Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tăng 1,32% Ảnh: K.D- Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 của Hà Nội đã tăng 1,32% so với tháng 6, tăng 21,55% so với cùng kỳ năm 2010; tăng 14,43% so với cuối năm 2010.Gần như, hầu hết các loại thực phẩm tươi sống tiếp tục tăng, tình trạng thiếu nguồn cung cho thị trường; nguồn thủy sản cũng hạn chế do đang trong thời kỳ nuôi thả cá thịt đợt hai dẫn đến giá các loại thủy sản cũng có xu hướng tăng. Trong đó, tăng mạnh nhất trong 11 nhóm hàng là hàng ăn và dịch vụ ăn uống với chỉ số tăng cao tới 2,67%. Các nhóm còn lại đều có chỉ số giá tăng không quá 0,58% so với tháng trước, ngoại trừ bưu chính viễn thông vẫn giữ nguyên.Những nhóm còn lại như nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng sau một thời gian tăng cao đã chững lại do giá gas trên thế giới giảm, các hãng gas trong nước cũng điều chỉnh giảm giá bán.Theo nhiều ý kiến phân tích, mức tăng mạnh của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống trong...... 08:48 | 22/07/2011
Công bố 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam vừa công bố 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam. Tất cả các loại trái cây này đều đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy “Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa” và đã trở thành thương hiệu có uy tín đối với thị trường trong nước và quốc tế. Đây đều là các loại trái cây cho giá trị kinh tế cao, giúp người nông dân thoát nghèo và có mức thu nhập ổn định như: táo mèo (Sơn La), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), vải thiều (Hải Dương), nhãn lồng (Hưng Yên), dừa (Bến Tre), vú sữa (Tiền Giang), cam mật (Cần Thơ)... Cũng theo Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam, 50 đặc sản trái cây nói trên đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đăng ký với Trung tâm Kỷ lục châu Á và thế giới nhằm mở thêm kênh quảng bá trái cây Việt Nam ra thị trường nước ngoài.Được biết, hiện nay, cả nước có khoảng hơn 770.000 ha diện tích đất trồng cây ăn quả. Diện tích này phân bố đều trên cả...... 11:45 | 09/08/2012
Tháng 6, xuất khẩu của Hà Nội đạt 955 triệu USD Tháng 6, xuất khẩu của Hà Nội đạt 955 triệu USD (Ảnh: A.N)- Theo Cục Thống kê Hà Nội, tháng 6, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thủ đô đạt 955 triệu USD, góp phần nâng tổng mức kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến nay đạt trên 4,856 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Cũng theo báo cáo, trong các khu vực kinh tế, khối có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện xấp xỉ 1,95 tỷ USD, xếp sau là khu vực kinh tế Nhà nước với trên 1,932 tỷ USD. Nếu tính theo các nhóm hàng chủ yếu thì có 8/11 ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so cùng kỳ năm trước; trong đó, dẫn đầu là linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi với mức tăng là 34,5%. Xếp sau lần lượt là các nhóm hàng như: dây điện và dây cáp điện, hàng thủ công mỹ nghệ, xăng dầu, hàng điện tử, thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh... Chỉ có 3 nhóm ngành xuất khẩu giảm là: than đá, giày dép và sản phẩm từ da, hàng nông sản với mức giảm tương...... 08:38 | 27/06/2012
Hà Nội: Giãn, giảm, gia hạn hơn 5 tỷ tiền thuế Theo Cục Thuế TP. Hà Nội, cơ quan này vừa có quyết định dành 5.150 tỷ đồng tiền thuế để giãn, giảm và gia hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của thành phố. Được biết, trong tổng số hơn 5.000 tỷ này, có khoảng 3.000 tỷ đồng là gia hạn nộp tiền sử dụng đất sang năm 2013; khoảng 1.000 tỷ đồng là giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Còn lại, khoảng 500 tỷ đồng là gia hạn tiền thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 đến 10/5/2012 chưa nộp ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp đủ điều kiện, 150 tỷ đồng là giảm 50% tiền thuê đất của các doanh nghiệp đủ điều kiện; 500 tỷ đồng là thuế giá trị gia tăng kỳ tháng sáu năm nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.Cũng theo Tổng Cục Thuế, TP.Hà Nội có hơn 70.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước. Tính đến tháng 6 này, đã có hơn 7.700...... 08:54 | 14/06/2012
Phát triển hạ tầng đường thủy nội địa tại An Giang Là tỉnh cửa ngõ của sông Cửu Long đổ vào Việt Nam cùng với các tuyến sông rạch, kênh mương nội đồng liên vùng Tứ giác Long Xuyên và nhiều tuyến kênh thoát lũ thau chua, rửa phèn ra Biển Tây đã khẳng định vị thế quan trọng về giao thông thủy nội địa (GTTNĐ) của An Giang trong vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).Tuy nhiên, giữa lợi thế và việc phát huy lợi thế ấy vẫn còn có mức chênh khá lớn. Điều đó đặt ra vấn đề cần tái cấu trúc hạ tầng đường thủy nội địa (ĐTNĐ) nhằm đưa lợi thế về GTTNĐ An Giang trở thành đòn bẩy thật sự cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng theo định hướng của Nghị quyết T.Ư 4 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.Vai trò thiết yếuCó thể nói, khu vực ĐBSCL nói chung, An Giang nói riêng GTTNĐ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Lịch sử vùng đất Nam Bộ đã gắn chặt quá trình phát triển với hệ thống giao...... 08:44 | 13/06/2012
