Về Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương
Trong hai ngày 19 và 20-11, tại Thủ đô Li-xboa (Bồ Đào Nha) diễn ra Hội nghị cấp cao Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với sự tham dự của 28 nước thành viên. Dưới đây là những sự kiện chính về liên minh quân sự này.Ngày 4-4-1949: Mỹ, Ca-na-đa và mười nước Tây Âu ký Hiệp ước Oa-sinh-tơn thành lập NATO (gồm: Bỉ, Ca-na-đa, Đan Mạch, Pháp, Ai-xơ-len, I-ta-li-a, Luých-xăm-bua, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Anh và Mỹ). Điều 5 của hiệp ước này nêu rõ các nước thành viên 'đồng ý rằng một cuộc tiến công quân sự chống một hoặc nhiều nước của NATO ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tiến công chống tất cả các nước thành viên'. Ngày 6-5-1955: Tây Đức gia nhập NATO. Tám ngày sau, Liên Xô cùng với tám nước Đông Âu thành lập Hiệp ước Vác-sa-va. Ngày 10-3-1966: Tổng thống Sác Đờ Gôn rút Pháp ra khỏi cơ cấu chỉ huy hợp nhất của NATO. Năm sau, NATO chuyển trụ sở từ Pa-ri sang Brúc-xen (Bỉ). Từ ngày 9 đến 10-12-1976: NATO bác bỏ những đề nghị của Hiệp ước...
Ngày 4-4-1949: Mỹ, Ca-na-đa và mười nước Tây Âu ký Hiệp ước Oa-sinh-tơn thành lập NATO (gồm: Bỉ, Ca-na-đa, Đan Mạch, Pháp, Ai-xơ-len, I-ta-li-a, Luých-xăm-bua, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Anh và Mỹ). Điều 5 của hiệp ước này nêu rõ các nước thành viên 'đồng ý rằng một cuộc tiến công quân sự chống một hoặc nhiều nước của NATO ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tiến công chống tất cả các nước thành viên'. Ngày 6-5-1955: Tây Đức gia nhập NATO. Tám ngày sau, Liên Xô cùng với tám nước Đông Âu thành lập Hiệp ước Vác-sa-va. Ngày 10-3-1966: Tổng thống Sác Đờ Gôn rút Pháp ra khỏi cơ cấu chỉ huy hợp nhất của NATO. Năm sau, NATO chuyển trụ sở từ Pa-ri sang Brúc-xen (Bỉ). Từ ngày 9 đến 10-12-1976: NATO bác bỏ những đề nghị của Hiệp ước Vác-sa-va về việc từ bỏ sử dụng đầu tiên vũ khí hạt nhân và hạn chế thành viên. Trong 20 năm đầu, NATO đã chi hơn ba tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng cho lực lượng của tổ chức này, gồm các căn cứ quân sự, sân bay, đường ống dẫn dầu, mạng lưới thông tin và kho tàng. Mỹ đóng góp khoảng một phần ba số tiền này. Ngày 19-12-1990: Với cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt, NATO và Hiệp ước Vác-sa-va ra một tuyên bố chung không xâm lược. Tám tháng sau, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va chính thức giải thể. Ngày 16-12-1995: NATO phát động chiến dịch quân sự lớn nhất cho đến nay nhằm ủng hộ hiệp định hòa bình Bô-xni-a. Ngày 24-3-1999: NATO bắt đầu các cuộc không kích chống Nam Tư ở Cô-xô-vô, lần đầu liên minh quân sự này dùng lực lượng tiến công một nước có chủ quyền mà không được LHQ thông qua. Ngày 12-9-2001: Lần đầu NATO viện dẫn Điều 5, sau cuộc tiến công khủng bố nhằm vào Mỹ ngày 9-11-2001, triển khai Hệ thống kiểm soát và cảnh báo phòng không ở Mỹ. Ngày 11-8-2003: NATO đảm nhiệm lực lượng gìn giữ hòa bình ở Áp-ga-ni-xtan đặt tại Ca-bun. Đây là lần đầu NATO triển khai lực lượng của mình 'ngoài khu vực'. Ngày 31-6-2006: Lực lượng NATO đảm nhiệm an ninh từ liên minh do Mỹ đứng đầu ở miền nam Áp-ga-ni-xtan, bắt đầu một trong những chiến dịch khó khăn nhất trong lịch sử của khối quân sự này. Từ ngày 2 đến 4-4-2008: NATO tuyên bố các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (trước đây) như Gru-di-a và U-crai-na một ngày nào đó sẽ gia nhập NATO.
