Sức sống mới ở xã vùng sâu tỉnh Hậu Giang Vĩnh viễn là xã vùng sâu còn lắm khó khăn của huyện Long Mỹ, Hậu Giang nhưng với truyền thống cách mạng, sự cần cù chịu khó, Đảng bộ và nhân dân nơi đây không ngừng phấn đấu vươn lên, nhất là năm 2006, xã được tỉnh chọn thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới. Đến nay, sau bốn năm tập trung xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Vĩnh Viễn đã trở thành một trong ba xã đầu tiên của Hậu Giang được công nhận là xã nông thôn mới theo 13 tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Có được thành quả như ngày hôm nay, những năm qua, Vĩnh Viễn đã quan tâm đầu tư với tổng mức kinh phí khoảng 98 tỷ đồng từ các nguồn vốn của Nhà nước, huy động sức dân và các chương trình dự án tài trợ khác. Nếu mức thu nhập bình quân đầu người của người dân Vĩnh Viễn vào năm 2005 khoảng 5,5 triệu đồng/người/năm, thì nay đã tăng lên 12,779 triệu đồng/ người/năm. Có kết quả này là nhờ địa phương biết vận dụng và phát huy...... 09:07 | 25/12/2010
Phong tục cưới của người Dao ở xã Vĩnh Tiến Trong phong tục đám cưới và cuộc sống thường nhật của người Dao xã Vĩnh Tiến ngày nay vẫn còn giữ được rất nhiều những nét đặc sắc của dân tộc mình như họ vẫn mặc trang phục của dân tộc mình, ăn những thức ăn do chính họ làm ra, trao đổi với nhau bằng chính ngôn ngữ của họ, thực hiện những nghi lễ đơn giản, gần gũi với núi rừng và rất mến khách.... 09:43 | 15/02/2012
Đề phòng tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường LSO-Tật khúc xạ là một trong những nhóm bệnh thường hay gặp ở lứa tuổi học đường. Tuy không có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi mắc bệnh sẽ khiến bệnh nhân nhìn mờ, mỏi mắt, ảnh hưởng đến học tập, làm việc, chất lượng cuộc sống giảm sút. Đặc biệt, với bệnh cận thị nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, người bệnh dễ gây ra khiếm thị, thậm chí mù lòa và trở thành gánh nặng cho cho gia đình và toàn xã hội.... 13:26 | 10/11/2017
Kinh nghiệm giảm nghèo hiệu quả ở xã Bằng Khánh Ông Lý Văn Thắm, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: những năm trước 2009, xã đã có nhiều biện pháp như đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng nguồn vốn vay… Tuy nhiên, hiệu quả xóa đói giảm nghèo chưa được như mong muốn, vẫn còn rất nhiều hộ gia đình đói nghèo, mất mùa, khó khăn. Nguyên nhân là người dân vẫn còn lúng túng trong cách lựa chọn hướng đầu tư, chưa biết cách vận dụng kĩ thuật và vốn vào sản xuất. Mặt khác, các tổ chức hội chưa phát huy tinh thần đoàn kết, chưa đẩy mạnh được các phong trào trong các hội viên, người dân. Vì vậy, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có phong trào rộng khắp. Khắc phục tình trạng đó, để quyết tâm thực hiện giảm nghèo hiệu quả, xã đã phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ xã, cụ thể hóa các phong trào kinh tế bằng những giải pháp, chỉ tiêu thông qua ban hành Nghị quyết lãnh đạo hàng năm, hàng quý. Với 58 đảng viên, sinh hoạt ở 8 chi bộ thôn, bản, cơ quan, trường học, các đảng viên đã nêu cao tính gương mẫu, sáng tạo, sát sao với quần chúng, đưa tinh thần nghị quyết vào cuộc sống, trong đó tập trung phát huy thế mạnh chăn nuôi và trồng trọt. Theo chỉ tiêu, kế hoạch giao, các thôn, bản tận dụng các diện tích gieo trồng, duy trì và tăng trưởng đàn vật nuôi. Các tổ chức hội tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức học tập khoa học kỹ thuật cho các hội viên, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về những mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực và vận động các hội viên mạnh dạn vay vốn, mạnh dạn đầu tư. Hiện, tổng dư nợ vốn của xã đạt tới 3.137 triệu đồng, tăng đáng kể so với hai năm trước, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất của nhân dân. Để phát huy tinh thần sáng tạo, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các tổ chức hội còn thường xuyên tổ chức học tập, trau dồi kinh nghiệm giữa các hội viên thông qua các buổi sinh hoạt của hội và tăng cường mối giao lưu với các xã bạn để mở mang kiến thức, ứng dụng vào phát triển sản xuất.... 10:01 | 13/04/2012
Hiệu quả phong trào trồng rừng ở xã Chi Lăng LSO-Những năm qua, nhận thức rõ về vị trí, tầm quan trọng của rừng trong phát triển kinh tế, xã Chi Lăng, huyện Tràng Định có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo động lực cho kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững. Nông dân xã vùng III Hoa Thám ( Bình Gia) chăm sóc rừng keo thâm canh năm thứ 3 - Ảnh: Duy HàĐến xã Chi Lăng thời điểm này, mọi người sẽ phải ấn tượng về màu xanh trải dài của những cánh rừng sa mộc và rừng bạch đàn. Theo báo cáo của UBND xã, với tổng số 1.167 ha đất lâm nghiệp của xã, trong đó rừng phòng hộ chiếm trên 400 ha, còn lại gần 750 ha là rừng sản xuất. Hiện nay, tỷ lệ phủ xanh đất trống đồi núi trọc của toàn xã đã đạt trên 50%, người dân đã ý thức trong việc bảo vệ, chăm sóc phát triển rừng. Bà Nông Thị May ở thôn Đâư Linh cho biết, khoảng 5 năm trở về trước, gia đình bà thường đốt nương...... 09:26 | 17/03/2011
Mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Lâm Ðồng Chăm sóc cà chua giống mới tại phường 7, Đà Lạt (Lâm Đồng) Kinh tế tập thể (KTTT), trong đó kinh tế hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam.Mô hình HTX đã và đang được khẳng định ở nhiều địa phương. Nhất là từ khi Luật HTX ra đời đến nay, sự tồn tại và phát triển của KTTT mang tính tất yếu trong thời kỳ kinh tế mở cửa, hội nhập.Chuyển biến về lượng và chấtNhững năm qua, tỉnh Lâm Đồng có nhiều chủ trương, chính sách thu hút nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển; tiềm năng và lợi thế của địa phương đã và đang được khai thác khá tốt, tạo sự phát triển ổn định về kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, KTTT của tỉnh Lâm Đồng một thời gian dài có nhiều khó khăn, thử thách, nhiều HTX đã tự giải tán, tan rã. Nghị quyết T.Ư 5 (Khóa IX) và Luật HTX ra đời đã thổi luồng sinh khí mới, khẳng định vai trò, vị trí của KTTT. Chủ tịch...... 16:02 | 11/10/2012
Ở một xã Công giáo có nhiều đảng viên mới Xã Hải Hưng (Hải Hậu, Nam Định) có số dân gần 11 nghìn người, trong đó đồng bào Công giáo chiếm khoảng 33%. Do thiếu việc làm, số đông thanh niên vẫn phải đi khắp mọi miền đất nước để làm ăn, nhũng người ở lại địa phương chủ yếu tập trung phát triển kinh tế gia đình, ít tham gia sinh hoạt đoàn thể.Mặt khác, những năm trước các cấp ủy chưa có biện pháp cụ thể, đồng bộ để kết nạp đảng viên mới. Nhiều chi bộ hơn 5 năm không kết nạp được đảng viên.Từ thực tế trên, Đảng ủy xã Hải Hưng đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt các biện pháp kết nạp đảng viên. Chú trọng kết nạp những quần chúng ưu tú là người trực tiếp lao động sản xuất, nhất là ở những xóm phong trào yếu có nhiều khó khăn, xóm có đông đồng bào Công giáo nhiều năm không kết nạp đảng viên hoặc có ít đảng viên. Trong đó, tăng cường tuyên truyền, quán triệt, làm cho đội ngũ cấp ủy, đảng viên và quần chúng nhân dân nhận thức được việc kết nạp đảng...... 09:30 | 04/05/2010