Chuyển biến tích cực trong công tác giải phóng mặt bằng LSO-Sau hơn 3 năm thực hiện Kết luận 04-KL/TU ngày 11/9/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 8/4/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng và chỉnh trang đô thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;... 10:09 | 24/06/2013
Kiểm soát chặt chẽ mặt hàng sữa bột cho trẻ em Giá và chất lượng sữa là vấn đề đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân, nhất là trẻ nhỏ, nói rộng là ảnh hưởng đến tương lai nòi giống Việt. Tuy nhiên, nhiều năm qua, các nhà sản xuất và kinh doanh sữa bột trẻ em thường tăng giá vô tội vạ với nhiều lý do.... 07:29 | 05/05/2013
USD và euro mất giá trước thềm cuộc họp của Fed Trong phiên giao dịch ngày 1/5 tại thị trường châu Á, đồng USD đã mất giá so với đồng yen của Nhật Bản trong bối cảnh các nhà đầu tư đang thận trọng chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).... 13:14 | 01/05/2013
Người tiêu dùng đang "hoa mắt" trước các bẫy bán hàng Gắn mác tinh vi để “hô biến” đồ Trung Quốc thành hàng "Made in Vietnam," hay bằng thủ đoạn quảng cáo tải ứng dụng xem phim miễn phí, hệ thống chợ nội dung số mmoney.vn đã khiến khoảng 700 thuê bao “sập bẫy” bị chiếm đoạt số tiền trên 9 tỷ đồng đồng đã làm dấy lên lo ngại cho người tiêu dùng về vấn đề sử dụng các phương thức điện tử hàng ngày.... 12:39 | 29/06/2014
Giải phóng mặt bằng cần sự ủng hộ của người dân LSO-Đến đầu năm 2014, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có hàng loạt các dự án giao thông, dự án khu vui chơi giải trí và nhiều công trình thuộc các lĩnh vực khác đang bị chậm tiến độ do công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.... 10:12 | 28/03/2014
Trà-Càphê Việt lần đầu tiên góp mặt tại Food&HotelAsia Từ ngày 8-11/4, sản phẩm trà và càphê Việt Nam sẽ lần đầu tiên được góp mặt tại triển lãm thương mại về thực phẩm, du lịch quy mô và uy tín nhất châu Á, Food&HotelAsia (FHA) và Wine&SpiritsAsia (WSA) 2014, tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm Singapore Expo.... 14:52 | 11/03/2014
Không để tổ chức tín dụng mất khả năng thanh khoản Hôm qua 5-10, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo nội dung cuộc họp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chủ trì với lãnh đạo 12 ngân hàng thương mại lớn đánh giá tình hình thị trường tiền tệ, đề ra các định hướng hoạt động ngân hàng trong thời gian tới. Nhận định nguồn vốn huy động VND giảm sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của một số tổ chức tín dụng nhưng Ngân hàng Nhà nước cam kết sẽ không để bất kỳ tổ chức tín dụng nào mất khả năng thanh khoản.Xử lý nghiêm vi phạm Tại cuộc họp, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng hoạt động tiền tệ, ngân hàng đang có chuyển biến tích cực phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Hầu hết các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm túc quy định của Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động bằng VND và ngoại tệ, trường hợp vi phạm đã được phát hiện, xử lý kịp thời. Tuy nhiên, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình còn một số vấn đề cần được tiếp tục xử lý trong thời...... 10:06 | 06/10/2011
Đầu tư tràn lan, ngành thép mất cân đối trầm trọng Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)“Theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, tới năm 2017, sự cạnh tranh trong ngành sản xuất, tiêu thụ thép sẽ rất khốc liệt, nếu các công ty không nỗ lực đổi mới, chắc chắn sẽ khó tồn tại và phát triển một cách có hiệu quả,” ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cảnh báo trước tình trạng ngành thép phát triển tràn lan, không theo quy hoạch, gây ra tình trạng mất cân đối trầm trọng. - Tăng trưởng sản xuất các sản phẩm thép trong nước 5 năm gần đây đạt xấp xỉ 20-30%/năm, song nhập siêu của ngành thép vẫn ở mức cao, theo ông, đâu là nguyên nhân của vấn đề này?Ông Phạm Chí Cường: Hoạt động sản xuất các dòng sản phẩm thép đang có sự mất cân đối, trong khi các sản phẩm như thép xây dựng, thép ống, thép mạ kim loại và sơn phủ màu,.. lại được các doanh nghiệp đầu tư quá mức, vượt xa nhu cầu (gần 200%), thì nhiều sản phẩm thép khác như thép tấm, thép cuộn cán nóng, thép không gỉ, thép chế tạo, không được chú...... 09:15 | 29/07/2011
