Hợp tác khai thác nguồn lợi thủy sản: Niềm vui về với vùng biên Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ Lạng Sơn chảy qua Trung Quốc. Dòng chảy và mặt nước của con sông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân hai bên, nhất là khu vực biên giới khai thác nguồn lợi thủy sản chung. Thuận lợi là vậy nhưng cư dân biên giới hai nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của nuôi trồng thủy sản. So với nhiều tỉnh trong khu vực, mức độ hưởng thụ nguồn lợi thủy sản, sử dụng thực phẩm thủy sản của người dân Lạng Sơn vẫn còn quá thấp. Trung bình mỗi năm toàn tỉnh đánh bắt được 1.200 đến 1.300 tấn cá, chia theo bình quân số cá ấy thì mỗi người dân được hưởng nguồn lợi thủy sản quá ít. Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tiếp giáp với Lạng Sơn, mặc dù trình độ chăn thả tiên tiến hơn nhưng do diện tích mặt nước hạn chế, dân số đông nên mức độ hưởng thụ thực phẩm từ cá cũng không khá hơn ta là mấy. Vì vậy, việc quan tâm khai thác nguồn lợi thủy sản chung trên sông Kỳ Cùng để tận dụng diện tích mặt nước, tạo điều kiện cho cư dân biên giới xóa đói giảm nghèo, tạo hình ảnh hữu nghị giữa hai nước đã được quan tâm từ lâu. Đến năm 2008, lứa cá đầu tiên đã được nhân dân hai nước thả chung xuống sông Kỳ Cùng. Ở lần thả cá này, nhân dân hai nước đã cùng thả 50 vạn con cá giống phổ thông như; chép, trôi, mè, trắm. Ngay khi mẻ cá đầu tiên được thả, người dân biên giới hai nước đã cam kết không đánh bắt bằng thuốc nổ, hóa chất; không sử dụng lưới mắt nhỏ; cùng đánh bắt chung để hưởng nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. Theo ông Phạm Bá Biền, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thủy sản Lạng Sơn, việc thả chung cá trên một dòng sông không những mang ý nghĩa về hòa bình hữu nghị, mà còn có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế. Sau khi thả cá, nhiều người dân các thôn bản dọc sông đã đầu tư công cụ đánh bắt như xuồng, lưới, dụng cụ câu để tạo một phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ thuần nông sang đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ngay sau đợt thả cá năm 2008, chỉ trong vòng 1 năm sau, mật độ cá trên sông đã dày lên, nhân dân biên giới của 2 nước cùng chung hưởng nguồn lợi đó. Theo quy luật ở miền núi, sau rằm tháng 7 cá tìm về vùng hạ lưu, nhưng bắt đầu từ tháng 3 hằng năm cá ngược lên thượng nguồn. Đây là mùa đánh bắt chính nên nhân dân dọc sông suối thuộc Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Cao Lộc... có nguồn lợi thủy sản tăng đáng kể. Theo ông Hoàng Văn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định, hợp tác thả cá xuống sông Kỳ Cùng đã tạo niềm vui cho nhân dân các dân tộc vùng sông, và đây cũng là hình thức tạo công ăn việc làm cho nhân dân hai nước. Tháng 10/2012, hai nước lại tiếp tục thả 95 vạn cá giống xuống sông Kỳ Cùng. Ông Phạm Bá Biền khẳng định, cùng với hoạt động thả cá giống, các hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm cũng được diễn ra. Các cán bộ nuôi trồng thủy sản đã thăm 5 mô hình sản xuất, chăn nuôi cá của Quảng Tây, chắc chắn trong tương lai sẽ có mô hình hợp tác về chăn thả cá hiện đại. Trong điều kiện toàn tỉnh đang tập trung đầu tư Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn thì các mô hình ngư nghiệp sẽ góp phần tạo bước đi vững chắc và rất khả thi.... 16:34 | 15/11/2012
Sở KH&CN : Nỗ lực bảo hộ thương hiệu cho nông sản xứ Lạng LSO-Những năm gần đây, Sở KH&CN đã xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho một số hàng hóa nông sản như: hồi Văn Quan, na dai Chi Lăng. Trong tháng 9 vừa qua, Sở KH&CN phối hợp với huyện Cao Lộc, tiếp tục thực hiện việc xây dựng CDĐL cho hồng Bảo Lâm. Thời gian tới sẽ là quýt vàng Bắc Sơn, thạch đen Tràng Định… Những bước đi tích cực đó đã và đang nâng tầm thương hiệu cho những đặc sản nông sản của xứ Lạng. Hội thảo đầu bờ giống lúa thuần mới Hoa ưu 109 sản xuất thử tại xã Tô Hiệu (Bình Gia) vụ xuân 2012 - Ảnh: Duy HàTheo đánh giá của Sở KH&CN, CDĐL là một trong những điều kiện quan trọng để nông sản của từng địa phương được quảng bá và nâng cao giá trị thương phẩm khi đưa ra thị trường. Thế nhưng hiện tại vẫn còn nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của việc đăng ký CDĐL cho nông sản. Hiện cả nước có hơn 800 sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng. Hầu như mỗi địa phương,...... 10:10 | 01/01/2000
