Công ty nước ngoài quan tâm đến dầu khí Campuchia Các công ty của Mỹ và Nhật Bản đang quan tâm đến việc thăm dò dầu thô và khí đốt tự nhiên tại Campuchia. Quốc vụ khanh kiêm người phát ngôn của Hội đồng Bộ trưởng Campuchia Phay Siphan cho biết, trên tổng diện tích khoảng 5.957 km2 tại các tỉnh Preah Vihear, Siem Reap và Kampong Thom, có 17 lô dầu khí đang được tiến hành nghiên cứu địa chấn, với khoảng 6.000 lỗ khoan (ở độ sâu từ 6-19,5 m). Tập đoàn dầu khí và kim loại Nhật Bản (JOGMEC) đã bắt đầu thăm dò dầu khí tại Campuchia từ năm 1996. Ngày 4/5/2010, JOGMEC đã ký một bản ghi nhớ cơ bản với Cơ quan xăng dầu quốc gia Campuchia để tiến hành nghiên cứu và điều tra dữ liệu dầu mỏ tại toàn bộ 17 lô dầu ở 3 tỉnh trên.Trong một tuyên bố, Thủ tướng Campuchia Hun Sen dự đoán nếu không có gì trở ngại, Campuchia có thể đón dòng dầu đầu tiên được khai thác vào ngày 12/12. Tháng 1/2012, các đại diện của công ty Chevron Overseas Petroleum Ltd. đã gặp Cơ quan xăng dầu quốc gia Campuchia, khi họ bắt đầu...... 09:38 | 09/02/2012
Triển vọng cải thiện quan hệ Nga - Gru-di-a * Đàm phán Nga - Mỹ về phòng thủ tên lửa bị đình trệTheo Roi-tơ, ngày 25-12, Thủ tướng Gru-di-a B.I-va-ni-svi-li bày tỏ mong muốn gặp Tổng thống Nga V.Pu-tin thảo luận triển vọng khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước sau khi hai bên cắt đứt quan hệ ngoại giao năm 2008. Ông I-va-ni-svi-li cho biết, Chính phủ Gru-di-a đang theo đuổi đường lối đối thoại kiên nhẫn và nhất quán với Nga; đồng thời cam kết đoàn vận động viên nước này sẽ tham gia Ô-lim-pích mùa đông diễn ra ở TP Xô-tri của Nga vào năm 2014. Sau cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa các đại diện Gru-di-a và Nga diễn ra tại Giơ-ne-vơ đầu tháng 12, Tổng thống Pu-tin khẳng định, Mát-xcơ-va nhận thấy các tín hiệu tích cực từ chính quyền mới của Gru-di-a và hai nước cần bình thường hóa quan hệ. Tuy nhiên, Thủ tướng Gru-di-a cho biết, Chính phủ mới của nước này sẽ xem xét lại một số dự án đầu tư đã ký kết, trong đó có dự án nhà máy điện tại khu vực Gác-đa-ba-ni trị giá 600 triệu USD có sự tham gia của một...... 15:10 | 26/12/2012
ASEAN - EU thúc đẩy quan hệ đối tác khoa học Tại Hội nghị tổng kết Năm ASEAN - EU về khoa học, công nghệ và đổi mới 2012 diễn ra tại Bỉ, hai bên khẳng định, quan hệ đối tác ASEAN-EU đã tạo cơ hội cho các nhà khoa học của hai bên hợp tác khai thác tiềm năng các công nghệ mới nhất.Diễn đàn Tư lệnh vùng Vịnh Thái-lanĐại biểu từ Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Thái-lan và Việt Nam tham dự Diễn đàn Tư lệnh các lực lượng thực thi pháp luật trên biển Vịnh Thái-lan lần thứ hai, tại Ma-lai-xi-a, thảo luận tăng cường hợp tác an ninh giữa các lực lượng cảnh sát biển khu vực.Triều Tiên nhấn mạnh thành công vụ phóng vệ tinhNhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Châng Un nhấn mạnh, thành công của vụ phóng vệ tinh này là dịp để thể hiện lập trường kiên định của Triều Tiên thực hiện quyền hợp pháp sử dụng vũ trụ vào các mục đích hòa bình, phát triển khoa học công nghệ và kinh tế đất nước.Nga chỉ trích dự luật nhân quyền của MỹTổng thống Nga V.Pu-tin chỉ trích việc QH Mỹ thông qua cái gọi là "Dự luật nhân quyền Ma-gnít-xki" nhằm trừng...... 15:14 | 15/12/2012
