6 tháng đầu năm, giải ngân vốn ODA đạt 2,2 tỷ USD Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 6 tháng đầu năm giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên cả nước ước đạt 2,2 tỷ USD, hoàn thành 51% kế hoạch của năm 2013 và tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.... 08:11 | 26/06/2013
Phú Yên: Nhiều giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản Phú Yên đang triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế biển, trong đó chú trọng phát triển bền vững ngành thủy sản gắn với bảo vệ môi trường nước, góp phần thực hiện thành công chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.... 08:26 | 14/06/2013
Savills Việt Nam giành giải BĐS châu Á – Thái Bình Dương 2013 Savills Việt Nam vừa được vinh danh chiến thắng tại giải thưởng bất động sản châu Á - Thái Bình Dương 2013 uy tín. Vượt qua nhiều các đại diện tư vấn và phân phối bất động sản khác trong nước để dành phần thưởng này.... 08:05 | 16/05/2013
Giải quyết những bất cập trong quản lý, sử dụng đất đai Dự thảo Luật Ðất đai (sửa đổi) lần này được thực hiện công phu, khá đầy đủ về mọi phương diện. Với 14 chương, 206 điều (tăng 7 chương, 60 điều), Dự thảo đã cụ thể hóa thành luật các vấn đề phát sinh trong thực tiễn như tranh chấp đất đai, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.... 08:28 | 18/04/2013
BIDV triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ thị trường Khách hàng giao dịch tại trụ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ảnh: PHẠM HẬU Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố Chương trình hành động thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.Bảy nhóm giải pháp ưu tiên Xuất phát từ khó khăn của các doanh nghiệp trong năm 2012 là hàng tồn kho (đặc biệt là tồn kho bất động sản) lớn và nợ xấu tăng cao, Nghị quyết số 01/NQ-CP (Nghị quyết 01) đã dành hẳn một nhóm giải pháp riêng tập trung các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vay vốn, xử lý hiệu quả nợ xấu; tập trung hỗ trợ thị trường, giải quyết hàng tồn kho; tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 02 /NQ-CP (Nghị quyết 02) về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ...... 15:20 | 04/02/2013
Nhiều giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngày 25-1, tại TP Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo về Đề án "Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường". Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: Đề án đã nhận định tình hình, kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân, đồng thời đưa ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp chủ yếu chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường. Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, theo chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Đề án sẽ được trình Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 7 (khóa XI) vào tháng 5 tới. Tuy nhiên, trong Đề án còn nhiều nội dung cũng chưa hoàn chỉnh, đầy đủ. Vì vậy, trước khi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Cán sự Chính phủ và Ban Tuyên giáo T.Ư...... 10:07 | 26/01/2013
BIDV tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ thị trường Ngày 12-1, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức Hội nghị đánh giá thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2013. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.Năm 2012, toàn hệ thống BIDV đã nỗ lực vượt qua thách thức hoạt động an toàn và tăng trưởng ổn định. Đến 31-12-2012, tổng tài sản tăng hơn 18% đạt hơn 497 nghìn tỷ đồng; huy động vốn cuối kỳ tăng trưởng 26%; dư nợ tín dụng đạt hơn 324 nghìn tỷ đồng; trích dự phòng rủi ro hơn 6.700 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 4.246 tỷ đồng; kiểm soát nợ xấu trong giới hạn cho phép 2,7%. Năm 2013, BIDV tiếp tục phấn đấu thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ với các giải pháp: Tập trung cấu trúc lại mô hình kinh doanh trên toàn hệ thống bảo đảm hiệu quả và hiệu lực; tăng trưởng tín dụng hợp lý, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tháo...... 09:19 | 13/01/2013
