Chi Lăng chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm LSO-Năm 2011, dịch bệnh lở mồm long móng đã xuất hiện ở 19/21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chi Lăng, gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nông dân, các hộ kinh doanh và tạo tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng khi lựa chọn thực phẩm. Trước thực trạng đó, ngay từ đầu năm 2012, huyện đã nhanh chóng kiện toàn Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm (GSGC), phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, yêu cầu các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn chủ động triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, đói rét cho GSGC và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của từng đơn vị. Người dân xã Chi Lăng chủ động phòng chống rét cho trâu bòTheo số liệu thống kê, huyện Chi Lăng hiện có khoảng 410 ngàn con GSGC. Trong đó có 17.626 con trâu, 9.627 con bò, 39.359 con lợn, 1.156 con ngựa và hơn 342.000 con gia cầm các loại. Để chủ động phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh GSGC, phòng chống đói rét cho vật nuôi, UBND huyện...... 08:23 | 16/03/2012
Văn Lãng: Chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm LSO-Để hạn chế thấp nhất sự phát sinh dịch bệnh, giảm thiệt hại cho người dân, huyện Văn Lãng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn.... 13:23 | 22/11/2013
Chi Lăng chủ động, phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại ngô, lúa LSO-Mặc dù sâu bệnh hại ngô, lúa như rầy các loại, sâu gai…vụ xuân năm nay xuất hiện nhiều, nhưng do có sự chủ động trong công tác chỉ đạo phòng trừ của ngành chức năng, sự tích cực của bà con nông dân nên huyện Chi Lăng đã phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại ngô lúa.... 08:26 | 13/06/2013
Sâu, bệnh hại cây lâm nghiệp: Cảnh giác trước diễn biến phức tạp LSO-Mới đây, xuất hiện thông tin phản ánh về sâu lạ tấn công, gây hại hàng trăm ha thông ở Lộc Bình.... 10:33 | 29/05/2013
Phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi: Hiệu quả ở Bắc Sơn Cùng với đó, từ đầu năm đến nay, huyện Bắc Sơn đã chi từ nguồn ngân sách địa phương 110 triệu đồng cho việc tiêm phòng các bệnh như lép tô, dịch tả và 50 triệu đồng để tổ chức 20 cuộc tập huấn ở tất cả các địa phương cho 1.200 lượt nông dân tham dự với nội dung về chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Kết quả là tỷ lệ tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn cho tới thời điểm này đã tăng 40% so với cùng kỳ. Một con số ấn tượng so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh. Xuyên suốt trong hiệu quả phòng chống dịch bệnh ở Bắc Sơn đó là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, không còn câu chuyện cơ quan chuyên môn đơn độc, tự mình “loay hoay” trong vòng dịch.... 09:17 | 07/10/2011
Các tỉnh phía Nam tập trung phòng chống sâu bệnh lúa hè thu Ông Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, hiện một số loại sâu bệnh như: sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, rầy nâu, đốm vằn, ốc bươu vàng… đang tấn công lúa hè thu ở các tỉnh phía Nam. Theo ghi nhận, diện tích lúa nhiễm rầy nâu trong tuần vừa qua là 35.622 ha ( tăng 11.191 ha so với tuần trước), mật số rầy nâu trên đồng phổ biến từ 1.000 - 2.500 con/m2. Các tỉnh có diện tích nhiễm rầy nâu nhiều là Long An, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang. Hơn 464 ha lúa ở các tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, trong đó 350 ha có tỷ lệ bệnh từ 3 - 10%. Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, hiện áp lực của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở phía Nam vẫn còn cao. Do đó, các địa phương có gieo trồng lúa thu đông cần quan tâm chặt chẽ diễn biến của rầy nâu...... 08:01 | 07/07/2011
