Mỹ giải cứu tàu I-ran khỏi cướp biển Xô-ma-li-a Theo Roi-tơ, ngày 7-1, chỉ vài ngày sau khi I-ran yêu cầu tàu chiến Mỹ không được vào vùng Vịnh, Hải quân Mỹ đã giải cứu thành công một tàu đánh cá của I-ran khỏi cướp biển Xô-ma-li-a tại vùng biển A-rập.Sau khi nhận được tín hiệu cấp cứu của tàu cá I-ran, lực lượng Hải quân Mỹ từ tàu khu trục USS Kidd đã giải thoát cho 13 người I-ran bị cướp biển giữ làm con tin trong hơn một tháng và bắt giữ 15 tên cướp biển. Vụ việc xảy ra vào thời điểm Tê-hê-ran tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tập trận hải quân mới tại eo biển Hoóc-mút vào tháng 2 tới và cảnh báo có thể phong tỏa eo biển nếu bị cấm xuất khẩu dầu mỏ, đồng thời cảnh báo Mỹ không cho phép tàu sân bay đi qua tuyến vận tải huyết mạch này.* Hôm nay (8-1), Tổng thống I-ran M.A-ma-đi-nê-giát bắt đầu chuyến thăm chính thức bốn quốc gia Mỹ la-tinh gồm Vê-nê-xu-ê-la, Ê-cu-a-đo, Cu-ba và Ni-ca-ra-goa trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và I-ran đang gia tăng chung quanh vấn đề hạt nhân của...... 08:52 | 08/01/2012
Quan điểm của Tổng thống Mỹ về vấn đề trợ giúp châu Âu Tổng thống Mỹ Barắc Ôbama (Barack Obama) ngày 28/11 khẳng định chính phủ các nước châu Âu có đủ khả năng tài chính, do vậy phải sớm tìm cách tự cứu mình chứ không nên trông chờ vào các khoản hỗ trợ tài chính từ Oasinhtơn (Washington).Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn phát biểu của Đại sứ Mỹ tại Liên minh châu Âu (EU) Uyliam Kennát (William Kennard) cho biết trong cuộc họp thượng đỉnh thường niên kéo dài một ngày tại Nhà Trắng với các quan chức hàng đầu châu Âu, Tổng thống Ôbama chỉ cam kết giúp đỡ các nước châu Âu về mặt tư vấn, chứ không đề cập tới bất kỳ phương án hỗ trợ tài chính cụ thể nào, ngay cả sự đóng góp vào quỹ cứu giúp châu Âu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Theo ông Ôbama, Mỹ sẵn sàng làm hết sức mình và luôn đứng bên cạnh châu Âu trong nỗ lực vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, nhưng trước hết các nhà lãnh đạo châu Âu phải có những hành động tập thể "nhanh chóng hơn, táo bạo hơn và quyết liệt hơn".Tuyên bố chung đưa...... 09:16 | 30/11/2011
Phản đối quan hệ đối tác chiến lược Áp-ga-ni-xtan - Mỹ Hàng trăm người Áp-ga- ni-xtan, chủ yếu là sinh viên đại học, đã xuống đường biểu tình ở tỉnh Nan-ga-ha phản đối Hội nghị Hội đồng Bô lão nước này tán thành thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, kéo theo việc binh sĩ Mỹ ở lại Áp-ga-ni-xtan trong nhiều năm.Cam-pu-chia xét xử ba thủ lĩnh Khơ-me ĐỏTòa án xét xử tội ác Khơ-me Đỏ (ECCC) mở phiên xét xử ba thủ lĩnh cấp cao của chế độ Khơ-me Đỏ, gồm: Nuôn Chia, Khiêu Xăm-phon và Iêng Xa-ri với cáo buộc phạm tội ác diệt chủng, chống lại loài người và vi phạm nghiêm trọng Công ước Giơ-ne-vơ ngày 12-8-1949, làm hai triệu người Cam-pu-chia chết giai đoạn 1975-1979.Hàn Quốc và Phi-li-pin ký các thỏa thuận hợp tác kinh tế Nhân chuyến thăm Phi-li-pin của Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc, hai bên ký năm thỏa thuận hợp tác kinh tế, trong đó có thỏa thuận Xơ-un viện trợ và cấp các khoản vay ưu đãi cho Ma-ni-la, trị giá 500 triệu USD, trong giai đoạn...... 08:52 | 22/11/2011