Hữu Lũng tập trung giải phóng mặt bằng các dự án Hữu Lũng là địa bàn có tiềm năng phát triển công nghiệp du lịch và dịch vụ, hiện huyện đang triển khai dự án giải phóng mặt bằng xây dựng cụm công nghiệp địa phương Hữu Lũng với quy mô gần 50 ha. Đây là công trình rất quan trọng của huyện sử dụng nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư vào địa bàn, hiện dự án đang triển khai giai đoạn 1 với diện tích thu hồi gần 10 ha. Công tác đo đạc kiểm đếm dự án đã cơ bản hoàn thành, hiện nay huyện đang chờ khung giá bồi thường vật kiến trúc mới của tỉnh ban hành sau đó tiến hành tính toán áp giá đền bù cho bà con. Ngoài ra huyện cũng đang triển khai dự án cải tạo chợ Hữu Lũng, hiện đang trong giai đoạn thương thảo với các hộ kinh doanh để có phương án xây dựng, khai thác hợp lý. Ngay trong quý III/2011, huyện cũng đồng loạt khởi động nhiều dự án GPMB lớn khác như dự án xây dựng tỉnh lộ 245 Phố Vị-Hoà Sơn-Hoà Lạc với tổng chiều dài gần 30km và dự án hệ thống trạm bơm thuỷ lợi Yên Bình-Hoà Bình-Quyết Thắng với năng lực tưới trên 1.200ha. Hai dự án này đang được chủ đầu tư và huyện tổ chức cắm cọc để thực hiện do đạc kiểm đếm trên thực địa. Khối lượng công việc là rất lớn và phức tạp, đòi hỏi các đơn vị được giao nhiệm vụ phải có sự phối hợp nhịp nhàng khi thực hiện giải phóng mặt bằng. Ông Nguyễn Vĩnh Phú, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Hữu Lũng - đơn vị thường trực của huyện thực hiện các bước về giải phóng mặt bằng cho biết, mỗi dự án đầu tư xây dựng đều gắn với công tác giải phóng mặt bằng và mỗi dự án lại có những cái khó, vướng mắc khác nhau, do vậy toàn bộ anh em được giao nhiệm vụ chỉ còn cách là thực hiện nhiệm vụ hết mình với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Thực tế hiện nay, khi thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án thường phát sinh những khó khăn vướng mắc từ người dân bị thu hồi tới những cơ chế chính sách của nhà nước đang dần được hoàn thiện. Do vậy, ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng cho biết, một trong những kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng là phải kiên trì tuyên truyền những chính sách bồi thường hiện hành của nhà nước cho người dân bị thu hồi đất hiểu rõ bằng nhiều hình thức, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Ngoài ra, công tác đo đạc kiểm đếm đất đai, vật kiến trúc, đến tính toán phương án đền bù đòi hỏi phải tỉ mỉ chi tiết. Vì thế phải quan tâm xây dựng củng cố đội ngũ làm công tác bồi thường chuyên nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu. Không những vậy, trong khi với những cơ chế bồi thường hỗ trợ còn có những bất cập, chưa phù hợp, tỉnh cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời để thống nhất áp dụng khi áp giá bồi thường cho dân. Cũng theo ông Thiệu, đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là xây dựng cụm công nghiệp địa phương sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp tại khu vực miền núi như Lạng Sơn, tỉnh cũng cần có những cơ chế tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp trong khâu thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Có như vậy việc thu hút, khuyến khích nhà đầu tư là các doanh nghiệp vào địa bàn chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực.... 08:30 | 20/07/2011
Algeria có nhà máy hỗn hợp khí-Mặt trời đầu tiên Lắp đặt pin Mặt Trời tại nhà máy điện sử dụng năng lượng Mặt Trời và khí đốt của Algeria. (Nguồn: Internet)Ngày 14/7, Algeria đã khánh thành nhà máy điện đầu tiên sử dụng năng lượng Mặt Trời và khí đốt tại thành phố Hassi R'mel, miền Nam Algeria.Nhà máy điện này nằm trong khuôn khổ hợp tác phát triển năng lượng tái tạo giữa Algeria và Tây Ban Nha với tổng vốn đầu tư lên tới 350 triệu USD.Nhà máy được xây dựng trong 36 tháng, trên diện tích 152ha, ở địa điểm thuận lợi cho việc cung cấp năng lượng để vận hành, như nằm gần mỏ khí đốt tự nhiên Hassi R'mel và khu vực này có gần 3.000 giờ Mặt Trời chiếu sáng hàng năm.Công suất của nhà máy là 150MW, trong đó 30MW được sản xuất từ gần 3.000 tấm pin Mặt Trời. Một nhóm kỹ sư Algeria và Tây Ban Nha sẽ cùng vận hành nhà máy và sau 5 năm, công tác này sẽ được giao toàn bộ cho phía Algeria.Đây là nhà máy điện hỗn hợp sử dụng năng lượng Mặt Trời và khí đốt thứ hai tại khu vực Bắc Phi,...... 10:47 | 15/07/2011