Hợp tác năm tỉnh, thành phố trên tuyến hành lang kinh tế Việt - Trung Ngày 25-11, tại TP Lào Cai đã diễn ra Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế Việt - Trung, với sự tham gia của năm tỉnh, thành phố là: Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc).Sau sáu năm hình thành và phát triển, năm tỉnh, thành phố trên tuyến đã triển khai nhiều nội dung hợp tác phong phú, chất lượng để nắm bắt thời cơ, ứng phó thách thức. Nổi bật là lĩnh vực hợp tác đầu tư và trao đổi thương mại; giao lưu văn hóa, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác về giao thông vận tải; du lịch... Hằng năm, nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của mỗi địa phương, trong đó, việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài luôn được các địa phương quan tâm triển khai thực hiện tốt. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 21 dự án FDI của các nhà đầu tư Trung Quốc, với tổng vốn cam kết đạt 408 triệu USD; TP Hà Nội có 166...... 08:55 | 26/11/2010
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ bản trong khu kinh tế cửa khẩu LSO-Sau gần 2 năm kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động, cho đến nay các hạng mục, dự án trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đang tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Một khu kinh tế cửa khẩu năng động, khu kinh tế động lực của tỉnh Lạng Sơn và của cả khu vực phía Bắc đang dần hình thành một cách rõ nét.Bước vào năm 2010, Ban quan ký Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được giao kế hoạch xây dựng gồm 21 dự án, trong đó có 7 dự án chuẩn bị đầu tư, 7 dự án khởi công mới và 7 dự án chuyển tiếp từ năm 2009 với tổng số vốn trên 34,6 tỷ đồng, bao gồm nguồn vốn đầu tư Khu kinh tế cửa khẩu 33,91 tỷ đồng cho 20 danh mục dự án và 700 triệu từ nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương cho 1 dự án. Ông Lăng Văn Thạu, Phó Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đánh giá:...... 13:56 | 01/11/2010
Đoàn Kinh tế Quốc phòng 338: Trồng mới gần 3.200 ha rừng phòng hộ LSO-Đứng chân trên địa bàn 3 huyện biên giới của Lạng Sơn: Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập, từ năm 2001, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 338 đã chủ động phối hợp với chính quyền các địa phương lập dự án trồng rừng phòng hộ trong khu kinh tế quốc phòng Mẫu Sơn. Chăm sóc tốt cây thông giống để phát triển rừng - Ảnh: N.Đ.BĐến nay, Đoàn đã trồng mới và chăm sóc được gần 3.200ha rừng phòng hộ khu vực xung yếu trên địa bàn 7 xã: Cao Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn-huyện Cao Lộc, Mẫu Sơn, Yên Khoái-huyện Lộc Bình, Bính Xá, Bắc Xa, Kiên Mộc-huyện Đình Lập.Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, trong năm 2010, Đoàn đã khảo sát,lập báo cáo kinh tế dự án trồng rừng phòng hộ giai đoạn 2011-2020 với diện tích 4.000 ha trình Bộ Quốc phòng phê duyệt....... 10:10 | 01/01/2000
Ðặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng thành tập đoàn kinh tế mạnh Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD), tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, xác định nhiệm vụ chính trị chủ yếu của Tập đoàn HUD trong giai đoạn 2011 - 2015 là: Tập trung nguồn lực, phát huy năng lực, kinh nghiệm, thương hiệu, đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng thành tập đoàn kinh tế mạnh.Công ty mẹ - Tập đoàn và các tổng công ty thành viên triển khai thành công chương trình phát triển nhà ở của Tập đoàn đến năm 2015 với mục tiêu hoàn thành 12,5 triệu m2 sàn nhà ở tại các dự án khu đô thị mới thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có 10% là nhà ở xã hội.Nền tảng vững chắcTổng kết 10 năm đổi mới và phát triển của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) theo mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước (tháng 6-2000 - tháng 6-2010) đã rút ra ba bài học thành công:- Thứ nhất: Xây dựng mô hình khu đô thị mới đồng...... 08:55 | 27/08/2010
