Làm giàu từ những búp chè xanh LSO-Chị Hoàng Thị Chiêm sinh năm 1960, quê gốc ở xã Vân Mộng, huyện Văn Quan. Cách đây hơn 20 năm, chị vào huyện Đình Lập làm công nhân tại Nông trường chè Thái Bình (nay là Công ty Cổ phần chè Thái Bình). Gia đình chị là một trong những hộ có diện tích đất chè nhiều nhất trong vùng và đã làm giàu từ những cây chè. Tiếp chuyện chúng tôi, chị Chiêm tâm sự: năm 2007, chị vẫn tiếp tục nhận đất đồi để trồng chè, hiện gia đình chị có tổng diện tích 5.000 m2 đất chè, trong đó: 1.500 m2 đất chè Trung du và 3.500 m2 đất chè giống mới Ngọc Thúy. Trước đây gia đình chị chỉ trồng chè Trung du, hiệu quả kinh tế không cao lắm, năng suất khoảng 12 tấn chè tươi/ha, giá dao động quanh 8.000 đồng/kg, từ ngày Công ty Cổ phần chè Thái Bình đưa giống chè Ngọc Thúy mới về, năng suất cao hơn (15 tấn/ha) nên hiệu quả kinh tế từ cây chè cũng cao hơn nhiều. Nhờ vậy mà đời sống của nhiều gia đình trong đó có gia đình chị ngày một khá...... 09:59 | 14/11/2012
Làm giàu từ thú chơi thanh cảnh LSO-Ở xã Vũ Lễ nói riêng và huyện Bắc Sơn nói chung, nhiều người biết đến ông Nguyễn Văn Quyền, một lão nông, một cựu chiến binh đã gần đến cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng hàng ngày vẫn cặm cụi tỉa cành, tạo thế cho cây. Ông làm việc đó đã bao năm nay với tất cả niềm say mê thú chơi thanh cảnh. Và niềm say mê đó đã đem đến cho ông và gia đình một cuộc sống khá giả với hàng trăm cây xanh trị giá hàng tỷ đồng thường trực trong vườn nhà.Sinh năm 1946, năm 23 tuổi, ông Quyền lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại Sư đoàn 571, Quân khu Trị Thiên. Sau 9 năm quân ngũ, ông chuyển ngành về Lâm trường Bắc Sơn. Năm 1981, được Nhà nước phân hơn 4 sào đất, ông vừa công tác vừa trồng rừng và các loại cây ăn quả để có thêm thu nhập. Trong quá trình trồng rừng, ông rất thích thú với các loại cây cảnh và bắt đầu lấy cây ở rừng về trồng. Năm 1991, nghỉ hưu, ông dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về cách trồng...... 10:31 | 14/09/2012
Làm giàu từ hai bàn tay trắng LSO-Ông Lộc Văn Liệu thôn Pò Vèn, xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình là một nông dân cần cù lao động và làm giàu nhờ kết hợp mô hình chăn nuôi và trồng trọt, có mức thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng/năm. Ông là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã và huyện. Xuất thân trong một gia đình làm nông nghiệp lâu năm, ông Lộc Văn Liệu đã có không ít kinh nghiệm trong việc sản xuất lúa, trồng màu, chăn nuôi và trồng rừng. Từ chỗ không có đồng vốn để sản xuất, năm 1994 thông qua Hội Nông dân xã, ông được vay 500.000 đồng từ Ngân hàng CSXH huyện. Với sự cần cù chịu khó và năng động trong cách nghĩ, cách làm ông đã nuôi lợn thịt, cho xuất chuồng 12 con/năm, ngoài ra ông trồng 3 sào dưa hấu. Bằng số vốn và lãi quay vòng từ chăn nuôi, trồng trọt, nắm bắt được thị trường mua bán lợn giống năm 2004 ông đã mở rộng quy mô chăn nuôi, nuôi thêm 2 con lợn nái, mỗi năm cho xuất chuồng 40 con lợn giống. Với số lãi tích...... 10:18 | 13/09/2011
Làm giàu từ trồng cây ăn quả (LSO) - Bà Phùng Thị Bử, sinh năm 1975, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Rừng Cấm, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng được biết đến là một phụ nữ năng động, biết phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế bằng mô hình trồng cây ăn quả tổng hợp. Qua đó,... 08:43 | 01/06/2020
Phạt tù vì làm lộ đề thi Ngày 25-4, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã kết thúc phiên tòa xét xử Đỗ Thái Sơn (sinh năm 1958, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm kỹ năng thực hành cơ giới đường bộ thuộc Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải T.Ư I) cùng năm đồng phạm bị truy tố về tội "Chiếm đoạt, mua bán tài liệu của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội".Ngày 25-4-2010, Trung tâm lao động nước ngoài phối hợp Cục quản lý lao động ngoài nước tổ chức đợt kiểm tra, sát hạch tiếng Hàn cho những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc. Sơn chủ mưu, rủ năm người khác là cán bộ, giáo viên Trường Cao đẳng nghềGiao thông vận tải T.Ư I, tìm cách lấy đề kiểm tra, giải đề và nhắn lời giải cho các thí sinh dự thi. Sơn và các đồng phạm đã nhận hơn 1,1 tỷ đồng và 12.500 USD từ hơn 200 thí sinh. Hành vi của Sơn và các đồng phạm đã bị lực lượng bảo vệ phát hiện. Hội đồng xét xử đã tuyên án phạt Đỗ Thái Sơn 24 tháng tù giam, Phạm...... 08:41 | 26/04/2011
