Phát triển du lịch làng nghề ở Bắc Ninh Bắc Ninh là vùng đất văn hiến, có bề dày truyền thống văn hóa và thường được xem là trung tâm của những lễ hội dân gian, nơi có hai di sản văn hóa của nhân loại: dân ca Quan họ Bắc Ninh và ca trù. Không những vậy, Bắc Ninh còn là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Đây là tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của du khách và các hãng lữ hành.Hầu hết các làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử phát triển lâu dài, thậm chí đã tìm thấy dấu tích làng nghề từ những thế kỷ trước công nguyên. Ở thiên niên kỷ sau công nguyên, đã hình thành những trung tâm làng nghề bao quanh thủ phủ Luy Lâu - Long Biên. Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, nhất là thời Lý - Trần - Lê, nghề thủ công và các làng nghề phát triển rộng khắp. Làng nghề thủ công ở đây thật sự phong phú, đa dạng từ việc chế biến nông sản, thực phẩm làm các món ăn đặc sản, sản xuất các vật dụng gia đình, chế biến...... 14:05 | 23/02/2011
Vãn cảnh di tích, danh thắng xuân Xứ Lạng LSO-Từ lâu, Lạng Sơn vẫn luôn tự hào là vùng đất có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng đi vào thơ ca, là điểm dừng chân tham quan, du lịch của nhiều đoàn du khách gần xa. Xuân về vãn cảnh di tích, danh thắng (DT - DT) trên quê hương Xứ Lạng, mỗi người chắc chắn sẽ cảm nhận được nhiều điều ý nghĩa.Tiêu biểu di tích, danh thắng Xứ Lạng Đối với các đoàn du khách, thành phố Lạng Sơn (TPLS) luôn là một điểm dừng chân thú vị. Bởi nơi đây, du khách có thể trải nghiệm nhiều nội dung trong hành trình. Trong đó, nội dung vãn cảnh các DT- DT luôn được du khách dành thời gian đáng kể. Hầu như những ai mới đến Lạng Sơn lần đầu thì cũng đều hỏi về các địa danh trong câu “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”. Cũng phải thôi, bởi đây là những địa danh đã gắn liền với dặm dài công cuộc dựng xây, phát triển và trưởng thành của TPLS nói riêng, quê hương Xứ Lạng nói chung....... 08:51 | 17/02/2011
Nét đặc sắc của hội lồng tồng Xứ Lạng LSO-Lễ hội lồng tồng là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng được tổ chức vào tháng Giêng âm lịch hàng năm với mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đây là dịp để bà con các dân tộc nơi đây cùng nhau vui chơi, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ... thể hiện tính đoàn kết cộng đồng. Họ cùng nhau tham dự lễ hội cầu cho một năm cũ qua đi mang theo những rủi ro, bất trắc và mở ra một năm mới no ấm, sung túc hơn. Nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Thời gian tổ chức tùy theo từng nơi, ấn định cho phù hợp với địa hình. Các địa phương gần nhau thì có thể thỏa thuận chọn ngày khác nhau để có điều kiện giao lưu, trao đổi.Thi giã gạo - gói bánh, một trò chơi dân gian trong ngày hội xuân tại xã Quỳnh Sơn (Bắc Sơn) - Ảnh: Thanh LuyệnTrước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm làng sạch sẽ, chuẩn bị đồ ăn thức uống để đón khách. Vào ngày hội xuống...... 09:30 | 14/02/2011
Hồi Xứ Lạng: Mùa bội thu, giá tuột dốc LSO-Cứ theo chu kỳ, cỡ độ 2-3 năm mới có một năm cây hồi sai quả. Năm nay có thể coi là một năm bội thu đối với người trồng hồi, thế nhưng giá thu mua lại xuống dốc không phanh. Quy luật được mùa, rớt giá tiếp tục xảy ra đối với loại cây đặc sản của Xứ Lạng. Thu mua hồi ở Văn Quan - Ảnh: Khánh LyMùa này ở Văn Quan, hồi được phơi thành dãy, chạy dài từ thị tứ Điềm He, qua Tu Đồn, Xuân Mai, Yên Phúc…Phải mất 2 vụ, người Văn Quan mới lại được 1 vụ hồi, thế nên ai cũng háo hức. Anh Nông Văn Huy, ở Yên Phúc, “rốn hồi” của Văn Quan, hào hứng: nhà mình trồng 2ha, nếu như năm trước chỉ được dăm tạ, thì năm nay, chí ít cũng phải được 2 tấn, được mùa to. Trước đó, thời gian giữa năm, hiện tượng bọ ánh kim gây hại trên hồi khiến nhân dân địa phương rất lo lắng. Theo thống kê, toàn huyện có hàng trăm ha hồi nhiễm bọ ánh kim, trong đó trên 200ha bị gây hại mạnh. Thế nhưng rất may là...... 14:34 | 11/09/2012