Tái cơ cấu nền kinh tế theo lợi thế so sánh từ nông nghiệp Những định hướng giải pháp chủ yếu đưa nền kinh tế nước ta vượt qua khó khăn, hướng tới phát triển nhanh và bền vững đã được Hội nghị BCH T.Ư lần thứ 3 (khóa XI) thông qua.Căn cứ kết luận này và tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai, khóa XIII các trọng tâm về cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Chúng ta đã biết lợi thế hiện nay của nền kinh tế nước ta là có khả năng sản xuất và cung ứng nhiều hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhóm hàng nông lâm thủy sản theo Báo cáo của Chính phủ tại thời điểm năm 2011 chiếm tỷ trọng 20,6% (số tuyệt đối là 19,085 tỷ USD) nhưng đến năm 2015 và 2020 thì tỷ trọng giảm còn 17,7% và 13% nhưng số tuyệt đối đạt 22,47 và 27,81 tỷ USD. Căn cứ vào Quy hoạch sử dụng đất đến năm...... 08:33 | 16/11/2011
Cơ cấu lại nền kinh tế: Lô-gích hành động và cách tiếp cận Thực tế chỉ ra rằng, không đổi mới mô hình tăng trưởng thì trong giai đoạn tới, nền kinh tế nước ta khó tránh khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Vì vậy, chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020 có một mục tiêu rõ ràng là phải làm cho đất nước tránh sa vào bẫy thu nhập trung bình.Đây là một mục tiêu thể hiện tầm nhìn chiến lược và mang tính thực tiễn cao. Căn cứ vào các điều kiện thực tế, đây cũng thật sự là mục tiêu khó đạt nhất. Yêu cầu này đã được diễn đạt thành một công thức hành động rõ ràng tại Đại hội Đảng XI: đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.Cấp thiết đổi mới mô hình tăng trưởngĐể thay đổi mô hình tăng trưởng, trước hết phải nhận diện chính xác thực chất và hậu quả mà nó gây ra. Động cơ thúc đẩy tăng trưởng trong mô hình hiện tại gồm: chủ nghĩa thành tích (ảo) cùng các lợi ích cục bộ ngắn hạn (lợi ích mang nặng tính đầu cơ, chụp giật). Các trụ cột của mô hình tăng...... 08:17 | 02/11/2011
Cảnh báo các yếu tố làm chệch hướng phục hồi kinh tế thế giới Như Báo Nhân Dân đã đưa tin, Hội nghị mùa xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 16-4 đã kết thúc sau hai ngày làm việc, tại Oa-sinh-tơn (Mỹ).Các nhà lãnh đạo tài chính thế giới cảnh báo bốn nguy cơ có thể làm chệch hướng quá trình phục hồi kinh tế thế giới, gồm: giá lương thực tăng cao; tỷ lệ thất nghiệp tăng; diễn biến khó lường của cuộc khủng hoảng nợ công tại các nước khu vực đồng ơ-rô và cuộc khủng hoảng chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi. Trong đó, giá lương thực tăng cao là thách thức lớn nhất. WB kêu gọi thế giới đặt vấn đề an ninh lương thực lên hàng đầu, vì tính biến động của lương thực gây bất lợi nhiều nhất cho người nghèo và dễ bị tổn thương. IMF khẳng định, dù đạt nhiều tiến triển tích cực năm 2010, nhưng nền kinh tế thế giới vẫn đối mặt các yếu tố có thể làm tổn thương sự phục hồi, đòi hỏi các nước có những hành động tin cậy nhằm đối phó thách thức đang đặt...... 09:13 | 18/04/2011
Tăng trưởng kinh tế và thách thức bảo vệ môi trường ở Ðồng Nai Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an bắt quả tang Công ty Sonadezi Long Thành (Đồng Nai) xả nước thải có mùi hôi nồng nặc ra rạch Bà Chéo (thông với sông Đồng Nai). Là một tỉnh phát triển kinh tế năng động, trong đó có công nghiệp, tuy vậy Đồng Nai đang đứng trước những thách thức lớn về bảo vệ môi trường. Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, tỉnh Đồng Nai đã đề ra hàng loạt giải pháp với thông điệp: "các doanh nghiệp (DN) nếu gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý nghiêm minh".Sức ép từ môi trườngVới tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Đồng Nai từ hai con số trở lên, nhất là quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh đã gây sức ép không nhỏ đối với môi trường. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) Đồng Nai, trung bình mỗi ngày tổng lượng nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 114.800 m3 (trong số này đã xử lý khoảng 70%); nước thải sinh hoạt 190 nghìn m3/ngày (chưa...... 09:01 | 19/01/2012
Ông Bâu phát triển kinh tế đồi rừng gắn với bảo vệ biên giới LSO-Từ năm 2003 trở lại đây, ông Triệu Văn Bâu đã nhận gần 9 ha đất giáp biên để trồng rừng và gắn với công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. ... 13:49 | 06/10/2016