Nuôi nguồn thu- Gỡ khó doanh nghiệp Trước mắt tỉnh đã và đang tập trung bình ổn thị trường, giải quyết hàng tồn đọng của các doanh nghiệp; hoạch định chính sách ưu tiên tín dụng, lập đề án thành lập quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, quỹ bảo lãnh tín dụng để các doanh nghiệp tập trung sản xuất. Đây cũng là biện pháp dài hơi gỡ khó cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh; đóng góp cho ngân sách và từng bước vượt khó đi lên.... 09:56 | 12/09/2012
Chuyện về một người nuôi tôm giỏi Anh Xuân (ngoài cùng, bên phải) giới thiệu mô hình nuôi tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao. Những ngày cuối năm, tôi đến thăm anh Lê Anh Xuân, ở xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu), người được nhiều nông dân quý mến gọi là "vua tôm đồng bằng", "bác sĩ tôm". Vượt khó vươn lên trở thành tỷ phú, anh Xuân có nhiều nghĩa cử cao đẹp, ủng hộ giúp đỡ người nghèo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.Ý chí vượt khó"Bác sĩ tôm" Lê Anh Xuân có vóc người nhỏ nhắn, năng động, cởi mở và tính quyết đoán cao. Anh hiện là Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh, gọi tắt Công ty Trúc Anh, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu (Bạc Liêu). Lê Anh Xuân sinh năm 1976, trong một gia đình nông dân nghèo ở Thanh Hóa. Tốt nghiệp Trường đại học Thủy sản Nha Trang năm 1999, anh quyết định làm cuộc "nam tiến" về Bạc Liêu - vùng đất đang có phong trào nuôi tôm sú công nghiệp và bán công nghiệp lớn của cả nước.Đầu năm 2003, Xuân đến xã ven biển...... 09:12 | 20/12/2012
Người nuôi dân làm đường giao thông Anh Chu Tiến Ngân (trong ảnh) ở thôn Khuổi Bốc, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) là một người dân tộc Dao bình dị, có tinh thần vì cuộc sống của cộng đồng khi anh dốc gần như toàn bộ tài sản của mình để nuôi bà con trong thôn ăn trong vòng năm tháng làm đường giao thông nông thôn.Là một thôn vùng cao xa xôi, hẻo lánh, từ thôn Khuổi Bốc ra trung tâm xã Thượng Quan dài 15 km, trong đó có 6 km phải đi bộ, luồn rừng, men theo các sườn núi. Không có đường nên việc đi lại của đồng bào Dao ở Khuổi Bốc những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất ra nhiều ngô, nuôi được nhiều lợn, gà nhưng không có ai vào mua. Bốn- năm giờ sáng, bà con đã phải đốt đuốc gánh sản phẩm mình sản xuất được ra chợ xã để bán, tối muộn mới về đến nhà. Trước tình hình đó, anh Chu Tiến Ngân, dân tộc Dao ở trong thôn đã chi gần như toàn bộ số thóc và tiền bạc của mình ra nuôi bà con ăn trong vòng năm...... 08:31 | 27/12/2010
Nhọc nhằn cảnh “gà trống nuôi con” LSO-Anh Hoàng Văn Bằng (sinh năm 1971), thôn Thồng Duống, xã Tri Lễ, huyện Văn Quan được mọi người trong xã biết đến không phải vì làm ăn khá giả mà là vì hoàn cảnh khó khăn, bế tắc. Người vợ của anh đã qua đời cách đây 3 năm, cũng chính từ đó, một mình anh với cảnh “gà trống nuôi con” lam lũ, vất vả nuôi các con ăn học.... 13:47 | 23/01/2017
U22 Việt Nam thắng nhưng tiếc nuối Giành 3 điểm với 4 bàn thắng và không bị thủng lưới nhưng ĐT U22 Việt Nam có thể làm được nhiều hơn thế trong trận gặp ĐT U22 Timor Leste vào chiều tối 19/7.... 09:32 | 20/07/2017
Thu nhập cao từ nuôi cá lồng Từ năm 2012 đến nay, nghề nuôi cá lồng trên sông Thái Bình, sông Đuống thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh có sự phát triển khá nhanh, góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản của đất quan họ. Đến nay, số lượng cá lồng toàn tỉnh hiện có là 739 lồng, trong đó huyện Lương Tài là cái “nôi” nuôi cá lồng lớn nhất với 370 lồng thì riêng xã Trung Kênh có tới 308 lồng nuôi cá.... 08:01 | 12/04/2016