Mỹ không thay đổi kế hoạch rút quân tại Ápganixtan Tổng thống Mỹ Barắc Ôbama (Barack Obama) ngày 19/9 đã có cuộc thảo luận trực tuyến với người đồng cấp Ápganixtan Hamít Cadai (Hamid Karzai), trong đó hai nhà lãnh đạo có đề cập tới làn sóng tấn công binh sĩ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ những người đồng đội Ápganixtan.Binh sĩ Mỹ tại Afghanistan. (Nguồn: Internet) .Tin từ Nhà Trắng cho biết hai nhà lãnh đạo còn thảo luận về sự cấp thiết phải kiềm chế trước các "tài liệu mang tính kích động", rõ ràng ám chỉ tới một bộ phim công kích đạo Hồi được sản xuất ở Mỹ vốn làm dấy lên các vụ bạo lực ở nhiều nước Hồi giáo. Tuyên bố của Nhà Trắng cũng cho biết tổng thống hai nước đã thảo luận về một loạt vấn đề, trong đó có nỗ lực ngăn chặn các vụ tấn công nhằm vào các lực lượng Mỹ, liên quân và Ápganixtan.Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Oasinhtơn khẳng định kế hoạch rút quân của Mỹ khỏi Ápganixtan sẽ không bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng hiện nay trong quan hệ giữa Mỹ và các nước Hồi giáo,...... 09:06 | 21/09/2012
Tình trạng tự tử gia tăng trong quân đội Mỹ Binh sĩ Mỹ tại chiến trường Áp-ga-ni-xtan. Ảnh EPA Một vụ bê bối liên quan đến các cách hành xử thô bạo giữa các binh sĩ với nhau trong quân đội Mỹ đang làm chấn động dư luận và thu hút sự chú ý của các tổ chức bảo vệ nhân quyền, luật sư và các nhà báo nước này. Vụ vi phạm nhân quyền lại xảy ra trong lực lượng phải có kỷ luật cao, đối mặt sự sống chết.Sự việc là, một binh sĩ Mỹ có tên là Đen-ni Chan, 19 tuổi, có bố mẹ là người Mỹ và gốc Trung Quốc, sinh ra ở Mỹ, đã tự tử vì bị đồng đội bạo hành khi phục vụ trong lực lượng quân Mỹ tại Áp-ga-ni-xtan. Chuyện "ma cũ bắt nạt ma mới" là vấn nạn thường xảy ra, nhưng Đen-ni Chan đã bị sỉ nhục vì nguồn gốc dân tộc của mình mà dẫn tới kết cục bi thảm.Trong thời gian đóng quân và thực thi nhiệm vụ căng thẳng ở Áp-ga-ni-xtan, Đen-ni Chan thường xuyên bị trung sĩ A-đam Hôn-côm và đồng đội xúc phạm thô bỉ, như viết biệt danh xúc phạm trên ảnh của người...... 15:05 | 16/09/2012
ECOWAS chưa quyết định can thiệp quân sự vào Mali Quyền Tổng thống Ghana, John Dramani Mahama cho biết Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) chưa thể quyết định đưa quân can thiệp vào Mali theo đề nghị của Tổng thống Dioncounda Traoré vì "thiếu thống nhất" trong nội bộ chính quyền nước này.Tổng thống Cote d'Ivoire đồng thời là Chủ tịch ECOWAS Alassane Ouattara (phải), Tổng thư ký của Tổng thống về vấn đề Mali Baba Berthe (giữa) và Đại sứ Mali tại Cote d'Ivoire Amadou Ousmane Toure trong cuộc họp về tình hình Mali ngày 5/9. (Nguồn: AFP/TTXV)Theo tạp chí Focus ngày 9/9, trong chuyến thăm chính thức Benin trước đó một ngày, ông Mahama cùng người đồng nhiệm nước chủ nhà Boni Yayi muốn biết rõ về phương diện thể chế, Tổng thống Traoré hay Đại úy Amadou Sanogo là người lãnh đạo Mali trước khi quyết định có đáp ứng đề nghị của Mali hay không. Sau khi Chính phủ Mali đề nghị ECOWAS đưa quân vào để khôi phục toàn vẹn lãnh thổ, Đại úy Sanogo, thủ lĩnh nhóm đảo chính, tuyên bố phản đối can thiệp quân sự.Trả lời phỏng vấn báo chí, Sanogo khẳng định quân...... 16:03 | 10/09/2012
Doanh nghiệp Mỹ quan tâm đầu tư vào Việt Nam Nhật báo Phố Uôn (Mỹ) ngày 31-8 dẫn kết quả khảo sát mới đây của Phòng Thương mại Mỹ cho thấy, Việt Nam là một thị trường chính mà các doanh nghiệp Mỹ nhắm tới trong các kế hoạch mở rộng đầu tư.Cuộc khảo sát tiến hành lấy ý kiến của hơn 350 lãnh đạo các công ty Mỹ hoạt động ở khu vực Đông - Nam Á cho biết, có 57% số người được hỏi cho biết có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, so tỷ lệ 11% ở In-đô-nê-xi-a và 6% tại Thái-lan. Hơn 50% số công ty Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng đội ngũ nhân lực; 82% số công ty kỳ vọng tăng lợi nhuận trong năm tới... Nhật báo Phố Uôn cho rằng, những ưu điểm chính của thị trường Việt Nam là có môi trường chính trị ổn định, an toàn cá nhân cao, cùng với những tiến triển tích cực trong quan hệ giữa hai...... 10:30 | 02/09/2012
