Hợp tác khai thác nguồn lợi thủy sản: Niềm vui về với vùng biên Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ Lạng Sơn chảy qua Trung Quốc. Dòng chảy và mặt nước của con sông đã tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân hai bên, nhất là khu vực biên giới khai thác nguồn lợi thủy sản chung. Thuận lợi là vậy nhưng cư dân biên giới hai nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của nuôi trồng thủy sản. So với nhiều tỉnh trong khu vực, mức độ hưởng thụ nguồn lợi thủy sản, sử dụng thực phẩm thủy sản của người dân Lạng Sơn vẫn còn quá thấp. Trung bình mỗi năm toàn tỉnh đánh bắt được 1.200 đến 1.300 tấn cá, chia theo bình quân số cá ấy thì mỗi người dân được hưởng nguồn lợi thủy sản quá ít. Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc tiếp giáp với Lạng Sơn, mặc dù trình độ chăn thả tiên tiến hơn nhưng do diện tích mặt nước hạn chế, dân số đông nên mức độ hưởng thụ thực phẩm từ cá cũng không khá hơn ta là mấy. Vì vậy, việc quan tâm khai thác nguồn lợi thủy sản chung trên sông Kỳ Cùng để tận dụng diện tích mặt nước, tạo điều kiện cho cư dân biên giới xóa đói giảm nghèo, tạo hình ảnh hữu nghị giữa hai nước đã được quan tâm từ lâu. Đến năm 2008, lứa cá đầu tiên đã được nhân dân hai nước thả chung xuống sông Kỳ Cùng. Ở lần thả cá này, nhân dân hai nước đã cùng thả 50 vạn con cá giống phổ thông như; chép, trôi, mè, trắm. Ngay khi mẻ cá đầu tiên được thả, người dân biên giới hai nước đã cam kết không đánh bắt bằng thuốc nổ, hóa chất; không sử dụng lưới mắt nhỏ; cùng đánh bắt chung để hưởng nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường. Theo ông Phạm Bá Biền, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Thủy sản Lạng Sơn, việc thả chung cá trên một dòng sông không những mang ý nghĩa về hòa bình hữu nghị, mà còn có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế. Sau khi thả cá, nhiều người dân các thôn bản dọc sông đã đầu tư công cụ đánh bắt như xuồng, lưới, dụng cụ câu để tạo một phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ thuần nông sang đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Ngay sau đợt thả cá năm 2008, chỉ trong vòng 1 năm sau, mật độ cá trên sông đã dày lên, nhân dân biên giới của 2 nước cùng chung hưởng nguồn lợi đó. Theo quy luật ở miền núi, sau rằm tháng 7 cá tìm về vùng hạ lưu, nhưng bắt đầu từ tháng 3 hằng năm cá ngược lên thượng nguồn. Đây là mùa đánh bắt chính nên nhân dân dọc sông suối thuộc Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Cao Lộc... có nguồn lợi thủy sản tăng đáng kể. Theo ông Hoàng Văn Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tràng Định, hợp tác thả cá xuống sông Kỳ Cùng đã tạo niềm vui cho nhân dân các dân tộc vùng sông, và đây cũng là hình thức tạo công ăn việc làm cho nhân dân hai nước. Tháng 10/2012, hai nước lại tiếp tục thả 95 vạn cá giống xuống sông Kỳ Cùng. Ông Phạm Bá Biền khẳng định, cùng với hoạt động thả cá giống, các hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm cũng được diễn ra. Các cán bộ nuôi trồng thủy sản đã thăm 5 mô hình sản xuất, chăn nuôi cá của Quảng Tây, chắc chắn trong tương lai sẽ có mô hình hợp tác về chăn thả cá hiện đại. Trong điều kiện toàn tỉnh đang tập trung đầu tư Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn thì các mô hình ngư nghiệp sẽ góp phần tạo bước đi vững chắc và rất khả thi.... 16:34 | 15/11/2012
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại với Lithunia Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Lithuania Dalia Grybauskaite, đoàn Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thăm và làm việc tại Cộng hòa Lithuania từ ngày 22-24/10.... 07:36 | 24/10/2017
Việt Nam, Indonesia ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng Ngày 13/10, trong chuyến thăm chính thức Indonesia của đoàn đại biểu cấp cao quân sự Việt Nam do Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch dẫn đầu, Việt Nam và Indonesia đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giai đoạn 2017-2022.... 07:41 | 14/10/2017
Xây dựng biên giới Việt - Trung hòa bình, ổn định, hợp tác, hữu nghị Trong khuôn khổ Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 4 năm 2017, sáng 24/9, Đoàn đại biểu Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã tiến hành các hoạt động giao lưu tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.... 07:32 | 25/09/2017
Việt Nam, Mông Cổ đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật Trong thời gian tới, Việt Nam và Mông Cổ sẽ quan tâm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường của nhau các loại hàng hóa có thế mạnh và có nhiều hình thức bổ trợ cho nhau.... 13:16 | 09/08/2017
Việt Nam, Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các lĩnh vực Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ thời gian qua tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực trong bối cảnh Hoa Kỳ có chính quyền mới.... 07:30 | 22/06/2017
Củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc Ngày 19/12, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Vương Gia Thụy, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Trung ương làm Trưởng Đoàn nhân dịp sang thăm và làm việc tại Việt Nam.... 08:45 | 20/12/2013
Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch LSO-Từ ngày 6 đến 9/11/2013, Đoàn đại biểu tỉnh Lạng Sơn do đồng chí Phùng Thanh Kiểm - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm hữu nghị chính thức Quảng Tây (Trung Quốc).... 17:01 | 10/11/2013
Tăng cường đoàn kết, hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Pháp Ngày 26-10, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương dẫn đầu, bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Pháp theo lời mời của Đảng Cộng sản Pháp.... 09:02 | 28/10/2013
Thúc đẩy mô hình hợp tác song phương mới Việt Nam - Bun-ga-ri Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống CH Bun-ga-ri Rô-sen Plép-ne-li-ép đã đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Chuyến thăm nhằm mở ra một chương mới trong quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, thúc đẩy mô hình hợp tác song phương mới giữa Việt Nam và Bun-ga-ri.... 08:57 | 28/10/2013