Năm 2009: Ngày 5-3, NATO đồng ý nối lại các mối quan hệ cấp cao với Nga, bị cắt đứt vào cuối năm 2008, sau khi
Mát-xcơ-va xâm nhập Gru-di-a một thời gian ngắn; Ngày 11-3, Tổng thống Pháp N.Xác-cô-di cho biết, Pa-ri sẽ tham gia trở lại cơ cấu chỉ huy hợp nhất của NATO; Ngày 3 và 4-4, NATO kỷ niệm 60 năm ngày thành lập do Pháp và Đức tổ chức. Crô-a-ti-a và An-ba-ni gia nhập NATO; Ngày 1-8, cựu Thủ tướng Đan Mạch An-đơ-xơ Pho-gơ Ra-xmút-xen nhậm chức Tổng Thư ký NATO thứ 12; Ngày 18-9, NATO đề nghị một thời kỳ hợp tác mới với Mỹ và Nga, kêu gọi cùng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, sau khi Oa-sinh-tơn hủy bỏ hệ thống chống tên lửa trong kế hoạch; Ngày 4-12, NATO đề xuất kế hoạch thành viên chính thức đối với Mông-tê-nê-grô nhưng vẫn giữ lời mời Bô-xni-a gia nhập tổ chức này.
Năm 2010: Ngày 6-4, Tổng thống U-crai-na V.Y-a-nu-cô-vích hủy bỏ việc xem xét nước này gia nhập NATO; Ngày 23-7, Nga cho biết, nước này sẵn sàng thiết lập lại hợp tác quân sự với NATO, sau gần hai năm, các mối quan hệ này bị ngưng trệ trong thời gian diễn ra cuộc xung đột vũ trang ở Gru-di-a; Ngày 1-10, Tổng Thư ký NATO Ra-xmút-xen tuyên bố cánh cửa thành viên NATO vẫn mở đối với Gru-di-a, bất chấp những nỗ lực của Tbi-li-xi cải thiện các mối quan hệ với Mát-xcơ-va; Ngày 7-10, NATO thông báo kế hoạch chi tiêu 930 triệu ơ-rô (1,3 tỷ USD) trong năm 2011-2012 cho các dự án bao gồm an ninh mạng và công nghệ phòng thủ tên lửa…; Ngày 29-10, NATO cho biết, sẽ giảm quân đội của tổ chức này ở Cô-xô-vô từ mười nghìn xuống còn năm nghìn người trong những tháng tới do an ninh ở đây đã được cải thiện; Ngày 3-11, sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Đ.Mét-vê-đép và Tổng Thư ký NATO Ra-xmút-xen, Nga cam kết sẽ tăng cường hợp tác với NATO tại Áp-ga-ni-xtan và xem xét hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa chung.
Hiện NATO gồm 28 nước thành viên (năm 2008) với lực lượng và ngân sách quốc phòng (năm 2009) như sau (xếp theo thứ tự chữ cái tiếng Anh): An-ba-ni (lực lượng: 14.295 quân; ngân sách quốc phòng: 0,25 tỷ USD), Bỉ (38.425; 4,23), Bun-ga-ri (34.975; 1,11), Ca-na-đa (65.722; 20,19), Crô-a-ti-a (18.600; 1,02), CH Séc (17.932; 3,19), Đan Mạch (26.585; 4,58), Ê-xtô-ni-a (4.750; 0,38), Pháp (352.771; 47,89), Đức (250.613; 46,50), Hy Lạp (156.000; 6,45), Hung-ga-ri (29.450; 1,86), Ai-xơ-len (không có lực lượng vũ trang, chỉ có 130 quân là lực lượng bán vũ trang), I-ta-li-a (293.202; 23), Lát-vi-a (5.745; 0,35), Lít-va (8.850; 0,50), Luých-xăm-bua (năm 2008: 900; 0,17), Hà Lan (46.882; 13), Na Uy (24.025; 5,94), Ba Lan (100.000; 8,63), Bồ Đào Nha (43.330; 2,72), Ru-ma-ni (73.350; 3,39), Xlô-va-ki-a (16.531; 1,46), Xlô-vê-ni-a (7.200; 0,88), Tây Ban Nha (128.013; 11,70), Thổ Nhĩ Kỳ (510.600; 9,90), Anh (175.690; 62,40) và Mỹ (1 triệu 500 nghìn; 693,6).
Theo Nhandan

Ý kiến ()