Kon Tum: Bệnh phấn trắng gây thiệt hại lớn trên cây cao su Cuối tháng năm, như thường lệ, cây cao su đã cho cạo mủ được hai tháng sau mùa thay lá. Tuy nhiên, năm nay do bệnh phấn trắng hoành hành nên phần lớn diện tích vườn cây cao su của Công ty TNHH Một thành viên cao su Kon Tum vẫn chưa ổn định tầng lá.Nhiều diện tích vườn cây rụng lá đến ba, bốn lần.Kế hoạch cạo mủ cao su năm 2011 phải chậm lại hơn hai tháng gây thiệt hại cho công ty hàng trăm tỷ đồng. Tổng giám đốc Công ty Lê Khả Liễm cho biết: Toàn công ty có gần 10.000 ha vườn cây khai thác bị bệnh phấn trắng. Một số nông trường bị nặng như nông trường Gia Chim; Hòa Bình; ĐácH Ring; Tân Hưng....Đây là các nông trường có diện tích cao su đưa vào khai thác lớn, năng suất cao. Nhiều vườn cây bị bệnh thay lá đến ba, bốn lần không chỉ làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng vườn cây sau này. Tại vườn cây của nông trường Gia chim, một số cây nhỏ, yếu, bị bệnh nặng rụng hết lá,...... 08:15 | 27/05/2011
Bắc Sơn: Hàng trăm con trâu, bò chết vì rét và dịch bệnh LSO-3 tháng đầu năm 2011, 553 con trâu, bò trên địa bàn huyện Bắc Sơn đã bị chết do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài. Bên cạnh đó, tại 13 xã, thị trấn (Long Đống, Tân Lập, Tân Hương, Chiến Thắng, Trấn Yên, Hưng Vũ, Vũ Sơn, Nhất Hòa, Nhất Tiến, Vũ Lễ, Tân Tri, Vũ Lăng và thị trấn Bắc Sơn) thuộc huyện đã phát hiện 140 con trâu, bò và 51 con lợn bị bệnh lở mồm long móng; tại 3 xã (Vũ Sơn, Vũ Lễ, Tân Hương) xảy ra bệnh tụ huyết trùng, làm chết 13 con trâu, bò. Huyện đã kịp thời chỉ đạo nhân dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống, chữa trị và ngăn chặn dịch lây lan; hỗ trợ 31.470 kg tinh bột cho 6.294 con trâu, bò của 2.270 hộ nghèo, cận nghèo. Trạm Thú y huyện đã kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển gần 6.000 con gia súc, gia cầm, tiêm phòng dịch bệnh cho 1.575 con trâu,...... 11:25 | 30/03/2011
Phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng: Tăng cường dự tính, dự báo LSO-Yếu tố quan trọng nhất trong phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng là phải dự tính, dự báo được thời điểm sâu, bệnh phát sinh trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng để chủ động đón đầu, phòng trừ. Cán bộ kỹ thuật kiểm tra phòng trừ sâu bệnh mô hình trồng cà chua bi ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng - Ảnh: Thế BảoPhải mất tới 5 lần hẹn, tôi mới có thể gặp phỏng vấn được anh Phan Văn Sáu, Trưởng trạm Bảo vệ Thực vật huyện Chi Lăng. Anh Sáu phân trần: các anh thông cảm, Trạm chỉ có 4 cán bộ kể cả lãnh đạo, trong khi đó địa bàn thì rộng, nên chúng tôi hầu hết bám cơ sở, làm việc ngoài đồng ruộng. Có như vậy thì mới có thể điều tra kịp thời và dự báo chính xác tình hình phát sinh của sâu bệnh, từ đó có những thông báo, khuyến cáo phòng trừ. Không phải riêng Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Chi Lăng, mà ở tất cả các trạm khác đều rất thiếu nhân lực. Ông Sầm Ngọc Thanh, Phó Chi cục trưởng...... 09:00 | 21/11/2012
Cập nhật nhiều kỹ thuật mới trong điều trị các bệnh răng, miệng Những năm gần đây, các bệnh lý về răng, hàm, mặt vẫn tiếp tục được ghi nhận nhiều. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của y học, các thầy thuốc có những tiến bộ trong việc phát hiện, điều trị thành công nhiều ca bệnh hiểm nghèo.Trên cơ sở những thành công đó, GS, TS, VS Trần Văn Trường, Chủ tịch Hội răng hàm mặt Việt Nam, vừa cho xuất bản cuốn sách "Bệnh học miệng - hàm mặt". Đây là sách nghiên cứu sâu được viết có hệ thống, tương đối toàn diện về các bệnh lý miệng - hàm - mặt có ở Việt Nam và tham khảo các tác giả quốc tế. Đáng chú ý, các bệnh lý đó đã được các thầy thuốc trong nước điều trị.Bệnh học miệng - hàm mặt có vị trí quan trọng trong bệnh học toàn thân vì tỷ lệ người mắc bệnh miệng - hàm mặt của nhân dân rất cao, từ các bệnh viêm nhiễm do răng đang rất phổ biến đến các bệnh lý như rối loạn phát triển bệnh lý hàm mặt, u lành tính, u ác tính, chấn thương... Theo đó, những khoang tế...... 09:04 | 04/12/2011