ()