Ngành thép: Dư cung vẫn "bội thực" dự án mới Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)Trao đổi với Vietnam+, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết ngành thép đang tồn tại một nghich lý là lượng thép tồn kho nhiều và phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu, nhưng nhiều nhà máy vẫn tiếp tục mọc lên.Thưa ông, Bộ Công thương vẫn tiếp tục yêu cầu các địa phương không cấp phép cho các dự án thép ngoài qui hoạch, vậy hiệu quả của chương trình này đến đâu?Ông Phạm Chí Cường: Đấy cũng là kiến nghị của doanh nghiệp vì công suất đang dư thừa nhiều thực sự.Theo phân cấp hiện nay, những dự án thép có số vốn dưới 1.500 tỷ đồng sẽ do địa phương cấp phép nhưng không hiểu tại sao Hiệp hội đã kiến nghị và Bộ Công thương cũng đã trình Chính phủ nhưng nhiều nhà máy thép ở vùng sâu vung xa, thiếu đầu ra vẫn đang tiếp tục được xây dựng.Theo ước tính, lượng tồn kho của tháng 5/2011 vào khoảng 430.000 tấn, trong khi bình quân hàng tháng con số này chỉ từ 200.000-300.000 tấn.Nói là dư thừa, cạnh tranh trong nước khó khăn...... 08:56 | 19/06/2011
Cần một hệ thống thương mại đa phương cởi mở Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)Kết thúc kỳ họp của Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc, ngày 17/6, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải kết thúc thành công Vòng đàm phán về tự do thương mại toàn cầu Doha với hiệp ước buôn bán quốc tế mới, cho phép mở ra một hệ thống thương mại đa phương cởi mở, bình đẳng, có thể dự báo trước và minh bạch, góp phần định hình chính sách kinh tế toàn cầu cân bằng, toàn diện và hướng tới phát triển.Các quan chức UNCTAD lo ngại sự phục hồi kinh tế và phát triển thương mại quốc tế không đồng đều hiện nay do sự bất bình đẳng, nghèo đói và thất nghiệp vẫn cao ở nhiều nước, cũng như các biện pháp bảo hộ mậu dịch mới và tinh vi hơn nhằm vào các nước đang phát triển. Buôn bán và các chính sách buôn bán cần được phối hợp đồng bộ với các chính sách bổ sung nhằm tăng cường sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đa...... 08:54 | 19/06/2011
IMF cảnh báo tăng trưởng kinh tế "tiềm ẩn rủi ro" Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" công bố ngày 17/6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tuy chịu tác động từ sự chững lại của hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Nhật Bản, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng trong nửa cuối năm nay. Song, sự phục hồi này vẫn không đồng đều và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.Các nhà kinh tế IMF cảnh báo cùng với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản, những hiểm họa tiềm ẩn ở các nền kinh tế thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã trở nên nguy hiểm hơn. Vì vậy, các nền kinh tế lớn của thế giới cần điều chỉnh chính sách mạnh mẽ cũng như phối hợp chính sách chặt chẽ và đồng bộ hơn để tránh rủi ro và sự mất cân bằng của tăng trưởng kinh tế. Một số nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cần ưu tiên thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô, sử dụng linh hoạt tỷ giá hối đoái và các...... 08:52 | 19/06/2011
Vùng ven đô - đích ngắm bất động sản nghỉ dưỡng Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Đáp ứng nhu cầu của lượng khách hàng tiềm năng đang sống tại Thủ đô, bất động sản nghỉ dưỡng tại khu vực cận kề Hà Nội như Hòa Bình, Sơn Tây, Ba Vì… là một trong những đích ngắm được nhiều doanh nghiệp ưu tiên bởi các yếu tố “thiên thời địa lợi.” Chuyển xa về gần Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu về nơi nghỉ dưỡng cuối tuần của người dân cũng bắt đầu hình thành. Resort hay biệt thự nghỉ dưỡng đến nay đã trở thành khái niệm khá quen thuộc. Người có tiền và điều kiện kinh tế thích lựa chọn mua những sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tại các vùng biển như nổi tiếng như Đà Nẵng, Nha Trang… Tuy nhiên, với các khách hàng Hà Nội, việc sử dụng sản phẩm này cho mục đích nghỉ ngơi đôi khi cũng bị hạn chế do khoảng cách đi lại, thời gian… Bởi vậy, nhiều khách hàng Thủ đô muốn tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại đã chọn mua một căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng ở vùng ven đô như Sơn...... 08:49 | 19/06/2011
G20: Kế hoạch toàn cầu kiểm soát giá lương thực Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Các bộ trưởng nông nghiệp thuộc nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) đã nhất trí một Kế hoạch hành động toàn cầu nhằm kiểm soát giá lương thực vốn đã vượt tầm kiểm soát và ngày càng trở nên biến động từ năm 2008.Trọng tâm của kế hoạch, sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp đầu tiên của G-20, dự kiến diễn ra tại Paris, Pháp trong hai ngày 22-23/6 tới, là việc thành lập một Hệ thống thông tin thị trường nông nghiệp để theo dõi lượng lương thực mà khu vực nhà nước và tư nhân đang nắm giữ. Hệ thống này được thiết kế nhằm tăng cường sự minh bạch và ổn định trên các thị trường lương thực thế giới. Một số nước thường rất bí mật về số lượng lương thực mà họ đang có. Sự mập mờ này đang cản trở những nỗ lực nhằm đánh giá một cách chính xác khoảng cách cung-cầu lương thực toàn cầu và thổi phồng những biến động thị trường.Những biện pháp khác là việc thành lập một Hệ thống dự trữ lương...... 08:47 | 19/06/2011
