Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trợ giúp pháp lý Sau tám năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý đã đạt nhiều kết quả khả quan. Tổ chức bộ máy của hệ thống trợ giúp pháp lý (TGPL) được củng cố, kiện toàn, với hơn 140 phòng chuyên môn; hơn 200 chi nhánh được thành lập trên cả nước.... 08:06 | 17/07/2015
Bế mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 13 Ngày 24-10, Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 13 tổ chức tại Mông-tơ-rơ (Thụy Sĩ) đã bế mạc, với việc thông qua Tuyên bố Mông-tơ-rơ, quyết định thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 14. Với chủ đề "Thách thức và tầm nhìn tương lai của Cộng đồng Pháp ngữ", trong ba ngày làm việc, Hội nghị đã tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, như quan hệ quốc tế và vị trí của Cộng đồng Pháp ngữ trong bối cảnh quốc tế hiện nay, các thách thức đối với phát triển bền vững, vấn đề an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, tiếng Pháp và vấn đề giảng dạy tiếng Pháp trong một thế giới đang toàn cầu hóa. Hội nghị cũng nhấn mạnh tới yếu tố đa dạng văn hóa và ngôn ngữ trong cộng đồng các quốc gia có sử dụng tiếng Pháp.Tuyên bố Mông-tơ-rơ khẳng định, các quốc gia thành viên Cộng đồng Pháp ngữ tiếp tục nhấn mạnh dân chủ, nhân quyền và bình đẳng giới là giá trị chính yếu của các nước trong cộng đồng. Tuyên bố khẳng định...... 07:33 | 25/10/2010
Khai mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 13 Ngày 23-10, Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 13 đã khai mạc trọng thể tại TP Mông-tơ-rơ (Thụy Sĩ), với sự tham dự của 70 nguyên thủ, những người đứng đầu Chính phủ, phái đoàn ngoại giao các quốc gia thành viên khối Pháp ngữ và hơn hai nghìn đại biểu. Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan làm Trưởng đoàn tham dự hội nghị.Hội nghị được tổ chức đúng vào dịp Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) kỷ niệm 40 năm thành lập và mười năm thực hiện Tuyên bố Bamaco về dân chủ nhân quyền. Với chủ đề 'Thách thức và tầm nhìn về tương lai đối với Cộng đồng Pháp ngữ', hội nghị lần này đề cập các vấn đề quan trọng, như quan hệ quốc tế và vị trí của cộng đồng Pháp ngữ trong bối cảnh quốc tế hiện nay, các thách thức của phát triển bền vững, vấn đề an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, cũng như tiếng Pháp và việc giảng dạy tiếng Pháp trong một thế giới toàn cầu hóa.Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, với...... 14:58 | 24/10/2010
Thừa Thiên - Huế tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 Ngày 12-12, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi hành Hiến pháp năm 1992.Thực hiện Hiến pháp năm 1992, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh tại địa phương; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới; đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy vai trò là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trong khu vực miền trung và cả nước. Tỉnh cũng đã xác định những vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và các văn kiện của Đảng, Nhà nước phù hợp tình hình mới. Các cơ quan, ban ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội trong tỉnh tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những kiến nghị bổ...... 14:34 | 13/12/2011
Xác định chín nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý. – Theo tờ trình về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đọc sáng nay, 29-10, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 13, Ủy ban đã xác định chín nội dung cơ bản sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sẽ được lấy ý kiến toàn thể nhân dân trong ba tháng.Chín nội dung này căn cứ vào Cương lĩnh, các văn kiện khác của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2, Kết luận của Hội nghị Trung ương 5 và Nghị quyết của Quốc hội, bao gồm:Thứ nhất, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục thể chế hóa và làm sâu sắc hơn chủ trương phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.Thứ hai, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động các lực lượng xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.Thứ ba, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục khẳng...... 08:07 | 30/10/2012
