Tháng 3-2011, sẽ hút cát, san lấp mặt bằng dự án Nhà máy Gang thép Formosa Dự án Nhà máy Gang thép Formosa Hà Tĩnh (công suất 15 triệu tấn/năm, giai đoạn 1 là 7,5 triệu tấn/năm) có quy mô hơn 2.100 ha với khối lượng hút cát 86 triệu m3, độ cao lấp bình quân 4 m, sẽ được tiến hành từ tháng 3-2011.Công trình hút cát lấp đất do nhà thầu Jan de Nual (Bỉ) thực hiện với số tiền 6.000 tỷ VND. Thời gian thực hiện từ 1-3-2011 đến 30-4-2013. Giai đoạn 1 của dự án cần gấp 1.080 ha mặt bằng, vì vậy sẽ tiến hành hút cát với khối lượng lớn (san lấp khoảng 108 ha/tháng), liên tục trong 10 tháng. Toàn bộ khối lượng cát trên sẽ được hút từ khu vực vũng Sơn Dương - đây là khu vực sẽ triển khai xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương, cho tàu 300.000 tấn vào làm hàng).Sau khi được tỉnh Hà Tĩnh bàn giao hơn 2.100 ha mặt bằng, Tập đoàn Formosa đã tiến hành một số công việc như: làm tuyến đường thi công đến khu cảng, khu sinh hoạt, hoàn thành san ủi 41 ha khu vực phía sau bến tàu phía Tây, đóng ép cọc bê-tông để...... 08:06 | 11/02/2011
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đồng bằng sông Cửu Long chưa xứng với tiềm năng Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ đầu năm đến nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 6 địa phương có dự án FDI mới với 27 dự án. Tổng vốn đầu tư đăng ký trên 200 triệu USD. ... 08:27 | 17/06/2015
Xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long Cụm dân cư xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh (Long An) có hạ tầng cơ sở hoàn chỉnh. Ảnh: KHUYNH DIỆP Ngày 6-11-2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 173/2001/QĐ-TTg về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong đó có nội dung xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ.Đến nay, sau hơn mười năm triển khai chương trình, đã có hàng trăm nghìn hộ dân có chỗ ở an toàn, ổn định trong vùng lũ, với cơ sở hạ tầng đồng bộ. Tuy nhiên so với mục tiêu đề ra vẫn cần các ngành, các địa phương phải có những giải pháp đồng bộ để người dân ĐBSCL có thể yên tâm "sống chung với lũ".Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Bộ Xây dựng trong hai giai đoạn triển khai Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL, các địa phương trong vùng đã hoàn thành việc quy hoạch, chọn địa điểm xây dựng hơn 980 dự án, trong đó có hơn 860 cụm, tuyến và gần 120 bờ bao. Đã xây dựng gần...... 10:57 | 08/12/2012
Đoàn đại biểu thị Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc thăm và làm việc tại Lạng Sơn LSO-Hôm nay (9/5), Đoàn đại biểu thị Bằng Tường, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc do ông Khưu Minh Hồng, Bí thư Thị ủy Bằng Tường, Phó Trưởng ban Thường trực Ban quản lý Khu bảo thuế tổng hợp Bằng Tường làm trưởng đoàn thăm và làm việc tại Lạng Sơn. ... 18:08 | 09/05/2017
Mở rộng diện tích mía nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long lên 60 nghìn ha Theo định hướng phát triển ngành mía đường đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2020, các tỉnh ĐBSCL sẽ mở rộng diện tích vùng mía nguyên liệu rộng khoảng 60.000 ha, tập trung tại Long An, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, tăng 8.000 ha so với hiện nay.Theo đó, các tỉnh ĐBSCL sẽ quy hoạch lại nhà máy đường theo hướng hoàn chỉnh thiết bị để hoạt động hết công suất và chấm dứt tình trạng tranh mua tranh bán mía nguyên liệu. 100% diện tích vùng mía nguyên liệu sẽ được trồng giống mới, năng suất cao. Hiện nay, toàn vùng có 52 nghìn ha mía, sản lượng đạt khoảng 3,5 triệu tấn, chỉ đủ cho 10 nhà máy đường hoạt động trong khoảng năm tháng/năm.Vinacomin điều chỉnh giảm giá bán thanNhằm giảm bớt lượng than tồn kho, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã điều chỉnh giảm giá bán một số loại than và kiến nghị giảm thuế xuất khẩu mặt hàng này.Theo đó, Vinacomin điều chỉnh giảm giá bán than cho các hộ tiêu thụ trong nước (trừ hộ điện vẫn đang bán thấp hơn giá thành theo chỉ...... 09:37 | 12/09/2012
Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đưa sản xuất công nghiệp lên 40% GDP vào năm 2015 Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang liên kết đề ra chiến lược sản xuất công nghiệp, tạo chuyển biến mạnh, đưa giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2015 đạt 302.000 tỷ đồng, chiếm 40% GDP.Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Ảnh: Hậu Phạm)Để hoàn thành chỉ tiêu này, từ nay đến năm 2015, Đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch phát triển công nghiệp phù hợp với cả nước; triển khai dự án khí-điện-đạm Cà Mau và nhà máy điện Ô Môn nhanh hơn nhằm cung cấp đủ điện cho sản xuất; hình thành các trục công nghiệp: Long An-Tiền Giang-Cần Thơ; Cần Thơ-Sóc Trăng-Bạc Liêu-Cà Mau; Cần Thơ-An Giang-Kiên Giang, đẩy mạnh liên kết hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ để phát triển công nghiệp theo thế mạnh địa phương; tiếp tục phát triển ngành chế biến thủy sản, lương thực, thực phẩm, từng bước nâng lên tinh chế bằng giải pháp đổi mới công nghệ. Các tỉnh ven biển đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến thủy hải...... 09:31 | 12/08/2012