TP Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2015 diện tích nhà ở bình quân đạt 17m2/người Ngày 17-6, TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện chính sách nhà ở và chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2006-2010 và triển khai nhiệm vụ phát triển nhà ở giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn.Sau năm năm thực hiện (2006-2010) thành phố đã phát triển được 33,34 triệu m2 sàn xây dựng (trung bình mỗi năm xây dựng được 6,67 triệu m2), vượt 4% so với chỉ tiêu đề ra. Tổng diện tích nhà ở đạt 102,84 triệu m2 và nâng diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 14,3m2/người. Trong đó, tổng diện tích sàn nhà lưu trú công nhân xây dựng được 1.359.000m2, vượt 36% so kế hoạch đề ra, đáp ứng được khoảng 433.000 chỗ ở. Nhà ở xã hội đã hoàn thành được 8.263 căn, tương đương 1.239.305 m2, vượt 13% so với chỉ tiêu. Về chương trình xây dựng ký túc xá sinh viên, bên cạnh hơn 11.000 chỗ ở cho sinh viên đã đưa vào sử dụng, dự kiến trong năm nay thành phố sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng năm dự án với quy mô 612.000 m2 sàn xây dựng,...... 08:38 | 19/06/2011
Thực trạng quản lý, khai thác các công trình 134-135 LSO - Chương trình 134-135 là những chính sách ưu tiên đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với vùng đặc biệt khó khăn nhằm tạo động lực thúc đẩy, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc thuộc xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Bằng các nguồn vốn thực hiện chương trình 134-135, trong những năm vừa qua, nhiều công trình phúc lợi đã được đầu tư xây dựng, phục vụ hiệu quả sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, từ thực tế theo dõi và qua kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy, nhiều công trình 134-135 sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác, hiệu quả sử dụng một số công trình còn thấp, nguyên nhân chính của hiện tượng này là có sự thờ ơ của cấp chính quyền cơ sở và sự thiếu ý thức của một bộ phận những người dân được thụ hưởng từ công trình.Chương trình 135 giai đoạn 2 và chương trình 134 chính thức được thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2005 và 2006, đến hết năm 2010 hai chương trình...... 14:48 | 17/06/2011
Phấn đấu đến năm 2020 chế biến được 220.000 tấn nhân điều thô Ảnh minh hoạ, nguồn: kinhtenongthon.com.vnĐó là mục tiêu của “Chiến lược phát triển bền vững ngành điều Việt Nam giai đoạn 2010-2020” mà Hiệp hội Điều Việt Nam vừa trình Chính phủ phê duyệt. Trong “Chiến lược phát triển bền vững ngành điều Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, ngành điều cũng hướng tới phát triển bền vững trong tất cả các khâu trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ trong và ngoài nước. Ngành điều còn đặt mục tiêu giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều, đến năm 2015 chế biến được 190.000 tấn nhân điều thô, trong đó có 40.000 tấn chế biến sâu; xuất khẩu 150.000 tấn nhân thô và 30.000 tấn chế biến sâu. Đến năm 2020, phấn đấu chế biến được 220.000 tấn nhân thô, trong đó có 100.000 tấn chế biến sâu; xuất khẩu 120.000 tấn nhân thô, tiêu dùng trong nước 35.000 tấn. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất này, Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng sẽ giữ vững quy hoạch 3 vùng trồng điều Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ.Được biết thời gian qua, xuất khẩu điều của Việt Nam luôn...... 10:10 | 01/01/2000
Tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2012 Năm 2012 phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5%Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 922/CT-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Mục tiêu tổng quát của năm 2012 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2011 gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.Thủ tướng chỉ thị các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 phải bám sát các...... 08:32 | 17/06/2011
Cảnh báo tôm xuất khẩu nhiễm kháng sinh Ảnh minh hoạ, nguồn: tinkinhte.com - Hiệp hội doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) vừa lên tiếng cảnh báo tình trạng nhiễm kháng sinh enrofloxacin cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo VASEP, kể từ ngày 9/6/2011, Nhật Bản đã chính thức tăng cường tần suất kiểm tra dư lượng enrofloxacin từ 30% lô tôm lên mức 100% ngay sau khi phát hiện thêm 01 lô tôm của Việt Nam nhiễm dư lượng chất này vượt mức cho phép. Điều này đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam.Được biết, trước đó, ngày 7/3/2011, Nhật Bản cũng đã áp dụng chế độ kiểm tra tăng cường dư lượng chất này đối với 30% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Hiệp hội doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản cũng cảnh báo, sang tháng 6/2011, nếu thêm 01 lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam bị cảnh báo, Nhật Bản sẽ nâng mức kiểm tra lên 100%. Hiện Tổng cục Thủy sản cũng đã ngăn chặn việc các lô tôm xuất khẩu bị nhiễm kháng sinh này ngay từ khâu nuôi. Tuy nhiên, các sản phẩm...... 08:25 | 17/06/2011