Mâu thuẫn trong nội bộ Mỹ về việc rút quân khỏi I-rắc Theo Roi-tơ, ngày 15-11, tại phiên điều trần của Ủy ban Quân lực thuộc Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng L.Pa-nét-ta khẳng định, giữ nguyên kế hoạch rút toàn bộ quân Mỹ khỏi I-rắc vào tháng 12 tới.Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Cộng hòa liên tục chất vấn ông Pa-nét-ta về quyết định này, cáo buộc Oa-sinh-tơn thất bại trong đàm phán với Bát-đa để duy trì một số binh sĩ Mỹ ở I-rắc sau thời hạn chót vào cuối năm nay. Tổng thống B.Ô-ba-ma tuyên bố, sẽ tiếp tục thương lượng với I-rắc về việc duy trì một số binh sĩ Mỹ giúp huấn luyện quân đội I-rắc.Bộ trưởng Pa-nét-ta đổ lỗi cho Chính phủ I-rắc đã không thúc đẩy việc thông qua một thỏa thuận tại QH về duy trì quân Mỹ ở nước này. Trong khi đó, Tướng M.Đem-xi lo ngại về tương lai của I-rắc sau khi toàn bộ quân Mỹ rút về nước; thừa nhận quân đội Mỹ không thể hoạt động khi không được bảo vệ về mặt pháp lý. Ông khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục giữ vai trò cố vấn, trong đó có công tác huấn luyện chống khủng bố...... 08:25 | 17/11/2011
Bất đồng về kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách ở Mỹ Theo Roi-tơ, ngày 9-11, Nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa (CH) trong QH Mỹ đã đệ trình Ủy ban hỗn hợp Thượng viện và Hạ viện Mỹ các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách.Theo đề xuất này, trong vòng mười năm tới, Mỹ sẽ cắt giảm 1.200 tỷ USD thâm hụt ngân sách liên bang, trong đó có tăng nguồn thu thuế từ 250 tỷ đến 300 tỷ USD, bán bớt tài sản công và tăng các hợp đồng cho thuê để thu về 300 tỷ USD, cắt giảm chăm sóc y tế và các chương trình khác của chính phủ để tiết kiệm 700 tỷ USD. Đây là lần đầu đảng CH đồng ý thay đổi bộ thang thuế thu nhập để có thêm nguồn thu.Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Dân chủ (DC) cho rằng, đề xuất trên có nhiều biện pháp không khả thi, chưa đủ sức thuyết phục họ, khó đạt mục tiêu đến hạn chót ngày 23-11 QH Mỹ có được một kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách chung.Đề xuất này vẫn thấp hơn nhiều so kế hoạch của đảng DC cắt giảm gần 3.000 tỷ USD. Thâm hụt ngân sách...... 09:01 | 11/11/2011
Mỹ: Số người phải sống dựa vào thực phẩm trợ cấp vẫn cao Một báo cáo vừa công bố của Chính phủ Mỹ cho thấy số người Mỹ phải sống dựa vào thực phẩm trợ cấp của nhà nước vẫn tăng, trong khi Quốc hội Mỹ đang xem xét việc cắt giảm ngân sách cấp cho chương trình này. Theo phóng viên TTXVN tại Oasinhtơn, báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết 15% dân số nước này, tương đương 45,8 triệu người, hiện đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ dinh dưỡng (SNAP) - một chương trình của chính phủ cấp phiếu thực phẩm cho những người đăng ký để họ đổi lấy thực phẩm tại một số siêu thị. Trong năm 2010, dù tỉ lệ thất nghiệp cao nhưng tỉ lệ người Mỹ phải sống dựa vào thực phẩm trợ cấp của nhà nước chỉ là 8,1%. Tuy nhiên, tại một số bang, tỉ lệ này tăng cao tới mức đáng ngại như ở bang Luidiana (Louisiana) là 19,9%, bang Tennơxi (Tennessee) 20,2%, Origân (Oregon) 20,6%, Niu Mêxicô (New Mexico) 20,7% và bang Mítxixipi (Mississippi) là 21,5%. Tính bình quân ở các bang nói trên, cứ 5 người lại có 1 người phải xin trợ cấp lương thực của...... 10:19 | 04/11/2011
Mỹ quyết định cắt giảm một nửa số quân đồn trú tại Pakistan Kênh truyền hình DoonNews TV ngày 21/9 đưa tin: Islamabad và Washington vừa đạt được nhất trí về việc cắt giảm một nửa quân số Mỹ đồn trú tại Pakistan trong bối cảnh hai nước đang cố gắng hàn gắn mối quan hệ bị sứt mẻ sau vụ đặc nhiệm Mỹ mở chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden trên đất Pakistan mà không báo trước cho nước sở tại.Islamabad và Washington đã đạt được thỏa thuận cắt giảm một nửa số quân Mỹ đồn trú trên lãnh thổ Pakistan (Ảnh: Reuters)Theo thỏa thuận trên, số quân nhân Mỹ tại Pakistan sẽ chỉ còn từ 100 đến 150 người, giảm một nửa so với hiện nay là 300 người. Số lượng các chuyên gia huấn luyện đặc biệt cũng sẽ giảm từ 140 xuống dưới 10 người.Trong những năm qua, Mỹ đã nhiều lần tăng cường số quân đồn trú tại Pakistan nhằm phục vụ cho các chương trình đào tạo cho lực lượng quân sự và bán quân sự của nước này tại khu vực biên giới với Afghanistan. Với những khoản đầu tư lên đến hàng triệu USD, sự huấn luyện của Mỹ đã...... 14:03 | 22/09/2011