Nuôi cá hồi trên đỉnh Yang Hanh Cá hồi phát triển nhanh trên đỉnh Yang Hanh. Lội bộ vượt gần 10 km đường rừng với cả chục con dốc luôn dựng đứng trước mặt, phải mất gần hai giờ đồng hồ tứa mồ hôi chúng tôi mới đến được trang trại nuôi cá của anh Lê Xuân Hùng (thuộc địa bàn xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đác Lắc). Gọi là trang trại, nhưng hóa ra nơi đây cũng chỉ là một bãi đất tương đối bằng phẳng được bao bọc giữa sự bao la hùng vĩ của dãy Yang Hanh có độ cao hơn 1.000 m so mặt nước biển.Giữa bãi đất trống ấy là 18 hồ nuôi cá. Dưới hồ, anh Hùng cùng bốn kỹ sư trẻ phong phanh trong áo lá quần đùi vệ sinh lòng hồ cho cá. Bắt tay chúng tôi giữa cái lạnh cắt da trên đỉnh núi ngày cuối đông, anh Hùng cười bảo: "Nhìn đơn sơ vậy chứ đã phải đầu tư vào đây hơn hai tỷ đồng rồi". Trong căn lều tuềnh toàng hoang lạnh giữa rừng, chúng tôi được nghe anh kể về hành trình đưa loài cá hồi, cá tầm được mệnh danh là "cá...... 08:35 | 21/02/2012
Bạch Xá - làng nuôi rắn Hổ mang Phụ nữ làng Bách Xá cũng có thể tay không bắt rắn hổ mang - Khoảng mươi năm về trước, làng Bạch Xá, xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) được nhiều người biết đến với nghề nuôi ba ba nổi tiếng. Nhưng vài năm trở lại đây, cái tên Bạch Xá lại được cánh lái buôn trong nam, ngoài bắc biết đến là làng nuôi rắn hổ mang.Nghề nguy hiểmHiện Bạch Xá có trên 500 hộ dân thì có tới trên 90% số hộ đang nuôi rắn. Hộ nuôi ít thì vài ba chuồng, nhiều lên đến hàng trăm chuồng. Tuy nghề nuôi rắn đã giúp người dân có cuộc sống khá giả hơn, nhưng họ cũng đang phải đối mặt với không ít rủi ro từ nghề này.Vào hộ anh Nguyễn Khế Tỗn, một gia đình nuôi rắn quy mô lớn của thôn, chúng tôi được anh Tỗn dẫn đi thăm khu vực nuôi rắn của gia đình. Đó là gần 20 ô chuồng nhỏ được xây bằng gạch cao nửa mét, rộng 4 m2, bên dưới rải đất khô, trên có lưới thép kiên cố được phủ một lớp chăn bông tẩm nước để giữ nhiệt...... 14:51 | 28/02/2013
Làm giàu nhờ nuôi, trồng hỗn hợp Gia đình ông Huỳnh Văn Thi, ấp Hiệp Hoàng, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh, Bình Phước trồng hỗn hợp giữa cây trôm và cây tiêu cho thu nhập cao. Nhiều hộ nông dân tỉnh Bình Phước trước kia chỉ đủ ăn, nay nhờ áp dụng việc nuôi, trồng hỗn hợp của Trung tâm khuyến nông đã thu lãi hàng tỷ Đồng mỗi năm. Cách làm giàu này cần được nhân rộng trên địa bàn, nơi kinh tế nông nghiệp là nguồn thu chính.Giàu lên nhờ nuôi, trồng hỗn hợpChị Lê Thị Hương (ấp 5, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú) có 1,2 ha, trong đó 0,4 ha là đất trũng, nhớ lại, khi chưa chuyển đổi mô hình nuôi trồng hỗn hợp, gia đình phải vất vả lắm, làm thuê làm mướn, không nề hà việc gì, mới đủ nuôi năm miệng ăn. Từ năm 2008, được cán bộ khuyến nông hỗ trợ, tư vấn chăm sóc vườn tiêu theo hướng sinh học; xây dựng hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước, nhờ đó năng suất tăng lên đáng kể, tiêu hầu như không bị bệnh hại và nhất là tiết kiệm nước tưới, công lao động làm...... 08:15 | 30/09/2011
Nuôi tôm công nghiệp ở Cà Mau Xem thêm: 1 ảnhHọc tập, trao đồi kinh nghiệm nuôi tôm công nghiệp đạt hiểu quả cao ở TP Cà Mau. Cùng với đề án nâng cao hiệu quả sản xuất tôm - lúa được thực hiện rất hiệu quả từ năm 2008 đến nay, tỉnh Cà Mau tiếp tục triển khai chương trình nuôi tôm công nghiệp, phấn đấu nâng diện tích lên 10 - 20 nghìn ha từ nay đến năm 2020. Nuôi tôm công nghiệp đã trở thành phong trào, được nông dân tại các huyện trọng điểm nuôi tôm của tỉnh hưởng ứng mạnh mẽ...Khai thác lợi thế, tiềm năngLợi thế lớn nhất của tỉnh Cà Mau là tiềm năng về kinh tế thủy sản, trong đó diện tích nuôi tôm đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước. Kinh tế thủy sản được tỉnh xác định là mũi nhọn trong quá trình phát triển của mình. Những năm qua, kinh tế thủy sản của Cà Mau có bước chuyển khá mạnh mẽ, đạt tăng trưởng 7 - 8%/năm; đóng góp rất lớn vào tăng trưởng chung đối với kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng quản lý, tổ chức...... 08:41 | 30/05/2011