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Lao động Pháp Chiều 26-10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Lao động Pháp Mi-sen Xa-panh đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Hoan nghênh Bộ trưởng Mi-sen Xa-panh sang Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEM về lao động, việc làm lần thứ 4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Pháp đã tài trợ ODA cho Việt Nam trong lĩnh vực dạy nghề.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ mong muốn cùng Chính phủ Pháp đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, viện trợ phát triển... Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2013 là năm kỷ niệm 40 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, do vậy hai bên cần phối hợp để tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm, đồng thời phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị Pháp tiếp tục tăng viện trợ phát triển cho Việt Nam, thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng an...... 09:41 | 27/10/2012
Thủ tướng tiếp Trưởng phái đoàn EU và Đại sứ Pháp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Frank Jesse, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam (Ảnh: TTXVN)Chiều 4/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam Franz Jessen và Đại sứ Pháp Jean Noel Poirier.Tiếp Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam Franz Jessen tới chào xã giao nhân nhận nhiệm kỳ công tác mới tại Việt Nam; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, quan hệ Việt Nam-EU đang phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực; thương mại hai chiều giữa hai bên tăng trưởng cao... Những kết quả đạt được trong hợp tác giữa Việt Nam và EU trong thời gian qua đã mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả hai bên.Thủ tướng đề nghị, trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Đại sứ Franz Jessen phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và EU, trước hết là thúc đẩy hợp tác về chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư,...... 07:59 | 05/10/2012
Tạo khung pháp lý cho Thủ đô tiếp tục phát triển Sáng 16-11, thảo luận tại hội trường về Luật thủ đô, đa số đại biểu Quốc hội đều thể hiện ý kiến là cần thiết phải xây dựng Luật thủ đô, để làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách tổng thể cho Hà Nội phát triển, xứng đáng là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, hiện tại vẫn còn nhiều bất cập trong quá trình phát triển thủ đô Hà Nội hiện nay. Qua tổng kết chín năm thực hiện Pháp lệnh thủ đô đã có nhiều bất cập vì nhiều lý do khác nhau, nhưng quan trọng nhất là Hà Nội hiện nay đã phát triển và mở rộng địa giới, có nhiều điều kiện khác biệt so với Hà Nội trước đây.Thủ đô cần một bộ luật...Đại biểu Lê Văn Học (Lâm Đồng) cho rằng, sự phát triển của Hà Nội, đặc biệt sau khi được mở rộng địa giới hành chính đã đặt thủ đô trước rất nhiều vấn đề phải xử lý, trong đó có nhiều vấn đề rất thời sự, bức xúc và rất khó như giao thông, trật tự đô...... 10:10 | 01/01/2000
Nghe báo cáo và thảo luận về công tác tư pháp Ngày 5-11, Quốc hội (QH) làm việc tại hội trường, nghe Chính phủ Báo cáo công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2010; Báo cáo công tác của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao (VKSNDTC) về công tác của ngành kiểm sát nhân dân; Báo cáo công tác của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) về công tác ngành tòa án nhân dân; Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án (THA) và công tác đặc xá năm 2010.Đồng thời, nghe Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của QH về các báo cáo nói trên và thảo luận tại hội trường các báo cáo về công tác tư pháp.Các đại biểu Quốc Hội thảo luận tại hội trường Hoạt động tư pháp có bước chuyển biến rõ nétĐầu giờ sáng, QH nghe Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm. Theo Báo cáo của Chính phủ, thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương...... 09:53 | 06/11/2010
Việt Nam – Campuchia tăng cường trao đổi kinh nghiệm lập pháp Ngày 14/6, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã tiếp Đoàn nữ Thượng nghị sỹ Nghị viện Campuchia do Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, Hợp tác quốc tế, Truyền thông, Thông tin Thượng viện Campuchia bà Ty Borasy dẫn đầu. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua, trong đó quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp cũng phát triển tốt đẹp. Hai bên thường xuyên trao đổi và ủng hộ lẫn nhau trong khuôn khổ hợp tác quan hệ song phương cũng như tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Những năm gần đây, Văn phòng Quốc hội Việt Nam và Ban Thư ký Thượng viện Campuchia đang tích cực triển khai chương trình hợp tác về các lĩnh vực đào tạo cán bộ, công nghệ thông tin và báo chí, tuyên truyền. Đây là các hoạt động hợp tác thiết thực góp phần củng cố và đưa mối quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn. Đánh...... 07:33 | 15/06/2011