Gói kích thích kinh tế thứ ba của Mỹ - nỗi lo toàn cầu Ngày 4-9, phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn của Tạp chí Spiegel (Đức), bà Christine Lagarde người đứng đầu Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) kêu gọi Mỹ và các nước châu Âu xem xét các giải pháp kích thích nền kinh tế. Chỉ bốn ngày sau, sáng ngày 9-9 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ B.Obama đã đọc diễn văn tại phiên họp chung của lưỡng viện Quốc hội Mỹ thảo luận về vấn đề phục hồi kinh tế và tạo thêm việc làm.Theo bà Christine Lagarde, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm chạp, các khoản nợ công tăng cao, chỉ số tín nhiệm tín dụng của một số nước tụt hạng, hệ thống ngân hàng, nhất là các ngân hàng nắm giữ khối lượng lớn nợ công của chính phủ bị suy giảm niềm tin…Bà Christine Lagarde cũng kêu gọi các nước châu Âu điều chỉnh các chính sách khắc khổ của mình và thông qua các giải pháp mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Người đứng đầu IMF cũng bày tỏ mong muốn Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - cần đề xuất một kế hoạch tăng...... 14:30 | 12/09/2011
Phó Tổng thống Mỹ thăm và nói chuyện tại Đại học Tứ Xuyên Ngày 21/8, thăm và nói chuyện tại Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc), Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden đã khẳng định nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ không bao giờ "xù" nợ.Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden. (Nguồn: Getty Images)Trong bài phát biểu trước hàng trăm sinh viên, ông Biden khẳng định tăng trưởng của Trung Quốc cũng là yếu tố phát triển tích cực đối với Mỹ và toàn thế giới. Ông nhấn mạnh nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ không bao giờ bị vỡ nợ và Mỹ vẫn là điểm đầu tư tốt nhất, dù mức tín nhiệm vừa bị Hãng xếp hạng tín nhiệm S&P đánh tụt từ mức AAA xuống còn AA+.Một quan chức Mỹ dấu tên cho biết Trung Quốc và Mỹ đã ký nhiều thỏa thuận với tổng trị giá lên tới gần 1 tỷ USD trong chuyến thăm của ông Biden lần này. Hiện Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ.Ngoài ra, ông Biden cũng kêu gọi sự hợp tác giữa Washington và Bắc Kinh trong việc giải quyết "mối đe dọa" từ chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên và...... 15:43 | 22/08/2011
Vấn đề khủng hoảng nợ công tại Mỹ và các nước phát triển Tâm trạng lo âu của một nhà đầu tư chứng khoán Hàn Quốc trước biểu đồ chỉ số KOSPI tụt dốc. Vấn đề nợ công ở Mỹ và châu Âu đang bao phủ "những đám mây đen" trên bầu trời kinh tế thế giới. Tăng trưởng GDP thế giới đối diện nguy cơ suy thoái trở lại, và điều này đang thổi bùng lên các cuộc tranh luận về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu mới.Suy thoái, khủng hoảng toàn cầu liệu có xảy ra tiếp ?Cơ quan xếp hạng tín dụng S&P đã hạ mức tín nhiệm AAA của Mỹ xuống hạng AA+, do lo ngại về thâm hụt ngân sách, nâng trần nợ công của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây là lần đầu kể từ năm 1941 đến nay, một tuyên bố của S&P đã tạo ra một cú sốc kinh tế lớn, đe dọa vỡ nợ tại Mỹ (khối lượng công trái Mỹ đã lên tới 9.340 tỷ USD; nợ chính phủ theo đồng hồ đo nợ đã lên hơn 14.000 tỷ USD), cho dù vấn đề nợ công của các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) vẫn chưa...... 10:06 | 13/08/2011