Phát triển ngành mây tre chưa tương xứng với tiềm năng Ở nước ta ngành mây, tre gắn liền với cuộc sống của gần 24 triệu người đồng bào dân tộc miền núi sinh sống trong và gần rừng. Trong đó hơn một triệu người sống ở các gia đình có thu nhập từ mây, tre. Tuy nhiên, việc trồng, khai thác, chế biến sản phẩm từ mây, tre ở nước ta vẫn chưa khai thác hết tiềm năng…Hiện nay, diện tích tre nứa toàn quốc là gần 1,4 triệu ha (chiếm 10,5% diện tích rừng toàn quốc). Về tài nguyên song mây, ước tính nước ta có khoảng 30 loài song mây (trong đó có 10 loại có giá trị kinh tế cao) thuộc sáu chi, phần lớn diện tích được phân bố và khai thác chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc, Đồng Nai, Quảng Nam…Điều đáng nói là tre nứa, song mây có biên độ sinh thái rộng, có khả năng gây trồng tập trung ở các vùng đồi núi, đồng thời có thể gây trồng phân tán. Không những vậy, việc trồng, khai thác, chế biến tre nứa, song mây đang góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo,...... 08:14 | 09/12/2010
Phát triển năng lượng tái tạo để cân bằng nguồn điện Trước tình trạng nguồn năng lượng truyền thống không tái tạo như thủy năng, dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá, năng lượng hạt nhân, ngày càng cạn kiệt, việc nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, khí sinh học và sinh khối, địa nhiệt, thủy triều, sóng biển đang trở nên nhu cầu cấp bách của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế thế giới.Tuy nhiên, việc phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam còn chậm so với nhiều nước...Tại hội thảo Năng lượng tái tạo & Môi trường Thái Lan-Việt Nam do Cục Hội nghị và Triển lãm Thái Lan (TCEB), Tập đoàn UBM của Anh tại Thái Lan và Công ty cổ phần Hội chợ&Triển lãm (Vinexad) phối hợp tổ chức ngày 24/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia Việt Nam và Thái Lan đã đề cập các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo bền vững tại Việt Nam. Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn: Internet)Thực trạng sản xuất điện từ năng lượng tái tạo ở Việt NamĐiện gió: các dự án điện gió không nối lưới đã xây dựng,...... 10:23 | 28/11/2010
Chương trình 120 thúc đẩy các xã biên giới phát triển LSO- Qua 7 năm thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt – Trung theo Quyết định 120/2003/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ, có thể khẳng định tình hình kinh tế-xã hội thuộc các xã biên giới của Lạng Sơn đã có nhiều khởi sắc. Đến nay, 21/21 xã, thị trấn biên giới đã có đường giao thông đến trung tâm xã, có điện lưới quốc gia, có trạm thu phát sóng phát thanh, có trường lớp học kiên cố. Kết quả đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giữ vững ổn định an ninh biên giới trên địa bàn tỉnh. Về kết quả thực hiện Chương trình 120 trên địa bàn xã biên giới Đội Cấn, huyện Tràng Định trong những năm qua, ông Ấu Văn Cương, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, từ khi xã được thụ hưởng Chương trình 120 về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, hệ thống cơ sở hạ tầng của xã đã ngày càng khá hơn, nhiều dự án đầu tư...... 08:32 | 19/11/2010
Phối hợp hoạt động trong phát triển kinh tế tập thể Ngày 18-11, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Đào Xuân Cần và Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân ký kết Chương trình phối hợp hoạt động trong phát triển kinh tế tập thể, giai đoạn 2011-2012.Theo đó, trong lĩnh vực việc làm và dạy nghề, hai bên phối hợp tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện có hiệu quả dự án vay vốn tạo việc làm, bảo đảm nguồn vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, thu hút và giải quyết nhiều việc làm mới cho người lao động. Tạo điều kiện để có nhiều cơ sở kinh tế hợp tác, HTX tiếp cận và được vay vốn từ Quỹ quốc gia việc làm; Phối hợp nghiên cứu xây dựng các mô hình và thực hiện thí điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các làng nghề truyền thống. Tăng cường các hoạt động kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện lao động, hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tiếp tục tạo điều kiện để Liên minh...... 07:50 | 19/11/2010
Cần xây dựng kế hoạch phát triển các giống vật nuôi Hằng năm nước ta phải nhập khẩu nhiều giống vật nuôi từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực, việc nhập khẩu giống mới cũng gây ra nhiều hệ lụy cho ngành chăn nuôi. Mặc dù Việt Nam là quốc gia có nhiều giống vật nuôi, nhưng phần lớn các giống này đều có năng suất thấp, thời gian nuôi dài, do vậy ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, nước ta đã phải nhập khẩu một số giống lợn, vịt, gà, bò Lang trắng đen, trâu Murah... Còn đến thời điểm hiện nay thì hàng trăm giống mới đã và đang được du nhập vào nước ta, không chỉ có bò, dê, gà mà cả ong, tằm... cũng phụ thuộc vào nước ngoài. Ngoài các giống vật nuôi, hằng năm một số giống gia súc, gia cầm mới vẫn được nhập khẩu vào nước ta để nuôi khảo nghiệm. Số liệu thống kê nêu trên cho thấy hầu hết các giống vật nuôi phổ biến của thế giới đã có mặt ở Việt Nam. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2000 - 2010, hằng năm...... 08:02 | 11/11/2010
Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1918/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng. Cơ quan thường trực của Hội đồng là Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.Hội đồng có chức năng tư vấn cho Thủ tướng về cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển DNNVV trong cả nước. Cụ thể là định hướng chiến lược và kế hoạch phát triển DNNVV phù hợp định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; các biện pháp, giải pháp và chương trình trợ giúp phát triển DNNVV nhằm tăng cường năng lực và nâng cao sức cạnh...... 08:19 | 05/11/2010
Ngoại giao kinh tế: Đòn bẩy để Lạng Sơn phát triển LSO-Mặc dù còn nhiều khó khăn song năm 2010, Lạng Sơn tiếp tục có những bước tiến quan trọng trong công tác đối ngoại, nổi bật trong đó phải kể đến các hoạt động ngoại giao kinh tế (NGKT). Bên cạnh phát huy nội lực, việc tranh thủ ngoại lực thông qua con đường NGKT đã tạo thành đòn bẩy, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đất nước.Trong các thập kỷ gần đây, NGKT luôn được coi là một bộ phận quan trọng của ngoại giao Việt Nam nói chung. Là tỉnh biên giới có các cửa khẩu quốc tế và quốc gia, cửa ngõ giao thương quan trọng của Việt Nam và của ASEAN với Trung Quốc, lại nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng, Lạng Sơn luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động NGKT nhằm tranh thủ ngoại lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội.Bốc xếp hàng nhập khẩu tại Cửa khẩu Hữu NghịTiếp tục khai thác và phát huy các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế, chính trị trong giao thương, dịch vụ trong nước và...... 15:13 | 03/11/2010
Hữu Lũng: làm đường GTNT thúc đẩy phát triển KT-XH LSO-Là một huyện phía Nam của tỉnh Lạng Sơn, Hữu Lũng có hệ thống giao thông (GT) từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã và cụm xã cơ bản thuận tiện. Các tuyến đường liên xã, liên thôn từng bước được đầu tư mở rộng. Với hệ thống đường GT hiện có (700,55km, trong đó, quốc lộ 1A: 26km; đường tỉnh: 100,15km; đường huyện: 74km; đường nội thị: 12,4km; đường liên xã, liên thôn: 488km. Tuyến đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn chạy qua có tổng chiều dài:25km), trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 38/2005/NQ-HĐND ngày 5/8/2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về phê duyệt Đề án phát triển giao thông nông thôn (GTNT) giai đoạn 2006-2010, nhiều tuyến đường, cây cầu đã được nâng cấp, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng của địa phương.Xe chở quá tải trọng - một trong những nguyên nhân làm đường giao thông bị xuống cấp nhanh chóngĐể triển khai thực hiện Nghị quyết có hiệu quả, hàng năm Huyện ủy, UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND các xã, thị...... 09:57 | 29/10/2010
Bình Thuận phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững Bình Thuận là một trong những "vựa cá" lớn của nước ta và lâu nay, thủy sản luôn là ngành kinh tế "mũi nhọn" ở vùng đất cực Nam Trung Bộ này. Phát triển toàn diện ngành thủy sản theo hướng bền vững là cách mà Bình Thuận tiếp tục chọn lựa để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương...Phát triển năng lực đánh bắtVới bờ biển dài 192 km, vùng lãnh hải rộng hơn 52 nghìn km2, có huyện đảo Phú Quý cách đất liền 56 hải lý, Bình Thuận có ngư trường thuận lợi, giàu nguồn lợi thủy sản nhất nước ta. Theo khảo sát của ngành thủy sản, khả năng cho phép khai thác hải sản các loại ở vùng biển Bình Thuận từ độ sâu 50 m trở vào bờ có thể hơn 120 nghìn tấn/ năm.Được thiên nhiên ưu đãi, bao đời nay, một bộ phận lớn dân cư vùng biển Bình Thuận đã xem biển như là "nồi cơm chung" và khai thác, đánh bắt hải sản luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của cả tỉnh. Theo đà phát triển và được sự khuyến khích...... 08:49 | 27/09/2010
Phát triển lâm sản ngoài gỗ: Những ý kiến tâm huyết Phát triển lâm sản ngoài gỗ: Tiềm năng bỏ ngỏ (Kỳ I)LSO-Trong hội nghị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây lâm sản ngoài gỗ do UBND tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Bộ NN&PNT tổ chức vừa qua, các đại biểu đã được tận mắt chứng kiến những sản phẩm công nghệ cao như dầu ăn, dầu thơm, nước hoa…được chế biến từ lâm sản ngoài gỗ. Cũng thông qua hội nghị này, nhiều ý kiến tâm huyết về phát triển lâm sản ngoài gỗ tại Lạng Sơn đã được chia sẻ. Đây cũng là dịp để những người làm lâm nghiệp Lạng Sơn có dịp tiếp cận với những thông tin hữu ích cho phát triển lâm sản ngoài gỗ.Các sản phẩm chế biến từ lâm sản ngoài gỗHơn quá nửa đời người gắn bó với ngành nông nghiệp, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn luôn trăn trở với việc phát triển nông lâm nghiệp, trong đó có lâm sản ngoài gỗ đối với các tỉnh miền núi, đặc biệt sự quan tâm đó hướng nhiều tới Lạng Sơn. Nguyên Phó Thủ tướng phân tích: Bản chất của sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở...... 08:52 | 14/09/2010