Để du lịch cộng đồng là "con gà đẻ trứng vàng" Hà Giang có 22 dân tộc với các nét văn hóa đặc trưng, rất độc đáo. Hầu hết dân cư sống trong những làng mạc với kiểu kiến trúc truyền thống, sử dụng trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày. Đây là thế mạnh để Hà Giang phát triển loại hình du lịch cộng đồng, tạo điều kiện cho khách du lịch khám phá những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Trước năm 2006, một số làng dân tộc thiểu số của Hà Giang đã được các công ty lữ hành đưa khách du lịch đến tham quan, tổ chức ăn nghỉ trong dân. Tuy nhiên, hình thức du lịch này hoàn toàn mang tính tự phát chưa được chú ý quy hoạch, quản lý và chưa có sự hướng dẫn cho người dân kỹ năng khai thác, bảo tồn những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc.Từ những mô hình sơ khai, đến nay Hà Giang đã xây dựng được 25 làng văn hóa du lịch cộng đồng với tổng mức đầu tư trên 17,6 tỷ đồng. Bước đầu, các làng văn hóa du lịch cộng đồng đã thu hút được lượng lớn...... 15:09 | 14/05/2011
"Vàng đỏ" trên đỉnh Chiêu Lầu Thi và Tây Côn Lĩnh Thảo quả, "vàng đỏ" của đồng bào vùng cao Hà Giang. Trên chuyến xe vào huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), ông cụ người dân tộc Nùng chỉ lên dãy Tây Côn Lĩnh mù sương, bảo với mọi người: Trên núi có vàng đỏ đấy, bán được nhiều tiền lắm, chăn trâu chăn bò không nhiều tiền bằng đâu. Vàng đỏ? Tôi giật mình hỏi. Ông cụ giải thích: quả mac hâu có mầu đỏ, sai lắm, nó mọc ra từ đất, người Trung Quốc sang mua hết.Hỏi kỹ tôi mới biết ông cụ nói về thảo quả, một đặc sản của Hoàng Su Phì. Người Nùng, người Dao, người Mông gọi loài cây này bằng nhiều tên khác nhau, nào là đò ho, tò ho, mac hâu, may mac hâu... Ban đầu cứ ngỡ thảo quả là một loại quả trên rừng, sau mới biết đó là tên của một loài cây thuộc họ gừng, thân thấp, lá bẹ, rễ mọc ngang thân hơi giống cây riềng nhưng mọc thành búi to hơn nhiều. Cây ra hoa vào mùa hè, ra quả vào mùa đông, sinh trưởng tốt trên các vùng núi mù sương có độ cao hơn 800...... 09:55 | 30/08/2012