Thanh tra Việt Nam đổi mới, phát triển, xứng đáng truyền thống vẻ vang Cách đây 65 năm, vào ngày 23-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 64-SL thành lập ra Ban Thanh tra đặc biệt, là tổ chức tiền thân của ngành thanh tra Việt Nam. Ngày 23-11-1945 đã đánh dấu sự ra đời và từ đó trở thành ngày truyền thống của ngành thanh tra Việt Nam.Việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt đã thể hiện quan điểm, tư tưởng coi trọng việc xây dựng chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân ngay từ buổi đầu của chính quyền cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây, hoạt động thanh tra đã gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước, là công cụ thiết yếu của quản lý nhà nước, là phương tiện để kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy chính quyền, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân; hoạt động thanh tra góp phần thiết lập, giữ gìn trật tự, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nhà nước và trong xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền...... 15:05 | 22/11/2010
Coi trọng nghiên cứu, dự báo về ứng phó với biến đổi khí hậu Ngày 18-11, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ ba. Dự hội nghị, có đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng: Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên; Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Vũ Ngọc Hoàng. Giai đoạn 2005-2010 Bộ có bước tiến mới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; được Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 (thay thế luật năm 1993) với nhiều những quy định mới được bổ sung.Năm 2008, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật Đa dạng sinh học, tạo ra bước ngoặt mới trong việc hình thành và phát triển hành lang pháp lý về bảo tồn đa dạng sinh học. Đến nay, với tổng cộng 66 văn bản dưới luật được xây dựng và ban hành, trong đó có 23 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, 43 văn bản cấp bộ đã tạo được hệ thống pháp luật...... 07:45 | 19/11/2010
Dân chủ phải đi đôi với trách nhiệm khi phát ngôn trước công chúng Phát ngôn của mỗi người trước công chúng và của từng phương tiện truyền thông càng cần phải được thể hiện sao cho đúng với trách nhiệm và đạo đức công vụ được giao, đúng với trách nhiệm công dân và cái tâm trong sáng của mỗi người trong sự nghiệp chung của mọi người, của đất nước. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII đang diễn ra tiếp tục là một trong những tâm điểm được chú ý nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng nhìn chung đã phản ánh được khách quan, đầy đủ không khí và nội dung các phiên họp toàn thể trên hội trường, trong các buổi thảo luận ở tổ của các đại biểu Quốc hội. Thông tin định kiến, hại cho sự nghiệp chung Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, có một số cơ quan truyền thông vì những lý do khác nhau dường như đã chỉ thiên về đưa những thông tin có vẻ như mang tính phản biện, nhưng thực chất chỉ là những nhận định, đánh giá một chiều, không khách quan, không chuẩn...... 16:22 | 14/11/2010
Tái cấu trúc Vinashin phải là điển hình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước Ngày 1/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và phương hướng kế hoạch năm 2011. Vấn đề Vinashin được nhiều đại biểu tập trung phân tích, thảo luận, làm rõ. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga.Bên cạnh các nhóm vấn đề như đầu tư cho “tam nông”, quy hoạch xi măng, an ninh năng lượng, quy hoạch ngành thép, hạn chế nhập siêu, phát triển nguồn nhân lực..., cơ chế pháp lý và hoạt động của các tập đoàn kinh tế cũng được các đại biểu Quốc hội tập trung đánh giá, thảo luận thông qua bài học từ tập đoàn Vinashin.Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, hiện cả nước có 12 tập đoàn kinh tế được thành lập thí điểm. Việc thí điểm có thể thất bại hoặc thành công, do đó phạm vi thí điểm nên hẹp, sau một thời gian nhất định phải tiến hành đánh giá, tổng kết, chấn chỉnh những thiếu sót.Đại biểu này cho rằng, mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước rất phức tạp về địa vị pháp lý, tư...... 07:49 | 02/11/2010
MTTQ Việt Nam tham gia việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 177 về việc MTTQ Việt Nam tham gia thực hiện Nghị quyết số 06/2011/QH13 ngày 6-8-2011 của Quốc hội khóa XIII về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và các văn bản hướng dẫn của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.Kế hoạch nêu rõ, việc tổng kết thực tiễn 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992 nhằm đánh giá khách quan, đúng đắn những giá trị tư tưởng chính trị - pháp lý liên quan đến vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của MTTQ Việt Nam; quá trình thể chế hóa các quan điểm, tư tưởng trong nội dung của Hiến pháp năm 1992, những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đồng thời chỉ ra được những giá trị, nội dung về chính trị - pháp lý trong các quy định của Hiến pháp năm 1992 cần tiếp tục kế thừa và phát triển. Việc tổng kết của Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên cần bám sát các nội dung cơ bản của Hiến pháp...... 08:38 | 27/08/2011
