Therasa May trở thành thủ tướng Anh: đối mặt với nhiều thách thức
Ngày 11/7, Đảng Bảo thủ Anh cho biết bà Therasa May sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của nước Anh đồng thời cũng là nữ thủ tướng thứ hai trong lịch sử
Nghị sĩ đảng Bảo thủ Graham Brady cho biết bà May đã giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành thủ lĩnh đảng này. Kết quả có hiệu lực ngay lập tức và bà May sẽ sớm nhậm chức Thủ tướng Anh sau buổi chất vấn đối với Thủ tướng David Cameron tại Hạ viện trong ngày 13/7.
Cùng ngày, Thủ tướng Cameron cũng thông báo bà May có thể sẽ thay ông đảm nhiệm cương vị người đứng đầu Chính phủ Anh vào ngày 13/7 sau khi ông chính thức đệ đơn từ chức lên Nữ hoàng Elizabeth II.
Phát biểu tại số 10 phố Downing, ông Cameron nói: “Ngày thứ Tư tới, tôi sẽ tham dự phiên chất vấn Thủ tướng tại Hạ viện và sau đó sẽ tới Cung điện đệ đơn từ chức. Chúng ta sẽ có Thủ tướng mới thay thế tôi trước tối ngày thứ Tư”. Thủ tướng Cameron cũng thông báo ông sẽ chủ trì cuộc họp nội các cuối cùng trong sự nghiệp của mình vào ngày 12/7.
Bà May, 59 tuổi, trở thành ứng cử viên thủ tướng Anh sau khi thủ tướng Anh hiện tại đã tuyên bố từ chức sau khi nước Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Bà May đã trở thành ứng viên duy nhất kế nhiệm Thủ tướng Cameron sau khi đối thủ của bà là Thứ trưởng Năng lượng và Biến đổi Khí hậu Andrea Leadsom tuyên bố rút khỏi cuộc đua trở thành người đứng đầu đảng Bảo thủ và ứng viên Thủ tướng. Bà May cam kết sẽ lãnh đạo nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) thành công nếu trở thành Thủ tướng.
Bà cũng tuyên bố nước Anh sẽ không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để ở lại “mái nhà chung châu Âu” và càng không nỗ lực để tái gia nhập liên minh này một lần nào nữa. Đương kim Bộ trưởng Nội vụ Anh cũng khẳng định sẽ đàm phán với EU để có được một thỏa thuận tốt nhất về thương mại, hàng hóa và dịch vụ cho nước Anh.
“Brexit tức là Brexit, và chúng ta cần phải chứng tỏ sự thành công của nó.” – Bà cho biết.
Ông Cameron trở thành Thủ tướng Anh tháng 5/2010 và tái đắc cử sau chiến thắng của đảng Bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5/2015. Ông quyết định từ chức sau khi không thành công trong việc thuyết phục cử tri Anh bỏ phiếu ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 vừa qua.
Chiến thắng của bà May ở trong bối cảnh hết sức phức tạp của nước Anh khi mà nước này đã lựa chọn rời khỏi EU. Trước đó, bà May thuộc phe ủng hộ “Ở lại” EU. Chiến thắng của người thua trong chiến dịch trưng cầu dân ý khiến người ta có chút nghi ngại về tương lai của nước Anh.
Nhà Trắng (Mỹ) cho biết Tổng thống Barack Obama đã vô cùng tự tin rằng “mối quan hệ đặc biệt” giữa Hoa Kỳ và Anh vẫn sẽ được tiếp tục sau khi bà May trở thành thủ tướng.
Thách thức
Người Anh đã phỏ 52% phiếu để rời khỏi EU sau 43 năm là thành viên mặc cho những lời cảnh báo về một sự sụp đổ kinh tế từ cách nhà lãnh đạo nước này, đặc biệt là thủ tướng Anh David Cameroon.
Người Anh đã bỏ qua lời cảnh báo của ông và bị ảnh hưởng bởi chiến dịch vận động “Rời đi”, cho rằng, họ sẽ được “độc lập” khỏi Brussels và có khả năn kiểm soát chặt chẽ tỉ lệ người nhập cư – điều rất khó đạt được theo quy định của EU cho phép mọi công dân EU sống và làm việc bất cứ đâu trong nội khối.
Bà May lên làm thủ tướng mặc cho những thất bại trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong những nỗ lực hạn chế người nhập cư và cả trong việc vận động “ở lại” EU.
Nhưng hai đối thủ lớn nhất của bà ở phía ủng hộ “ra đi” là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Michael Gove và cựu thị trưởng London Boris Johnson đã lần lượt rút lui khỏi cuộc tranh cử sau khi bị Đảng Bảo thủ phản đối vì không hề lường trước được những hậu quá mà Brexit mang lại.
Trong bài phát biểu của mình tại điện Birmingham ngày 11/7, bà May đã đặt ra một tầm nhìn mới cho nền kinh tế Anh bỗng chốc “độc lập” này, kêu gọi “một đất nước dành cho mọi người, chứ không phải một vài người có đặc quyền.” Bà tuyên bố sẽ ưu tiên xây dựng nhà ở, đồng thời sẽ tổ chức một chiến dịch truy quét tội trốn thuế của các cá nhân và tổ chức, giảm chi phí năng lượng, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
“Dưới sự lãnh đạo của tôi, Đảng Bảo thủ sẽ phục vụ cho những người làm việc bình thường”
Thách thức lớn nhất của bà May sẽ là vạch ra quá trình rời khỏi EU của nước Anh – một quá trình hiện vẫn vô cùng mù mờ, bất định, đồng thời giải quyết các điều khoản mới trong các hiệp định thương mại đối với 27 nước còn lại của EU.
“Chúng tôi sẽ có các cuộc đàm phán vô cùng khó khăn với Anh” – Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết. Bà cũng cho rằng nước Anh không thể nào có khả năng tiếp cận thị trường EU nếu không chấp nhận sự di chuyển tự do của người dân.
Ủy viên Kinh tế châu Âu Pierre Moscovici cho biết: “Chúng ta nên mở các cuộc đàm phán càng nhanh càng tốt để hạn chế những bất ổn.”
Trong khi đó, hơn 1000 luật sư Anh đã viết một bức thư gửi cho Thủ tướng Anh David Cameroon rằng các thành viên Quốc hội nên xem xét lại việc Anh rời khỏi EU vì cuộc trưng cầu không có ý nghĩa về mặt pháp lý.
Đồng thời, các thành viên của Đảng đối lập đã yêu cầu một cuộc tổng tuyển cử thay vì người lãnh đạo Đảng Bảo thủ đang chiếm đa số ghế ở quốc hội sẽ lên năm quyền. Chắc chắn bà May phải giải quyết xong chuyện nội bộ mới có thể điều hành đất nước được.
Rõ ràng là, bà Therasa May có rất nhiều việc phải làm ngay sau khi lên nắm quyền.
Theo Dangcongsan

Ý kiến ()