Yêu cầu tổ hợp JGCS chấn chỉnh nhà thầu SI C&E Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu tổ hợp nhà thầu JGCS tuân thủ Thông tư số 01/2012/TT-BXD ngày 8-5-2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thầu và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Bộ yêu cầu tổ hợp nhà thầu này xem xét, chấn chỉnh hoặc chấm dứt hợp đồng với Công ty SI C&E vì không chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam.... 08:39 | 15/10/2014
TP Hồ Chí Minh hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sản xuất máy may tại Công ty TNHH Juky Việt Nam (Khu chế xuất Tân Thuận, TP Hồ Chí Minh). * Long An tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng Thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế thành phố - một trong sáu giải pháp mang tính đột phá, Thành ủy TP Hồ Chí Minh tập trung lãnh đạo đưa tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân của các ngành dịch vụ bình quân 13%/năm trong năm năm tới.Tập trung phát triển ở chín nhóm ngành dịch vụ chủ yếu có tiềm năng và là thế mạnh của thành phố, bố trí và hình thành các trung tâm tổng hợp và chuyên ngành về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế kỹ thuật cao, văn hóa, giải trí... Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế thành phố.Trong lĩnh vực công nghiệp, Thành ủy TP Hồ Chí Minh chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, công nghiệp...... 08:55 | 18/04/2012
Tăng cường quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt Để thực hiện hiệu quả Thông tư 32, thiết nghĩ, ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, huấn luyện, nâng cao ý thức về an toàn lao động cho người sử dụng, người tham gia vận hành các thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Đẩy mạnh và tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thường xuyên các đơn vị để họ thực hiện nghiêm túc việc đăng ký và kiểm định máy móc, thiết bị theo quy định. Có như vậy, Thông tư 32 mới phát huy hiệu quả và góp phần thiết thực vào công tác đảm bảo an toàn lao động trên địa bàn tỉnh.... 09:17 | 12/04/2012
Tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo lộ trình phù hợp Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam với nhiệm vụ là kênh dẫn vốn trung và dài hạn của nền kinh tế, góp phần hỗ trợ tiến trình cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển.Trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, hoạt động của thị trường này chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đối với nhiệm vụ của TTCK. Điều này đang đặt ra yêu cầu cấp bách tái cấu trúc TTCK một cách đồng bộ, mạnh mẽ.Tái cấu trúc công ty chứng khoán - tâm điểm của TTCKCông ty chứng khoán (CTCK) là định chế tài chính trung gian đóng vai trò là mắt xích quan trọng kết nối nhiều thành viên trên TTCK... Với vai trò quan trọng như vậy cho nên CTCK trở thành đối tượng đầu tiên tiến hành tái cấu trúc mặc dù đề án tái cấu trúc TTCK vẫn đang trong quá trình xây dựng.Theo công bố của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), tính đến hết năm 2011, cả nước có 65/105 CTCK báo lỗ, 71/105 CTCK...... 10:00 | 21/03/2012
Những vấn đề đặt ra trong quá trình tái cấu trúc Vinacomin Sau hơn năm năm thực hiện theo mô hình tập đoàn kinh doanh, Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã chuyển đổi tất cả các công ty con sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Các công ty sau khi sắp xếp lại đều hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc tái cấu trúc tập đoàn này trong tình hình hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề mới, cần các biện pháp mạnh mẽ để giúp Vinacomin tăng trưởng ổn định, bền vững.Những "bài toán" khóThời gian qua, mô hình tăng trưởng của Vinacomin là đẩy mạnh xuất khẩu than chủ yếu dựa vào thế mạnh cạnh tranh về giá rẻ. Với gần 50% sản lượng than hằng năm được xuất khẩu nhưng việc đầu tư tái sản xuất mở rộng của ngành rất thấp. Qua hơn 16 năm phát triển (từ mô hình Tổng công ty 91 đến mô hình tập đoàn), Vinacomin đã nhiều lần tổ chức lại sản xuất ở các cấp độ, quy mô khác nhau, nhưng hiệu quả chưa thật sự rõ nét. Vì thế, việc tái cấu trúc tập đoàn hiện nay là đòi hỏi khách quan,...... 08:14 | 16/03/2012