Lào Cai “chia lửa” giải tỏa ách tắc dưa hấu xuất khẩu “Mỗi xe dưa hấu trong nước xuất khẩu sang Hà Khẩu (Trung Quốc) chỉ mất năm đến bảy phút khai báo để thông quan, thuế suất bằng 0 và không phải nộp lệ phí gì cả”- ông Nguyễn Quyết Chiến, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai cho biết sáng ngày 31-3.... 08:50 | 01/04/2014
82 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng quốc gia năm 2013 Ngày 16-3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ trao Giải thưởng Chất lượng quốc gia; Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 2013. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam dự, trao Giải vàng và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng các doanh nghiệp đoạt Giải vàng Chất lượng quốc gia năm 2013.... 07:49 | 17/03/2014
Phát triển sản xuất: Lời giải nào cho bài toán chuyển dịch? Chỉ tính riêng Quỳnh Sơn diện tích trồng cà chua cũng lên tới xấp xỉ 20ha, còn lại Bắc Sơn và Long Đống, diện tích cũng phải tương đương. Với năng suất cao như vụ vừa qua, cứ tính tròn 1 tấn/sào, thì sản lượng của cả 3 địa phương trên gộp lại là rất lớn. Vậy mà thị trường tiêu thụ của họ chỉ là trong nội huyện nhỏ bé, mặt khác cà chua rất khó bảo quản, thương lái đến thu mua thường lợi dụng điểm này để ép giá. Kết quả là có thời điểm cà chua chỉ còn có giá vài trăm đồng/kg, tính nhẩm, 2 tạ cà chua mà người nông dân làm quần quật mới thu được, khi bán đi, chẳng mua nổi 1 cân…thịt lợn. Trao đổi với chúng tôi về câu chuyện chuyển dịch, ông Dương Công Thần, Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Sơn tâm huyết trải lòng: Cà chua bán trên địa bàn giá rẻ như cho, mà chúng tôi nghe đâu ở Thái Nguyên giá cà chua lại rất đắt, cả chục nghìn đồng/kg, nghe là nghe thế, xót cho dân, nhưng biết tìm mối tiêu thụ thế nào đây, giải quyết thế nào cho cả trăm tấn sản phẩm kia? Nói rồi ông lại chuyển sang chuyện dưa chuột, chuyện là vài vụ trước dưa chuột được giá, Quỳnh Sơn cũng chuyển nhiều sang trồng dưa, được 2 vụ, đến vụ này dưa cũng được mùa mà nông dân gánh đi bán rong rong khắp xã, cả ngày trời chẳng mua nổi tô phở lót dạ. Ấy thế mà vụ cà chua thất bát đi qua, tôi ra chợ Bắc Sơn lại thấy người ta bán 5.000 đồng/kg, đúng là giá nông sản cứ “nhảy múa” như giá vàng, mà vàng thì còn tích được để chờ giá cao rồi bán, chứ nông sản vài ngày là hỏng, nhà nông vẫn cứ lao đao. Hiện nay Đảng ủy xã Quỳnh Sơn đang có dự định hướng nông dân sang trồng khoai tây, nhưng là có hợp đồng bao tiêu sản phẩm đàng hoàng, ông Bí thư giọng đầy hy vọng: Nếu thuận lợi, thì đây sẽ là hướng chuyển dịch bền vững, nhưng xã vẫn lo…Tôi hiểu cái nỗi lo của ông, thuốc lá hợp đồng với các công ty như thế mà giá vẫn thất thường, thì nói gì loại cây trồng mới. Câu chuyện lại lan man sang dưa bở, dưa hấu, rồi xa hơn câu chuyện ở Lạng Sơn, câu chuyện tiêu thụ nông sản trong cả nước mà báo, đài đưa tin mấy ngày qua, quả thật như “đánh bạc” với thị trường. Câu hỏi trồng cây gì, nuôi con gì, xem ra chưa đủ, mà bây giờ trong chuyển dịch cần phải trả lời thêm câu hỏi: Liên kết với ai để có thị trường tiêu thụ bền vững? Đó sẽ là mấu chốt để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa, phát triển sản xuất, đó cũng là cái gốc của nông thôn mới.... 08:54 | 25/07/2011