Làm giàu từ trang trại chăn nuôi LSO- Nguyễn Văn Giáp (sinh năm 1984), sinh ra và lớn lên ở thôn Voi Xô, xã Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng. Hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, bố mất sớm, các em còn nhỏ, thu nhập chỉ đủ ăn, có việc gì cần đến tiền đều trông vào việc bán thóc gạo của gia đình. Nhà có 3 anh em, Giáp là con cả nên sớm phải gánh vác việc gia đình, anh tâm sự “học hết lớp 9, do hoàn cảnh gia đình, tôi phải nghỉ học ở nhà phụ giúp mẹ làm kinh tế, nuôi các em ăn học“. Trước gia cảnh như vậy, người thanh niên trẻ này đã trăn trở ngày đêm với suy nghĩ làm thế nào để cải thiện cuộc sống gia đình, làm thế nào để mẹ đỡ vất vả hơn, các em có điều kiện học hành tiến bộ. Trước sự trăn trở đó, năm 2000 anh quyết định bắt tay vào xây dựng kinh tế gia đình bằng việc mua gà về nuôi. Tuy nhiên, vì thiếu kiến thức cần thiết về KHKT trong chăn nuôi nên ngay trong lứa gà đầu tiên anh đã bị thất bại....... 08:30 | 23/09/2010
Người tự nguyện làm dâu trăm họ LSO-Ngồi lẫn với các đại biểu về dự hội nghị là một phụ nữ nhỏ nhắn, khuôn mặt hiền hậu, mắt lấp lánh ánh cười. Đó là chị Phùng Thị Kim trú tại khu Sơn Hà, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình. Chị Kim vốn xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó, lại không được học hành đến nơi, đến chốn, lấy chồng cuộc sống tuy có khá giả hơn nhờ làm ăn chăm chỉ và khéo thu vén nhưng cũng chỉ gọi là đủ ăn. Năm học 2006-2007, Trường Tiểu học thị trấn Na Dương có chủ trương mở thí điểm một lớp bán trú cho 20 học sinh. Nhà trường tổ chức họp phụ huynh, thông báo tìm người nấu ăn cho các cháu. Chị Kim là phụ huynh có con học lớp 2 tại trường, đã tự nguyện nhận công việc này mà không nhận thù lao với suy nghĩ mộc mạc đầy tính nhân văn: “Vì tôi thấy phần lớn học sinh của trường là con em nông dân và con em của những người đi gánh gạch thuê, phải lao động vất vả lại rất nghèo mà tôi thì vẫn có...... 07:59 | 22/09/2010
Làm giàu từ hai bàn tay trắng Đó là chàng thanh niên dân tộc Tày Hoàng Văn Khánh, quê ở thôn Đồng Chùa, xã Bằng Mạc, huyện Chi Lăng. Nhưng ít ai biết chỉ vài năm trước đây, hộ gia đình anh là một hộ còn nghèo trong xã, đời sốnggặp nhiều khó khăn.Là con trưởng trong một gia đình đông anh em, nhà ít đất nông nghiệp nên đời sống kinh tế của gia đình Khánh gặp rất nhiều khó khăn. Sớm có ý thức vươn lên để thoát nghèo cho bằng được, tháng 6/2005, được sự giúp đỡ của Hội LHTN huyện Chi Lăng và xã Bằng Mạc; sự quan tâm của Ban xóa đói giảm nghèo và đặc biệt Ngân hàng Chính sách xã hội huyện có chương trình hỗ trợ, tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên vay vốn phát triển kinh tế, Hoàng Văn Khánh đã mạnh dạn đề xuất với gia đình vay 5 triệu đồng để đầu tư vào chăn nuôi. Với số vốn ban đầu “quá ít ỏi” anh đã mua hơn 200 con vịt nuôi, cung cấp trứng và thịt cho thị trường trong xã và huyện. Sau 1 năm, thấy công việc kinh doanh đạt hiệu...... 10:37 | 06/01/2010
Dân quân tự vệ làm dân vận LSO-Thực hiện Chỉ thị 773/2001/CT-QP của Bộ Quốc phòng về “Đẩy mạnh công tác dân vận của dân quân tự vệ (DQTV) trong tình hình mới”; thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm giáo dục chính trị, tư tưởng trong lực lượng DQTV; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và lời dạy của Bác “dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Qua đó, góp phần xây dựng cơ sở chính trị ngày càng vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh.... 13:56 | 21/03/2018
Bước tiến mới từ Luật Lâm nghiệp Thương mại gỗ, đồ gỗ trong nước và trên thế giới tăng trưởng mạnh. Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 5 thế giới và số 1 châu Á trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ và lâm sản. Năm 2018, dự kiến xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 9,3 tỷ USD. Dự kiến năm... 08:24 | 29/11/2018