Tái cấu trúc các ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội Trong những năm gần đây, công nghiệp nói chung, các ngành công nghiệp chủ lực nói riêng của Hà Nội phát triển chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng, thế mạnh vốn có của Thủ đô. Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé, vốn ít, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh còn thấp, ít sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Để khắc phục tình trạng này, Hà Nội đang triển khai giải pháp tái cấu trúc các ngành công nghiệp chủ lực.Trong những năm qua, sáu ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội, gồm: dệt may; chế biến nông sản, thực phẩm; hóa chất; cơ khí chế tạo; điện tử viễn thông và công nghệ thông tin đã có bước phát triển đáng ghi nhận, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thành phố. Các doanh nghiệp ngành công nghiệp chủ lực đóng góp 60% giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút 50% tổng số lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn, trong đó có nhiều lao động tri thức, có trình độ kỹ thuật. Phần lớn các doanh nghiệp coi...... 09:08 | 09/03/2012
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước thông qua xử lý nợ Trong thực tiễn xử lý các vấn đề tồn đọng của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tình trạng nhiều DNNN có nợ tồn đọng lớn, thua lỗ nhiều năm, mất hết (thậm chí âm vốn) vốn chủ sở hữu, mất khả năng thanh toán... diễn ra khá phổ biến.Với những khó khăn như đã nói trên, nhiều DNNN không đủ điều kiện thực hiện cổ phần hóa (CPH), hoặc tuy đã chuyển đổi sang công ty cổ phần (CTCP) nhưng nợ tồn đọng và các tồn tại về tài chính từ thời DNNN để lại không được xử lý triệt để... Hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) giảm sút, nợ đọng lớn, mất khả năng thanh toán nợ. Từ đó doanh nghiệp (DN) lâm vào tình trạng không thanh toán được nợ (chủ yếu là nợ các ngân hàng) đến hạn, bị cắt mọi quan hệ tín dụng, không còn vốn để duy trì hoạt động.Về phía các ngân hàng thương mại, để xử lý nợ xấu, chỉ có thể sử dụng hai phương thức: đưa ra tòa án yêu cầu phá sản DN để thu nợ hoặc bán nợ cho đối tác khác. Nếu xử lý theo...... 08:35 | 15/02/2012
Kinh tế cửa khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động LSO-Theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, một trong những yêu cầu là chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng “ly nông bất ly hương”. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu đã giải quyết được cơ bản lao động nông nhàn vào hợp tác dịch vụ, điều đó đã tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu lao động. Khai thuê dịch vụ ở Cửa khẩu Hữu NghịToàn xã Bảo Lâm huyện Cao Lộc có gần 2.000 nhân khẩu trong lứa tuổi lao động thì đã có trên 600 lao động tham gia vào các hợp tác xã bốc xếp tại cửa khẩu. Tuy mức lương theo thời vụ nhưng vẫn đảm bảo mỗi lao động đạt trên 2 triệu đồng một tháng, tương đương với lương của một lao động trong các doanh nghiệp trung bình. Anh Hoàng Văn Bộ, cựu chiến binh xã Bảo Lâm tâm sự, giờ các hộ dân đã có việc làm, sinh hoạt hằng ngày không phải trông vào riêng hạt thóc. Thậm chí, có hộ từ dịch vụ mà xây được nhà, mua ti vi, xe máy....... 10:22 | 30/12/2011
Ðổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế Ngày 19-12, Tạp chí Cộng sản phối hợp Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế".Các ý kiến trao đổi tại hội thảo đã chú trọng những vấn đề lý luận và thực tiễn tập trung vào bốn nội dung chính là: tính cấp thiết phải đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; những vấn đề lý luận chung chủ yếu của đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; những nội dung chủ yếu của đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; những phương hướng và giải pháp đột phá để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và những kinh nghiệm hay của các nước trên thế giới về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.PVSiêu tàu công-ten-nơ lớn nhất thế giới cập cảng Bà Rịa-Vũng TàuSáng 19-12, siêu tàu công-ten-nơ CMA CGM Laperouse (quốc tịch Pháp), dài hơn 365 m, rộng 51 m, trọng tải 165 nghìn tấn,...... 08:34 | 20/12/2011
Tái cơ cấu VNPT tạo đột phá cho thị trường viễn thông Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm nâng cao năng lực, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các DNNN, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của cả nền kinh tế, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và sự chỉ đạo của Chính phủ - Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh trong Hội nghị Tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014 của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa diễn ra ngày 10-1 tại Hà Nội.... 07:40 | 15/01/2014