Phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi: Hiệu quả ở Bắc Sơn Cùng với đó, từ đầu năm đến nay, huyện Bắc Sơn đã chi từ nguồn ngân sách địa phương 110 triệu đồng cho việc tiêm phòng các bệnh như lép tô, dịch tả và 50 triệu đồng để tổ chức 20 cuộc tập huấn ở tất cả các địa phương cho 1.200 lượt nông dân tham dự với nội dung về chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Kết quả là tỷ lệ tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn cho tới thời điểm này đã tăng 40% so với cùng kỳ. Một con số ấn tượng so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh. Xuyên suốt trong hiệu quả phòng chống dịch bệnh ở Bắc Sơn đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, không còn câu chuyện cơ quan chuyên môn đơn độc, tự mình “loay hoay” trong vòng dịch.... 09:17 | 07/10/2011
Đồng Ý sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay phát triển kinh tế LSO-Trong những năm qua, bà con nhân dân xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay từ các chương trình để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống. Chi trả lương hưu cho cán bộ hưu trí ở xã Đồng Ý, huyện Bắc SơnNhững năm trước đây, gia đình chị Vi Thị Đài, ở thôn Pác Yếng còn rất nghèo. Cả gia đình với 4 nhân khẩu trông chờ vào cây lúa, cây ngô, mấy sào ruộng nhưng cũng không đủ trang trải cuộc sống. Việc học hành của con cái gặp nhiều khó khăn. Được Hội phụ nữ xã đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, vận động hội viên vay vốn phát triển sản xuất, năm 2007, chị Đài đã mạnh dạn vay 20 triệu đồng để phát triển kinh tế, chuyển hướng sang chăn nuôi lợn. Ban đầu chỉ nuôi 3 - 5 con, dần dần chị nhận thấy việc chăn nuôi lợn đem lại hiệu quả kinh tế, lại phù hợp với điều kiện chăm sóc của gia đình nên chị bàn...... 09:30 | 05/09/2011
Phát triển sản xuất: Hiệu quả từ mô hình nông lâm kết hợp LSO- Với 1ha thực hiện thí điểm mô hình nông lâm kết hợp, gia đình anh Hoàng Văn Thượng, thôn Khuôn Áng, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng có thu nhập tới 40 triệu đồng/năm. Đây là nguồn thu nhập quan trọng để gia đình “lấy ngắn, nuôi dài” đầu tư vào những khu rừng giá trị cao.Với tiềm năng về đất lâm nghiệp, kinh tế rừng luôn được xác định là thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên kinh tế lâm nghiệp cũng có khó khăn là chu kỳ kinh doanh dài, nếu trồng rừng nguyên liệu cao sản cũng mất hơn 6 năm, còn đối với những loại rừng gỗ lớn, giá trị kinh tế cao, nhưng chu kỳ lên tới 20-25 năm. Với những chu kỳ kinh doanh dài như vậy, mô hình nông lâm kết hợp với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xét về diện tích đất đồi rừng, gia đình anh Hoàng Văn Thượng, thôn Khuôn Áng, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng là một trong những gia đình nhiều đất. Thế nhưng trong suốt những năm qua, gia đình anh vẫn...... 09:23 | 29/08/2011
Nuôi trồng thủy sản: Hiệu quả từ chính sách trợ giá, trợ cước LSO-Ngày 15/11/2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 43 về phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2004-2010, đây là một điểm nhấn đối với thủy sản Lạng Sơn. Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 37 ngày 27/12/2007 về chính sách trợ cước vận chuyển, trợ giá giống thủy sản giai đoạn 2007-2010, cho đến nay, chính sách đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực. Trại cá Bản Ngà đảm bảo cung ứng giống phục vụ cho nhân dân phát triển nuôi trồng thủy sảnHiện nay toàn tỉnh có 8.545 ha diện tích mặt nước, trong đó có khoảng 1.300 ha có khả năng nuôi trồng thủy sản. Trong khi đó, theo quy hoạch thủy lợi được UBND tỉnh phê duyệt năm 2005, thì đến năm 2020 diện tích mặt nước sẽ tăng thêm 500-700ha và có khoảng 200-300ha có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó đầu năm 2006, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển thủy điện của tỉnh, theo tính toán, khi hoàn thành các công trình này, Lạng Sơn sẽ có thêm 1.200-1.250ha...... 09:39 | 02/08/2011
BIDV Lạng Sơn: Tiết kiệm điện để nâng cao hiệu quả kinh doanh LSO-Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn (BIDV Lạng Sơn), là một doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn, hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như: huy động vốn, cho vay và các dịch vụ tài chính ngân hàng khác. Với quy mô 9 phòng chức năng tại Hội sở chi nhánh, 5 phòng giao dịch tại các địa bàn Đồng Đăng, Cao Lộc, Tân Thanh, Na Dương và thành phố, 9 bốt ATM cùng với số lượng cán bộ, công nhân viên chức lên đến trên 110 người. Hàng tháng, để phục vụ cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh, sinh hoạt, cả chi nhánh phải tiêu thụ trung bình từ 17- 20 nghìn kWh điện, tương đương với khoảng 35- 40 triệu đồng, hàng năm số tiền điện phải trả lên đến 400 triệu đồng. Vì vậy, công tác tiết kiệm điện luôn là một trong những nhiệm vụ được ban giám đốc cũng như toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị chú trọng thực hiện. Kiểm tra định kỳ máy biến áp phân phối điệnÔng Bế Văn Ánh, Phó giám đốc BIDV Lạng Sơn cho...... 08:41 | 27/07/2011