Mỹ muốn tăng cường quan hệ kinh tế với ASEAN Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN và đối tác tại Hội nghị tham vấn ở Cam-pu-chia. Tân Hoa xã ngày 30-8 dẫn lời Đại diện Thương mại Mỹ Rôn Cớc bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 44 đang diễn ra ở Xiêm Riệp (Cam-pu-chia) khẳng định, Mỹ mong muốn có quan hệ kinh tế toàn diện và mạnh mẽ hơn với tất cả các nước thành viên ASEAN.Tại Hội nghị cấp cao Doanh nghiệp ASEAN - Mỹ lần đầu được tổ chức, với sự tham dự của các bộ trưởng kinh tế ASEAN, khoảng 100 lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà làm chính sách đến từ Mỹ và các nước ASEAN, Đại sứ Mỹ tại ASEAN Đ.Ca-đen cũng khẳng định, mười thành viên ASEAN là những đối tác chiến lược và kinh tế quan trọng của Mỹ.* Cùng ngày, Hội nghị tham vấn các bộ trưởng kinh tế Đông Á lần thứ nhất cũng diễn ra tại Xiêm Riệp, với sự tham dự của đại diện các nước ASEAN, cùng Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Nga và Mỹ. Các bộ trưởng nhấn mạnh sự nhất trí của...... 09:21 | 31/08/2012
Đột phá hợp tác chiến lược hải quân Nhật - Ấn Nhật Bản- Ấn Độ tăng cường hợp tác hải quân Nhật Bản - Ấn Độ đang có những hợp tác mới trong bối cảnh trỗi dậy và ảnh hưởng ngày càng tăng của một số nước lớn tại châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.Trong nhiều lĩnh vực, hợp tác an ninh hàng hải của hải quân hai nước là điểm nhấn, được xem là quan trọng hàng đầu.Triển khai chiến lượcHiện nay, các mối quan hệ song phương tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng gia tăng và phát triển, điển hình là quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Nhật Bản cũng như một số quốc gia khác. Ngay từ năm 2006, Nhật Bản và Ấn Độ đã công bố “chiến lược hợp tác toàn cầu”. Từ đó hai bên đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong “chiến lược biển”, kinh tế, quân sự và được xem là điều kiện thuận lợi để hai bên tăng cường hợp tác và bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình trong khu vực.Trong chuyến thăm Nhật Bản gần đây,...... 15:27 | 23/08/2012
Nga-Ucraina thảo luận triển vọng hợp tác quân sự Triển vọng hợp tác quân sự Nga - Ucraina và sửa đổi một số điều khoản trong Hiệp định liên chính phủ về việc Nga thuê sử dụng thao trường-sân bay tại Trung tâm Đào tạo phi công hải quân Nítca (Nitka) của Ucraina là những nội dung chính được đề cập trong cuộc thảo luận ngày 20/8 tại Kiép giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatôli Xécđiucốp (Anatoly Serdyukov) và người đồng cấp nước chủ nhà Đmitơri Xalamatin (Dmitry Salamatin). Về triển vọng hợp tác quân sự song phương, hai bộ trưởng chú trọng thảo luận về tăng cường hợp tác sử dụng Trung tâm đào tạo phi công hải quân Nítca, hợp tác sửa chữa, hiện đại hóa, tận dụng các loại vũ khí khí tài quân sự cũng như hợp tác thiết kế, chế tạo và bảo dưỡng kỹ thuật hàng không. Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy việc ký kết hiệp định hợp tác chống cướp biển. Hai bộ trưởng cũng chủ trì phiên họp lần thứ 5 của Tiểu ban về các vấn đề an ninh của Ủy ban liên chính phủ Nga/Ucraina, và ký Nghị định sửa đổi Hiệp định liên chính phủ...... 09:57 | 21/08/2012