Nông dân lao đao vì phí chứng nhận chất lượng nông sản quá cao Nhà vườn trồng chôm chôm ở Cù lao An Bình, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) không hưởng lợi gì từ quy trình Global GAP. - Từ con cá tra đến các loại trái cây của Việt Nam, muốn xuất khẩu phải tốn một khoản phí rất cao để được chứng nhận chất lượng hay quy chuẩn sản xuất. Những chứng nhận, quy chuẩn này thực tế không có giá trị pháp lý, mà chỉ do một tổ chức hay một thị trường nhập khẩu lập ra. Trong khi việc sản xuất theo quy chuẩn này rất tốn kém, giá thành tăng nhưng giá bán thì bị cào bằng với nông sản thường, gây nhiều lãng phí, cuối cùng là người nông dân bị thua thiệt.Giá trị ảo, phí trên trờiĐồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều lợi thế và tiềm năng về nông nghiệp. Nơi đây là vựa lúa, vựa trái cây và có nghề nuôi, chế biến cá tra xuất khẩu lớn nhất nước. Thế nhưng đầu ra của nông sản lại hết sức bấp bênh, thường xuyên chịu cảnh "được mùa, rớt giá" hay "ế hàng, dội chợ". Do đó, hầu hết nông dân miền Tây...... 09:43 | 09/10/2012
Sản phẩm xử lý hóa chất Việt Nam xuất sang thị trường Trung Đông Nhà máy sản xuất thiết bị xử lý hóa chất CPE của Công ty Doosan Vina (Dung Quất, Quảng Ngãi) vừa hoàn thành chuyến xuất hàng sản phẩm xử lý hoá chất “Made in Vietnam” sang A-rập Xê-út. Đây là đợt xuất khẩu thứ bảy trong năm của CPE và hiện đã có 11 quốc gia trên thế giới đang nhập khẩu những sản phẩm này của nước ta.Chuyến hàng lần này của nhà máy CPE Doosan Vina bao gồm 21 thiết bị trao đổi nhiệt nặng hơn 320 tấn, được xuất đến Công ty International Polymer tại A-rập Xê-út, một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dầu mỏ và khí đốt lớn đặt tại thành phố Al Khobar của nước bạn. Đó là những sản phẩm được kết tinh từ công nghệ sản xuất tiên tiến nhất trên thế giới ngày nay và do các chuyên gia trình độ tay nghề kỹ thuật cao của đội ngũ công nhân viên tại Doosan Vina thực hiện.Chuyến xuất này nâng tổng trọng tải xuất khẩu của năm nhà máy Doosan Vina năm 2012 lên gần 13,000 tấn, riêng nhà máy CPE chiếm 3,800 tấn tăng gần 10 lần...... 08:16 | 01/10/2012
Nỗ lực tìm đầu ra của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Sản xuất mũ giày thể thao tại Công ty Giày Thái Bình. Sức mua trên thị trường đang suy giảm trong khi lượng hàng tồn kho ở DN tăng cao đang là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp (DN) và cả nền kinh tế. Giải phóng hàng tồn kho, mở rộng thị trường tiêu thụ chính là tháo nút thắt cho DN, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.Sản phẩm không tìm được đầu raDây chuyền sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm của Công ty Bánh kẹo Hải Hà Kotobuki đã phải tạm ngừng hoạt động từ ba tháng nay. Điều này đồng nghĩa với việc công nhân cũng phải nghỉ chờ việc trong nhiều tháng. Tổng Giám đốc Công ty Doãn Minh Dũng chia sẻ, chưa bao giờ, công ty lại có lượng hàng tồn kho lớn như năm nay, tám tháng qua, hàng tồn kho đã tăng 50% so cùng kỳ năm trước. Không chỉ đối mặt với khó khăn này, DN còn phải "è cổ" gánh chi phí đầu vào liên tục tăng, nhất là chi phí nhiên liệu xăng, dầu, ga liên tục tăng; chi phí tiền lương, bảo hiểm...... 08:41 | 26/09/2012
EU sẵn sàng sát vai với Việt Nam khắc phục hậu quả bão Damrey Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả do bão lũ và sẽ cử một đoàn công tác tới Việt Nam trong vài ngày tới.... 13:26 | 09/11/2017
Bảo đảm đạn dược, vũ khí luôn ở trạng thái sẵn sàng cao nhất Ngày 10/9, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã thăm và kiểm tra hoạt động quản lý, bảo quản, bảo dưỡng và sữa chữa vũ khí đạn dược tại Xưởng X264, Kho K850, Kho K802 thuộc Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật.... 07:39 | 11/09/2017
Làm việc với Formosa, Thủ tướng nhấn mạnh: Không an toàn, không sản xuất Cho rằng Formosa đã đầu tư rất lớn với công nghệ hiện đại thì có thể nâng công suất so với hiện nay, Thủ tướng nhấn mạnh “tinh thần lớn là không an toàn, không sản xuất”, “nếu vi phạm trở lại thì phải đóng cửa nhà máy này”.... 07:51 | 25/07/2017
Tăng cường đoàn kết, hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Pháp Ngày 26-10, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương dẫn đầu, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Pháp theo lời mời của Đảng Cộng sản Pháp.... 09:02 | 28/10/2013
Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản và Chính hiệp Trung Quốc thăm Việt Nam Nhận lời mời của Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam và Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, đồng chí Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Chính hiệp Trung Quốc sang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 25 đến 27-12. Ngày 26-12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đồng chí Du Chính Thanh. Trước đó, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã hội đàm với đồng chí Du Chính Thanh.... 08:24 | 27/12/2014