Thương mại hóa sản phẩm hoa hồi: Khẳng định thương hiệu xứ Lạng Bài 2: Hành trình khẳng định thương hiệu hồi Xứ LạngLSO-Để định hướng cho sản phẩm hoa hồi của Lạng Sơn mang chỉ dẫn địa lý có thị trường ổn định và bền vững thì khâu qua trọng nhất là phải thương mại hóa các sản phẩm hoa hồi và nghiên cứu thị trường cho những sản phẩm đó.Sản phẩm tinh chế từ hoa hồi có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vựcNhiều năm qua, cây hồi được xác định là cây kinh tế mũi nhọn và chiến lược lâu dài của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, trước đây mặc dù diện tích hồi lớn, đã hình thành vùng sản xuất tập trung nhưng hoa hồi xứ Lạng vẫn chưa có thương hiệu riêng, trên thực tế giá cả bấp bênh gây khó khăn cho người trồng hồi vì không có thị trường tiêu thụ ổn định. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã giao cho Sở KH&CN nghiên cứu, lập hồ sơ xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý Lạng Sơn cho sản phẩm hoa hồi. Đến ngày 15/2/2007, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã quyết định đăng bạ Chỉ dẫn địa lý Lạng Sơn...... 09:21 | 15/07/2011
Thương mại hóa sản phẩm hoa hồi: Khẳng định thương hiệu xứ Lạng Có thể nói rằng, để phát triển cây hồi một cách bền vững thì cần phải có hệ thống quản lý, tổ chức quản lý, các quy trình quản lý sản phẩm hoa hồi một cách hệ thống. Đặc biệt chúng ta phải thúc đẩy công nghiệp chế biến và thương mại hóa các sản phẩm hoa hồi. Để tạo được vị trí vững chắc trên thị trường, Lạng Sơn cần đẩy mạnh việc xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm hoa hồi quy mô công nghiệp với công nghệ tiên tiến và trang thiết bị hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung.... 09:17 | 14/07/2011
Cách sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi ở Văn An LSO-Đến xã Văn An, huyện Văn Quan giờ đây có nhiều đổi mới, sự đổi mới được thể hiện từ việc đưa công cụ, công nghệ vào sản xuất đến tư duy làm kinh tế của người dân. Đó là kết quả của những lớp tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật, những buổi sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm… và đặc biệt là sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi vào phát triển sản xuất của từng hộ gia đình. Chăn nuôi lợn hộ gia đình ở xã Văn AnViệc vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác được thực hiện chủ yếu thông qua uỷ thác của các tổ chức chính trị xã hội. Vì vậy, nguồn vốn có được sử dụng hiệu quả hay không phụ thuộc không ít vào hoạt động của các hội, đoàn thể ở cơ sở. Trong những năm qua, các tổ chức hội, đoàn thể xã Văn An đã luôn thực hiện tốt các công đoạn uỷ thác của Ngân hàng Chính sách xã hội về các chương trình vay vốn. Từ đó, tích cực tham gia cùng chính quyền cơ sở...... 10:34 | 13/06/2011
Hiệu quả từ việc phục hồi và tái sinh rừng ở Văn Lãng LSO-Trở lại Văn Lãng vào ngày đầu tháng 7, chúng tôi đã có buổi làm việc với cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện về công tác phục hồi và tái sinh rừng. Được biết, trong những năm gần đây Văn Lãng là huyện luôn đẩy mạnh phong trào trồng mới và tái sinh rừng tự nhiên; đặc biệt là thực hiện thành công dự án trồng rừng Việt – Đức, theo hiệp định tài chính và thỏa thuận riêng, Hiệp định được ký giữa Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) và Chính phủ Việt Nam. Tham quan mô hình đồi rừng hộ gia đình ở xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng Nhấp chén trà mang đập hương vị núi rừng quê hương Văn Lãng, ông Hà Văn Thắng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện cho biết: toàn huyện hiện có 28.000ha rừng, trong đó 18.000ha rừng tự nhiên và 10.000ha rừng trồng. Những năm gần đây huyện giao đất, giao rừng cho hộ dân đạt trên 90% diện tích đất rừng trên tổng số đất quy hoạch cho sản xuất nông, lâm nghiệp là 48.500ha. Từ khi rừng được giao đến tay người dân đã có sự thay đổi rõ...... 08:37 | 19/07/2012
Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại - đầu tư Việt Nam - Lào Người tiêu dùng Lào tham quan Hội chợ Thương mại Việt Nam - Lào 2011. Hoạt động thương mại Việt Nam - Lào giai đoạn 2005 - 2008 phát triển mạnh, với tốc độ trung bình 30 - 40%/năm, từ mức khiêm tốn 45 triệu USD/năm đầu những năm 1990 đã lên đến 422 triệu USD năm 2008.Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2009, kim ngạch hai chiều có giảm, nhưng đã dần lấy lại phong độ, năm 2010 kim ngạch mậu dịch hai chiều đạt 490 triệu USD, tăng 17,3% so năm 2009, trong đó xuất khẩu (XK) của Việt Nam sang Lào đạt 198 triệu USD tăng 17,2% và nhập khẩu (NK) từ Lào đạt 292 triệu USD, tăng 17,4%. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) giữa hai nước đạt 734 triệu USD, tăng 49,8% so năm trước, trong đó XK của Việt Nam sang Lào là 274 triệu USD, tăng 38,1%, vượt 10% mức kế hoạch năm, NK từ Lào đạt 460 triệu USD, tăng 57,5% so năm 2010, năm 2012 sẽ phấn đấu kim ngạch hai chiều một tỷ USD. Hàng Việt Nam XK sang Lào chiếm...... 14:34 | 16/07/2012