Sáu tháng đầu năm kinh tế Hà Nội tăng trưởng 7,6% Ngày 7-6, UBND thành phố Hà Nội sơ kết tình hình kinh tế - xã hội sáu tháng đầu năm, bàn biện pháp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội sáu tháng cuối năm. Đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị.Sáu tháng đầu năm nay, kinh tế Hà Nội đạt mức tăng trưởng 7,6%. Trong đó, nhóm dịch vụ tăng 8,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,1%, mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 20,7%, tổng mức bán lẻ tăng 20,3% so cùng kỳ năm 2011. Thành phố thực hiện tốt công tác kiểm soát giá cả, bình ổn thị trường. Tuy nhiên, mức tăng trưởng vẫn chưa đạt được như mục tiêu đề ra. Một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp như lắp ráp ô-tô, cơ điện, máy nông cụ... giảm so với cùng kỳ năm trước.Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn của Hà Nội năm 2012 từ 10 đến 10,5%, trong sáu tháng cuối năm, thành phố phải đạt mức tăng trưởng kinh tế từ 12,2% đến...... 10:02 | 08/06/2012
Chợ trong trung tâm thương mại ở Hà Nội vắng khách Cách đây hai năm, TP Hà Nội đã đầu tư xây dựng, cải tạo một số khu chợ xập xệ trong nội thành, thành những trung tâm thương mại mới, hiện đại; trong đó dành phần diện tích đáng kể cho chợ dân sinh hoạt động, phục vụ nhu cầu mua sắm mặt hàng thiết yếu của người dân, đồng thời tạo điều kiện cho các tiểu thương tiếp tục kinh doanh hiệu quả hơn.Nhưng sau một thời gian hoạt động, mô hình kinh doanh này không đạt hiệu quả như mong muốn. Tình trạng vắng khách kéo dài khiến hàng loạt tiểu thương trong chợ phải nghỉ kinh doanh, hoặc tìm cách chuyển nhượng chỗ bán hàng.Chợ càng sang, càng vắng khách17 giờ chiều 28-5, trong khi phần lớn các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn Thủ đô tấp nập người mua, người bán, thì khu vực chợ dưới tầng hầm trung tâm thương mại Hàng Da vẫn vắng vẻ, thưa thớt. Các quầy bán thịt, cá, rau... lác đác một vài người mua hàng. Tại nhiều quầy không thấy bày bán thực phẩm, trên mặt bàn chỏng chơ chiếc chậu, chiếc thớt. Đi một vòng quanh chợ, thỉnh...... 09:38 | 29/05/2012
Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội giảm nhiệt đáng kể Cục thống kê Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2011 tại Hà Nội với mức tăng 1,76% so với tháng trước. So với con số 3,3% ở tháng trước đó thì con số của tháng này đã có tốc độ hạ nhiệt.Xét chung các nhóm hàng, mức tăng 1,76% được cộng hưởng từ sự tăng giá của 10/11 nhóm hàng chính, chỉ duy nhất nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,73%.Việc điều chỉnh giá gas bán lẻ của tất cả các hãng liên tục vào các ngày 1/5 và 11/5, tăng thêm khoảng 32-34 nghìn đồng tùy từng hãng, và việc tăng giá dầu hỏa vừa qua là tác nhân chủ yếu khiến giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã tăng 2,99% trong tháng này.CPI nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ còn tăng 2,25%, dù vẫn là động lực thúc đẩy chỉ số giá chung nhưng đã hạ nhiệt rất nhiều so với mức hơn 5% trong tháng trước.Trong tháng 5, nhóm hàng thực phẩm cũng đã tăng 2,2%. Ngược lại, với mặt hàng rau củ quả, thời tiết thuận lợi cũng góp phần tạo điều kiện cho...... 14:38 | 20/05/2011
Hà Nội đề xuất hoãn, giãn tiến độ 97 dự án Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngay từ quý I/2011, thành phố Hà Nội đã tập trung rà soát, cắt giảm, giãn tiến độ nhiều dự án đầu tư công. Các sở, ngành, quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã triển khai rà soát, sắp xếp lại đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách, tạm dừng khởi công các dự án đầu tư xây dựng mới thuộc kế hoạch năm 2011. Với các dự án thuộc ngân sách quận, huyện, thị xã qua tổng hợp kết quả bước đầu đã thực hiện đề xuất đình hoãn, giãn tiến độ của 97 dự án, kinh phí điều chuyển cắt giảm 119,37 tỷ đồng. Kinh phí điều chuyển giảm sẽ được các quận, huyện, thị xã bố trí vốn cho các dự án dân sinh bức xúc, các dự án đang thi công nhưng thiếu vốn, cần bổ sung kế hoạch vốn để đẩy nhanh tiến độ, các dự án có khả năng hoàn thành...... 14:23 | 02/05/2011
Hà Nội thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường Trước tình hình giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội, thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Công thương hỗ trợ các doanh nghiệp ưu tiên khai thác nguồn hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn, phối hợp các tỉnh trong việc khai thác hàng hóa, bù đắp lượng hàng thiếu hụt trên thị trường Thủ đô; các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chở hàng hóa thiết yếu từ các tỉnh về Hà Nội và đưa vào các điểm bán hàng bình ổn giá để cung ứng kịp thời hàng hóa, các doanh nghiệp thương mại Hà Nội tổ chức các chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng bình ổn giá về nông thôn, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Thành phố thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh, công tác dự trữ hàng hóa và thực hiện cam kết bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu tại nơi phát nguồn hàng và kênh phân phối hàng...... 09:17 | 01/05/2011