Thứ 2, 21/07/2025 13:00 [(GMT +7)]

Tìm thấy 217661 kết quả với từ khoá ""

Phát triển kinh tế tập thể: Nỗ lực của Lạng Sơn

Phát triển kinh tế tập thể: Nỗ lực của Lạng Sơn

Thực hiện các cơ chế chính sách của tỉnh, đặc biệt là tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 18/4/2008 của UBND tỉnh về thực hiện Chi thị số 20 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Trong thời gian qua, liên minh HTX, các ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương đã có sự phối hợp tương đối đồng bộ trong công tác vận động và phát triển HTX. Trong đó, một mặt tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, xã viên trong các HTX, mặt khác chú trọng tư vấn phát triển HTX theo chất lượng, không chạy theo số lượng. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thành lập mới được 4 HTX, không nhiều so với những năm trước đây, nhưng quy mô hoạt động, vốn và số người tham gia đều lớn hơn. Đã và đang có sự liên doanh, liên kết giữa các HTX tạo ra mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển. Đó là những tín hiệu rất đáng mừng với sự phát triển của các HTX trên địa bàn tỉnh, không còn ồ ạt thành lập, tăng nhanh về số lượng như trước, mà chú trọng tới hiệu quả hoạt động. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn....
Để hàng Việt thâm nhập thị trường nông thôn

Để hàng Việt thâm nhập thị trường nông thôn

Theo nhận định của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh – cơ quan thường trực cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Lạng Sơn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai cuộc vận động này, nhất là việc thực hiện mục tiêu đưa hàng Việt đến với thị trường nông thôn. Theo đó, thời gian qua, công tác chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện chưa được đồng bộ, chủ yếu chỉ tập trung vào công tác tuyên truyền vận động, kinh phí triển khai rất hạn hẹp; Ban chỉ đạo chưa ban hành quy chế làm việc. Hơn nữa, sự vào cuộc của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước còn cầm chừng do tâm lý e ngại khó cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc. Nhiều loại hàng hóa sản xuất trong nước không đảm bảo chất lượng so với thông tin quảng cáo của doanh nghiệp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá cả một số loại hàng thậm chí cao hơn hàng nhập khẩu nhưng chất lượng lại kém. Cùng một loại sản phẩm nhưng mỗi nhà sản xuất chào bán một giá khác nhau khiến cho người tiêu dùng lúng túng… Quan tâm thỏa đáng cho việc khắc phục những hạn chế này, đồng thời tăng cường quảng bá, hướng dẫn sử dụng hàng trong nước thông qua các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội bằng nhiều cách thức phù hợp chính là những giải pháp thiết thực nhất để đưa hàng Việt thâm nhập thị trường nông thôn theo chủ trương mà Đảng, Nhà nước đã đề ra....
Thu hút đầu tư bắt đầu từ đâu

Thu hút đầu tư bắt đầu từ đâu

Nhìn con số trên chưa hết mừng đã vội lo, điểm qua một vài dự án đầu tư kéo dài như khách sạnh 5 sao, Trung tâm thương mại Đồng Đăng, một số dự án đầu tư đô thị sau thời gian đầu tư đều chững lại. Nhà đầu tư thì cho là thiếu vốn nên chậm đầu tư. Không ít nhà đầu tư sau khi đăng ký xong dự án thì để đấy mà không triển khai, vì vậy không ít dự án gặp vướng mắc. Vướng mắc đầu tiên bắt đầu từ giải phóng mặt bằng, có những dự án đã đăng ký hoạt động 10 năm nay nhưng vẫn mắc ở mặt bằng, như vậy đã ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư. Ông Nguyễn Xuân Tiến, giám đốc Trung tâm thương mại Sài Gòn Tân Thanh bộc bạch, vướng mắc trong mặt bằng là khâu khó nhất, nhà đầu tư từ xa đến có biết gì về mặt bằng đâu, vì thế điều quan trọng nhất là có mặt bằng sạch để họ triển khai. Mặt bằng sạch vẫn là ước mơ của tỉnh, của nhà đầu tư nhưng động đến mặt bằng ở đâu là vướng đấy. Sự thiếu cương quyết, thiếu minh bạch ở một số dự án đã kéo theo sự phản ứng từ phía người dân. Không ít dự án để khiếu kiện kéo dài đã làm ảnh hưởng chung đến môi trường đầu tư, làm nản lòng các nhà đầu tư tâm huyết. Ông Hồ Phi Dũng, Giám đốc Công ty sản xuất và thương mại thẳng thắn, thủ tục hành chính về đất đai chưa thực sự hấp dẫn, cụ thể để thu hút đầu tư thì các cơ quan công quyền phải là người phục vụ nhưng rất nhiều khâu thủ tục hành chính rườm rà đã làm nản lòng nhà đầu tư. Ông Lê Minh Thanh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, nếu có mặt bằng sạch thì thu hút đầu tư sẽ không hề khó. Đấy là khâu mặt bằng, còn về cơ chế chính sách cho nhà đầu tư cũng còn không ít khó khăn, một số doanh nghiệp được tạo điều kiện mặt bằng như Công ty Chi lê, Bảo Long, Hùng Vương…còn lại các doanh nghiệp khác đang xoay trần với cơ chế chính sách, với quy hoạch phát triển....