Phiên họp thứ nhất Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 * Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Sáng 8-8, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã họp phiên thứ nhất tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để thống nhất quy chế, kế hoạch hoạt động của Ủy ban và dự thảo Kế hoạch tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992.Dự phiên họp còn có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Ủy ban; đại diện lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên Chính phủ và các ban, ngành, đoàn thể Trung ương là thành viên của Ủy ban.Theo dự thảo Quy chế hoạt động, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 có nhiệm vụ thảo luận các vấn đề thuộc nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; tổ chức tổng kết thi hành Hiến pháp 1992; tập hợp ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp; nghiên cứu thông tin, tư liệu liên quan và xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992... Ủy ban...... 08:32 | 09/08/2011
Cần quan tâm hơn nữa đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ Ngày 24-7, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã thăm, tặng quà các gia đình chính sách và thương binh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhân Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27-7).Cùng đi, có đại diện lãnh đạo Văn phòng T.Ư Đảng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỉnh Hòa Bình. Tại huyện Cao Phong, đồng chí đã thăm gia đình thương binh 1/4 Bùi Quang Phục ở xóm Lãi, xã Tây Phong; gia đình thương binh 4/4 và là nạn nhân chất độc da cam Bùi Văn Nỏn ở xóm Dệ, xã Bắc Phong, gia đình có ba người con bị di chứng, mắt mờ, trí nhớ kém, kinh tế rất khó khăn. Đồng chí cũng đã thăm mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Thuận, 87 tuổi ở tổ 1, phường Tân Hòa, TP Hòa Bình có hai người con hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Trương Tấn Sang ân cần hỏi thăm, chúc các thương binh, gia đình liệt sĩ luôn khỏe mạnh, là những tấm gương mẫu mực trong dạy bảo con cháu...... 08:10 | 25/07/2011
Ðổi mới việc tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Những ngày đầu tháng 7, thí sinh trong cả nước bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2011, mở đầu sự tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.Nhìn lại những năm gần đây, công tác thi tuyển sinh được triển khai sớm, kỹ lưỡng, với sự vào cuộc khẩn trương, tích cực của ngành giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) cùng các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh và của toàn xã hội. Nhờ vậy, đã góp phần lựa chọn được những người có năng lực, trình độ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Sau hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, chúng ta đã có một nền giáo dục ĐH phát triển về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, cung cấp nguồn lao động có trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, giáo dục ĐH cũng đang đứng trước thách thức to lớn trong công cuộc hội...... 09:00 | 02/07/2011
Hơn 100 tỷ đồng ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức (Đác Nông) vừa cho biết: Từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, huyện đã triển khai thực hiện dự án ổn định đời sống cho 150 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở hai bon Bu Prăng 1 và Bu Prăng 2, xã biên giới Quảng Trực với tổng số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Đây là dự án tái lập lại hai bon nêu trên ở xã Quảng Trực đã được đồng bào M'nông sinh sống bao đời nay. Đến nay, các cơ sở hạ tầng trong vùng dự án đều được đầu tư khá đồng bộ, gồm nhựa hóa đường giao thông, có điện thắp sáng, nước sạch, điểm y tế bon, trường học mầm non, tiểu học... Mỗi hộ được cấp 400 m2 đất thổ cư, một nhà ở (diện tích từ 20 đến 30 m2) trị giá từ 30 đến 40 triệu đồng và hai ha đất sản xuất. Ngoài ra, UBND huyện còn hỗ trợ vốn cho bà con trong vùng dự án trồng 170 ha cây mắc ca.Hiện nay, một số hộ dân đã chuyển vào sinh sống trong vùng dự...... 08:12 | 13/07/2012
Chi hội Báo Lạng Sơn tổ chức trao đổi nghiệp vụ viết tin, bài LSO- Ngày 1/6/2012, Chi hội Báo Lạng Sơn đã tổ chức buổi trao đổi nghiệp vụ viết tin, bài và sử dụng tin, bài trên Báo Lạng Sơn. Dự và chỉ đạo có đồng chí Lê Quang Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo tỉnh; lãnh đạo Báo Lạng Sơn và trên 20 cán bộ là phóng viên, biên tập viên của Báo Lạng Sơn. Cùng nhau trao đổi về nghiệp vụ viết tin, bài trên Báo Lạng SơnTrong chương trình trao đổi nghiệp vụ, các đồng chí trong Ban Thư ký chi hội đã trình bày khái quát một số lý thuyết về thể loại tin, bài, các đặc điểm của tin, bài; các yêu cầu thực tế về viết tin, bài trên Báo Lạng Sơn hiện nay. Đồng thời đưa ra các ví dụ cụ thể từ tin, bài của phóng viên đã đăng hoặc chưa đạt không đăng để cùng nhau thảo luận, nêu ra các vấn đề trong tác nghiệp của phóng viên cũng như những vướng mắc hiện nay để cùng rút kinh nghiệm. Cùng với đó, nêu ra một số vấn đề thuộc về quy chuẩn trong sử dụng ngôn ngữ, cách...... 10:09 | 02/06/2012