Tái cơ cấu DN Nhà nước: Tính phương án bán DN quá thua lỗ
Khẳng định vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói: “Không thể phủ nhận vai trò của Nhà nước thông qua các DNNN đối với nền kinh tế và xã hội trong thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng hiện nay”.Tại Hội nghị “Tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN thuộc Bộ Giao thông - Vận tải” tổ chức hôm nay, 19-10 ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định, sắp xếp, đổi mới DNNN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để nhằm nâng cao hiệu quả cho chính doanh nghiệp, chứ “không phải lấy tiền cổ phần hóa để đưa vào chi tiêu”. Phó Thủ tướng giải thích, chủ trương này chỉ nhằm rút vốn ở những lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ, chi phối và những lĩnh vực mà tư nhân không làm được hoặc không làm.Báo cáo tại Hội nghị cho biết, tại thời điểm ngày 1-1-2001, Bộ Giao thông - Vận tải có tổng số 438 doanh nghiệp hạch toán độc lập, 99...
![]() |
Tại Hội nghị “Tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN thuộc Bộ Giao thông – Vận tải” tổ chức hôm nay, 19-10 ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định, sắp xếp, đổi mới DNNN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để nhằm nâng cao hiệu quả cho chính doanh nghiệp, chứ “không phải lấy tiền cổ phần hóa để đưa vào chi tiêu”. Phó Thủ tướng giải thích, chủ trương này chỉ nhằm rút vốn ở những lĩnh vực mà Nhà nước không cần nắm giữ, chi phối và những lĩnh vực mà tư nhân không làm được hoặc không làm.
Báo cáo tại Hội nghị cho biết, tại thời điểm ngày 1-1-2001, Bộ Giao thông – Vận tải có tổng số 438 doanh nghiệp hạch toán độc lập, 99 doanh nghiệp hoạch toán phụ thuộc. Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN trong mười năm qua, tính đến ngày 30-9-2011, đã sắp xếp, đổi mới được 324 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó đã cổ phần hóa được 296 doanh nghiệp và bộ phận. Bộ Giao thông – Vận tải đã bàn giao vốn Nhà nước tại Tổng công ty Thương mại xây dựng và 44 công ty trực thuộc Bộ, các cục về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước. Số lao động có mặt tại thời điểm sắp xếp lại lao động là hơn 57.600 người, trong đó đã giải quyết chế độ cho hơn 13.600 lao động dôi dư.
Báo cáo đánh giá, sau mười năm, vốn Nhà nước sau khi đánh giá lại đã tăng 20%, doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân của người lao động tăng bình quân 10%, việc làm ổn định.
Tuy nhiên trong và sau sắp xếp, chuyển đổi, các doanh nghiệp còn một số vướng mắc, như tình hình tài chính gặp rất nhiều khó khăn, nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản chưa được chủ đầu tư thanh toán quá lớn, vốn lưu động Nhà nước cấp cho doanh nghiệp quá ít. Thiếu vốn nên các doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng, dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm, hiệu quả kinh doanh thấp, có đơn vị mất khả năng thanh toán, thậm chí nguy cơ phá sản.
Nhiều doanh nghiệp cũng lúng túng trong hoạt động theo mô hình mới, những quy định hiện hành về xử lý quyền sử dụng đất cũng chưa phù hợp với thực tiễn thực hiện cổ phần hóa….
Lắng nghe những vướng mắc và tiếp thu những đề xuất từ phía Bộ và các doanh nghiệp thuộc Bộ, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ cần sớm xây dựng đề án tổng thể về tái cơ cấu các DNNN thuộc Bộ. Trên cơ sở đó có hướng xử lý vấn đề vốn, cùng các vấn đề khác. Phó Thủ tướng cũng gợi ý các doanh nghiệp cần tăng cường đổi mới công tác quản trị, quan tâm đào tạo nhân lực. Nếu doanh nghiệp nào quá thua lỗ có thể tính đến phương án bán doanh nghiệp…
Theo Nhandan

Ý kiến ()