Phát triển sản xuất: Hiệu quả từ mô hình nông lâm kết hợp LSO- Với 1ha thực hiện thí điểm mô hình nông lâm kết hợp, gia đình anh Hoàng Văn Thượng, thôn Khuôn Áng, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng có thu nhập tới 40 triệu đồng/năm. Đây là nguồn thu nhập quan trọng để gia đình “lấy ngắn, nuôi dài” đầu tư vào những khu rừng giá trị cao.Với tiềm năng về đất lâm nghiệp, kinh tế rừng luôn được xác định là thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên kinh tế lâm nghiệp cũng có khó khăn là chu kỳ kinh doanh dài, nếu trồng rừng nguyên liệu cao sản cũng mất hơn 6 năm, còn đối với những loại rừng gỗ lớn, giá trị kinh tế cao, nhưng chu kỳ lên tới 20-25 năm. Với những chu kỳ kinh doanh dài như vậy, mô hình nông lâm kết hợp với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xét về diện tích đất đồi rừng, gia đình anh Hoàng Văn Thượng, thôn Khuôn Áng, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng là một trong những gia đình nhiều đất. Thế nhưng trong suốt những năm qua, gia đình anh vẫn...... 09:23 | 29/08/2011
PVFCCo trực tiếp đưa sản phẩm đến với nông dân Cam-pu-chia Vừa qua, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) thông báo kế hoạch trực tiếp đưa sản phẩm của mình đến với nông dân Cam-pu-chia sau khi nâng cấp văn phòng đại diện tại Phnôm Pênh lên thành chi nhánh với đầy đủ chức năng kinh doanh.Chi nhánh vừa nhận giấy phép nhập khẩu 35.000 tấn phân u-rê Phú Mỹ và 5.000 tấn NPK Phú Mỹ cho thời gian 12 tháng tới. Theo giá phân bón hiện nay trên thị trường, thường dao động theo giá dầu mỏ thế giới, thì trị giá của 40.000 tấn phân bón vào khoảng hơn 20 triệu USD.Kể từ khi thành lập văn phòng đại diện tại Phnôm Pênh (tháng 5-2010) PVFCCo đã bán khoảng 6.000 tấn phân u-rê Phú Mỹ cho các công ty Cam-pu-chia có giấy phép nhập khẩu. Năm ngoái, công ty cũng đã tặng 50 tấn phân u-rê cho các gia đình nông dân nghèo tại hai tỉnh Prey Veng và Svay Rieng, và năm 2011 cam kết tiếp tục tặng 25 tấn phân u-rê cho nông dân tỉnh Battambang nhân dịp ra mắt chi nhánh. Công ty cũng tiếp tục triển khai chương trình chuyển...... 08:29 | 05/08/2011
Ðầu tư hai triệu USD phát triển nông, lâm nghiệp ở Bắc Cạn Ban quản lý dự án 3PAD (Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông, lâm nghiệp do Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế tài trợ) vừa chính thức đưa Quỹ Xúc tiến đầu tư nông, lâm nghiệp (Quỹ APIF) vào hoạt động tại tỉnh Bắc Cạn.Quỹ APIF có tổng số vốn hai triệu USD cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất nhỏ, các nhóm hộ có cùng sở thích, người dân có thu nhập thấp vay để đầu tư vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và du lịch. Việc Quỹ APIF hoạt động tại Bắc Cạn góp phần tích cực giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư vào các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và giải quyết việc làm trên địa bàn...... 08:29 | 30/06/2011
Tháng 7: Xuất siêu nông, lâm và thủy sản đạt 6,4 tỷ USD Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 7 tháng đầu năm 2012, các mặt hàng nông, lâm và thủy sản xuất siêu 6,4 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15,9 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái; giá trị nhập khẩu ước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2011. Tháng 7: Xuất siêu nông, lâm và thủy sản đạt 6,4 tỷ USD (Ảnh: A.N)Giá trị xuất khẩu hàng lâm sản chính đạt 2,7 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 7 tháng là 2,6 tỷ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ lớn đều tăng trưởng mạnh: Hoa Kỳ tăng 31,2%, Trung Quốc tăng 24,3%, Nhật Bản tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2011.Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011. Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,5%...... 09:35 | 01/08/2012
Công nghiệp hóa nông nghiệp: Cần nhiều đề tài nghiên cứu thực tiễn Tìm hiểu được biết, hàng năm, cả nước có rất nhiều chương trình đầu tư cho KHCN của địa phương, Bộ NN&PTNT và Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiều đề tài, dự án mang tính phối hợp cùng thực hiện. Ngành nông nghiệp và khoa học địa phương cũng vậy, có nhiều đề tài nghiên cứu cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu tính liên kết và đồng bộ, dẫn đến sự chồng chéo, phân tán, hiệu quả thấp. Theo lãnh đạo Sở KH&CN Lạng Sơn, trình độ KHCN ở nhiều lĩnh vực như cây ăn quả, hoa, rau, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản… của tỉnh vẫn còn thấp, nhất là KHCN trong lĩnh vực chăn nuôi rất trì trệ, cả về chất lượng con giống và chế biến. KHCN đóng vai trò quyết định đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Mục tiêu phát triển KHCN nông nghiệp giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020, tỷ lệ số đề tài nghiên cứu có kết quả được ứng dụng vào sản xuất đạt trên 70%; giá trị gia tăng trong nông nghiệp do KHCN đem lại đạt 40% vào năm 2015 và đến năm 2020 con số này là 60%... Để đạt được mục tiêu trên thì trước tiên ngành nông nghiệp cần phải có những “đơn đặt hàng” cụ thể cho ngành khoa học, để từ đó các đề tài nghiên cứu sẽ sát với thực tiễn hơn. Nói một cách cụ thể, để có thể “công nghiệp hóa” nông nghiệp thì cần phải phát triển KHCN theo chiều sâu, lấy chất lượng và nhu cầu thực tiễn làm thước đo.... 09:55 | 13/07/2012
Sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh ở Phú Thọ Sản xuất cây giống cho ngành lâm nghiệp ở huyện Phù Ninh (Phú Thọ). Sau tám năm triển khai Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh đến nay đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại tình trạng buông lỏng và quản lý đất đai kém hiệu quả, lãng phí ở một số nơi. Việc giao khoán đất cho người lao động chưa thực hiện tốt đã làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp (DNNLN) gặp nhiều khó khăn, thậm chí gây ảnh hưởng xấu tình hình an ninh trật tự ở địa phương...Nút thắt cần tháo gỡTheo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khi thực hiện sắp xếp, các nông trường quốc doanh quản lý gần 524 nghìn ha, trong đó có 402 nghìn ha đất nông nghiệp; các lâm trường quốc doanh quản lý gần 4,1 triệu ha, trong đó có 3,9 triệu ha đất lâm nghiệp. Sau khi sắp xếp lại và tiếp tục thực hiện rà soát lại đất...... 09:21 | 05/06/2012
Cơ giới hóa nông nghiệp hướng tới xây dựng cánh đồng mẫu lớn Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp ở đồng bằng sông Cửu Long. Tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các khâu chính trong sản xuất lúa đều đã được cơ giới hóa, từ khâu làm đất, bơm tưới, gieo cấy, bảo vệ thực vật, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến... nhờ đó đã làm giảm bớt lao động nặng nhọc, tăng vòng quay của đất và tăng lợi nhuận cho nông dân. Công cuộc khẩn hoang vùng đất tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười với mũi nhọn thủy lợi đã biến nơi đây thành vùng sản xuất lúa hai vụ, với ba tỉnh có sản lượng lúa đứng đầu cả nước như Đồng Tháp, Kiên Giang và An Giang.Cơ giới hóa chưa đồng bộHiện nay, tỷ lệ cơ giới hóa các khâu làm đất, tưới tiêu, đập lúa ở các tỉnh ĐBSCL đạt gần 100% diện tích. Các khâu còn lại như thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, sấy lúa phụ thuộc vào điều kiện của mỗi địa phương. Trước hết, khả năng tiếp nhận và kỹ năng ứng dụng các sản phẩm cơ khí nông nghiệp của nông...... 08:21 | 24/05/2012
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản bốn tháng ước đạt tám tỷ USD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, bốn tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt tám tỷ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 1,5 tỷ USD, thủy sản đạt gần 1,9 tỷ USD...Đáng chú ý, so với cùng kỳ năm trước một số mặt hàng xuất khẩu tăng khá, như chè đạt 55 triệu USD, tăng 19,1% về lượng và 16,3% về giá trị; gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng gần 25%; sản phẩm mây tre, cói thảm ước đạt 69 triệu USD, tăng 6,6%... Riêng gạo xuất khẩu ước đạt hai triệu tấn với giá trị 989 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước chỉ bằng 73,7% cả về lượng và giá...... 09:24 | 30/04/2012
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp - lời giải cho phát triển bền vững Hơn 10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhất là vào năm 2011 xuất khẩu nông sản đạt 25 tỷ USD, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn ngày càng được cải thiện.Tuy nhiên, hiện nông nghiệp, nông thôn đang bộc lộ những điểm yếu: tăng trưởng kém bền vững, khả năng cạnh tranh thấp, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm... Vì thế, tất yếu cần có sự đổi mới, cơ cấu lại ngành nông nghiệp nhằm tạo ra những chuyển biến theo hướng nâng cao giá trị cạnh tranh và phát triển bền vững.Định hướng tái cơ cấu trong nông nghiệpVới nông nghiệp, quan trọng nhất là tái cấu trúc sử dụng nguồn lực về đất đai, vốn đầu tư. Tái cấu trúc nông nghiệp không thể không bắt đầu bằng bố trí lại sử dụng không gian nông nghiệp để bảo đảm cho sự phát triển hài hòa giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, đô thị, biến đổi khí hậu, quá trình toàn cầu hóa, gắn với sự phát triển xã hội nông thôn. Một nền nông nghiệp mới, cần...... 08:26 | 20/04/2012
Ðồng bằng sông Cửu Long tạo đầu ra ổn định cho nông sản Hiện nay, gạo xuất khẩu của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chủ yếu loại 15-25% tấm, gạo 5% tấm số lượng không nhiều. Trái cây chất lượng cao xuất khẩu cũng chưa cạnh tranh được tại các thị trường khó tính... Trước thực trạng nói trên, để tăng thị phần và giá trị xuất khẩu, các tỉnh ĐBSCL đề ra chiến lược tạo đầu ra ổn định cho nông sản trong thời kỳ hội nhập.Theo đó, từ nay đến năm 2020, song song với hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ĐBSCL quy hoạch, hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với phát triển công nghệ sau thu hoạch; phối hợp thực hiện chặt chẽ các khâu từ sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản, kiểm tra chặt chẽ chất lượng tôm, cá tra nguyên liệu, đánh số vùng nuôi để làm cơ sở truy xét nguồn gốc sản phẩm.May Việt Tiến phát triển hơn 1.300 cửa hàng, đại lý trong cả nướcCông ty CP may Việt Tiến vừa tổ chức hội nghị khách hàng tại TP Nha Trang nhằm giới thiệu thời trang công sở dành cho nam giới, lấy ý kiến...... 08:32 | 18/04/2011